Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 185867a1-89b2-90f0-c4c5-072e369ed188.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: 30 NĂM LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỒNG HÀNH CÙNG ĐẤT NƯỚC

18/12/2018

Ngày 29/12/1987, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội VIII, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây được coi là bước ngoặt lịch sử, là văn bản pháp lý quan trọng nhất chính thức hóa việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện mời gọi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. 30 năm sau, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

Hàng loạt các thương hiệu của tập đoàn lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như Sam Sung, Intel, Microsoft, Toyota, Honda, KFC, Starbuk… đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Hầu hết các tập đoàn này đều đang mong muốn tiếp tục mở rộng và đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau hơn 30 năm “đón” vốn FDI, từ năm 1988 đến tháng 8/2018, 63 tỉnh, thành phố của cả nước thu hút 26.438 dự án FDI của 129 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 333,83 tỷ USD. Vốn FDI đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Đầu tư nước ngoài hiện là nguồn vốn bổ sung quan trọng chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư cả nước, đóng góp khoảng 20% GDP. Năm 2017, khu vực FDI đóng góp khoảng 8 tỷ USD, chiếm 14,4% tông thu ngân sách. 10 đối tác đứng đầu có số vốn đăng ký khoảng 82%, trong đó phải kể đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapor và Đài Loan (Trung Quốc).

Kết quả thu hút FDI này được khởi nguồn từ một quyết định mang tính lịch sử, đó là việc Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào năm 1987. Đây là dấu mốc quan trọng tạo điều kiện để Việt Nam mở cửa, hội nhập, đóng dòng đầu tư từ nước ngoài.

Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua, nhiều nước trên thế giới bình luận đó là một trong các đạo luật về đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực. Hấp dẫn nhất là bởi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được xây dựng dựa trên sự học hỏi kinh nghiệm 18 luật đầu tư nước ngoài của các quốc gia khác. Khi đó, các nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia chỉ mở cửa dần dần, giới hạn đầu tư của nước ngoài là 49%, còn Việt Nam thì ngay lập tức mở cửa, thông thoáng, chấp nhận doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chỉ giới hạn tỷ lệ góp vốn tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài là 30%, mà không giới hạn tối đa.

Luật Đầu tư nước ngoài 1987, với những tư tưởng cởi mở, thông thoáng, có tầm nhìn xa, trông rộng đã mở đường cho thu hút FDI vào Việt Nam và thực sự đã phát huy hiệu quả, tạo đà cho sự phát triển của kinh tế trong các giai đoạn tiếp theo. Bằng chứng là chỉ trong hơn 2 năm luật đi vào cuộc sống, từ 1988 đến tháng 5/1990, đã có 213 giấy phép đầu tư được cấp, với tổng vốn đăng ký gần 1,8 tỷ USD.

Khi Việt Nam tiến hành tổng kết các chính sách quan trọng của đất nước giai đoạn 5 năm 1986-1990, thì việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đã được xếp là 1 trong 9 nội dung quan trọng nhất, cùng với các nội dung đã đi vào lịch sử, như khoán nông nghiệp, trao quyền tự chủ kinh doanh cho xí nghiệp quốc doanh, xóa bỏ cơ chế quan liêu bao cấp...

Chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân

Ông Trần Hoàng Ngân, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: “Vai trò của FDI ngày càng khẳng định trong nền kinh tế, thể hiện qua đóng góp vào GDP, đặc biệt đóng góp vào xuất khẩu chiếm tới trên 72% hay đóng góp vào tổng vốn đầu tư xã hội chiếm trên 20%. Đặc biệt, sự lan tỏa của FDI đến sản xuất trong nước và chúng ta thấy đã tạo ra công ăn việc làm, chúng ta cũng học tập được  kỹ năng lao động; kỹ năng tổ chức, quản trị doanh nghiệp; mô hình quản trị tiên tiến và khoa học công nghệ tiên tiến”.

Đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước, Luật đầu tư nước ngoài luôn được Quốc hội các khóa sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế từng thời kỳ, giai đoạn phát triển:

- Tháng 6/1990, Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài lần đầu tiên

- Tháng 12/1992, Quốc hội tiếp tục sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài. Nhờ vậy thu hút đầu tư nước ngoài đã nâng lên 459 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư là 5,28 tỷ USD. Trong giai đoạn này, vốn FDI tăng tốc. Làn sóng đầu tư thứ nhất bắt đầu.

- Năm 1996, sửa đổi và ban hành Luật Đầu tư nước ngoài lần thứ ba, nhưng do tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực, nhịp tăng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện năm 1997 tăng 25%, nhưng năm 1998 đã giảm 40%, năm 1999 giảm tiếp 22%.

- Năm 2000, Quốc hội tiếp tục sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài.

Năm 2005, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư chung, thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Đầu tư trong nước. Thời điểm này vốn FDI tăng mạnh trở lại, làn sóng đầu tư thứ hai bắt đầu. Năm 2005, thu hút được 6,839 tỷ USD.

Năm 2014, Quốc hội tiếp tục sửa đổi và ban hành Luật Đầu tư 2014 và đã tạo một bước đột phá về tư duy, bởi từ nay, doanh nghiệp và nhà đầu tư được làm những gì mà pháp luật không cấm. Thời điểm này Làn sóng đầu tư thứ ba bắt đầu. Thống kê năm 2017, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 36 tỷ USD - mức cao nhất từ năm 2009 đến nay.

Theo thống kê, 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế như dầu khí, điện tử, viễn thông.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế như dầu khí, điện tử, viễn thông... Cùng với bổ sung vốn cho nền kinh tế, doanh nghiệp FDI còn góp phần chuyển giao kỹ năng quản lý cho người Việt, đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, khu vực đầu tư nước ngoài đã có những hiệu ứng lan tỏa đối với các lĩnh vực của nền kinh tế, thông qua việc tiếp cận công nghệ tiên tiến và chuẩn mực quốc tế trong quản trị doanh nghiệp, phát triển kỹ năng của lực lượng lao động, cũng như tạo ra nhiều việc làm trong các lĩnh vực của nền kinh tế... Tính đến nay, khu vực doanh nghiệp FDI tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và từ 5 đến 6 triệu lao động gián tiếp.

Mặc dù đóng góp nhiều cho nền kinh tế nhưng Việt Nam vẫn chưa tận dụng được nguồn vốn FDI mang lại. Đến thời điểm này, hiệu quả tổng thể nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không cao, giá trị gia tăng và khả năng tham gia vào chuỗi giá trị thấp. Định hướng thu hút vốn FDI theo ngành, theo đối tác còn hạn chế; mục tiêu thu hút công nghệ chưa đạt yêu cầu; hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI sang khu vực kinh tế khác còn hạn chế.

Hiện nay 84% doanh nghiệp nước ngoài đàu tư 100% vốn, việc hợp tác và liên kết, chuyển giao công nghệ đối với Việt Nam rất hạn chế. Hầu như không có liên doanh nào giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị để cung ứng linh kiện, sản phẩm hỗ trợ cho sản phẩm nước ngoài thấp, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ từ các doanh nghiệp FDI cho các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc thu hút FDI ở Việt Nam thời quan qua mới dừng ở mức gia công và phân phối, chứ chưa tự nghiên cứu và sản xuất được sản phẩm áp dụng công nghệ hiện đại. Mặc dù hưởng nhiều ưu đãi và tạo ra lợi nhuận cao nhưng đóng góp cho ngân sách nhà nước của khu vực FDI lại ở mức thấp nhất trong các thành phần kinh tế. Đây là một nghịch lý đòi hỏi Chính phủ cần có giải pháp quản lý hiệu quả. Đó là chưa kể những tác động tiêu cực mà một số doanh nghiệp FDI gây nên như ô nhiễm môi trường, tình trạng chuyển giá, trốn thuế, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản và trốn về nước gây nhiều hệ lụy cho xã hội.

Qua 6 lần sửa đổi và bổ sung kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay (Luật Đầu tư năm 2014) đã khá hoàn chỉnh với nhiều điểm tiến bộ vượt bậc, thậm chí được đánh giá là tạo điều kiện thông thoáng nhất trong khu vực về vấn đề thu hút FDI. Hiện 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế như dầu khí, điện tử, viễn thông… Tuy nhiên khu vực FDI vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: sự liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước còn lỏng lẻo, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Vì vậy việc nhìn nhận lại chặng đường 30 năm, đối diện với những bất cập, phát sinh từ khu vực FDI là cần thiết để giải bài toán về chất lượng nguồn vốn cũng như cách thức thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới. Phóng viên Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu Quốc hội về vấn đề này:

Phóng viên: Xin đại biểu đánh giá hiệu quả sau 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam?

Đại biểu: Vũ Tiến Lộc, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình: Chúng ta đang cần vốn để phát triển, việc huy động nguồn vốn nước ngoài là động lực thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu. Có thể nói đầu tư nước ngoài không chỉ đóng góp vào tăng trưởng, xuất khẩu, mà còn giúp nền kinh tế Việt Nam vươn tới chuẩn mực thế giới, đó là đóng góp rất quan trọng của khu vực này. Tuy nhiên, tôi cho rằng khu vực này chưa đạt được đóng góp như kỳ vọng của chúng ta.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình

Đại biểu Y Khút Niê, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk: Trên thực tế, đầu tư vốn FDI vào nông nghiệp gặp nhiều rủi ro vì bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh. Do đó, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước khá dè dặt khi đầu tư vào lĩnh vực này nếu như doanh nghiệp không có thế mạnh về công nghệ và nguồn vốn không đủ lớn. Nguyên nhân là tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn rất thấp. Đồng thời, kinh doanh trong lĩnh vực này lại gặp nhiều rủi ro do phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết. Thời gian qua, các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là thu hút vào lĩnh vực nông nghiệp đã được tháo gỡ, chắc chắn trong năm 2019 sẽ tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn. Khi đó sẽ giải quyết được công ăn việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, giải quyết đầu ra, giúp đời sống người nông dân được nâng cao.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh: 30 năm trước, khi chúng ta thực hiện quá trình đổi mới, công nhận nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, trên cơ sở đó, chúng ta cần có nguồn lực của vốn đầu tư nước ngoài và cũng cần sự chia sẻ những thành tựu khoa học công nghệ của nước ngoài. Chúng ta cũng rất cần sự chia sẻ những thành tựu khoa học công nghệ của nước ngoài. Do vậy Quốc hội đã ban hành luật đầu tư nước ngoài và thành quả của nền kinh tế hôm nay có sự đóng góp không nhỏ của việc huy động vốn nước ngoài. Tuy nhiên, vì còn có quá nhiều dự án và đôi lúc chúng ta phân cấp quá mạnh cho các địa phương nên dẫn tới sự cạnh tranh, ưu đãi quá nhiều cho các doanh nghiệp FDI, nhất là ưu đãi về đất đai, thuế. Điều này dẫn tới không nâng cao sức cạnh tranh ở trong nước, nên các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn.

Phóng viên: Để tiếp tục tận dụng nguồn vốn FDI và hạn chế những tồn tại trong quá trình thu hút vốn FDI, theo đại biểu Việt Nam cần có chiến lược thu hút nguồn vốn này như thế nào?

Đại biểu: Vũ Tiến Lộc, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình: Bên cạnh đóng góp cho tăng trưởng, xuất khẩu thì chúng ta kỳ vọng sự tác động lan tỏa của khu vực FDI đến nền kinh tế Việt Nam, làm sao có sự tác động cộng sinh giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, và khu vực đầu tư nước ngoài đến Việt Nam không chỉ mở rộng sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực gia công lắp ráp, mà còn phải giúp Việt Nam vươn lên trong các chuỗi giá trị để có giá trị gia tăng cao và bền vững hơn cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, kỳ vọng đó của nền kinh tế chưa đạt được, cho nên yêu cầu cấp thiết cho giai đoạn mới là phải tái cấu trúc lại khu vực kinh tế có vốn FDI, hướng tới dòng vốn đầu tư nước ngoài thực sự cộng sinh trong nền kinh tế Việt Nam, gắn kết với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tạo ra giá trị gia tăng bền vững hơn cho nền kinh tế.

Đại biểu Y Khút Niê, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk: Cần có chính sách thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp

Đại biểu Y Khút Niê, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk: Để thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, bản thân tôi đã phát biểu rất nhiều trong các kỳ họp Quốc hội. Rất mừng, ngày 17/4/2018  vừa rồi, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2018/NĐ-CP cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tôi cho đây là chính sách góp phần tháo gỡ một bước cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay, Nghị định này chưa có thông tư ban hành nên nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư nhưng vẫn đang chờ thông tư hướng dẫn nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh: Lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài thời gian qua vẫn bộc lộ một số tồn tại như: ô nhiễm môi trường, trốn thuế, chuyển giá, chuyển giao công nghệ còn khiêm tốn. Do đó, Chính phủ sẽ có những giải pháp đồng bộ nào để khắc phục được những tồn tại nêu trên mà vẫn thu hút được nhà đầu tư nước ngoài với công nghệ tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi trường. Tôi cho rằng, thời gian tới cần có chính sách thu hút FDI có chọn lọc, trong đó chỉ ưu ái cho những lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt những doanh nghiệp nào kết nối được với sản xuất trong nước thì ưu tiên cấp phép đầu tư.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu!

Lan Hương