Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 846567a1-09b0-90f0-c4c5-06140a71b39e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: NÉN HƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT

19/03/2019

Chẳng biết từ bao giờ, người dân Việt Nam xem chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Nén hương như chiếc cầu nối linh thiêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất.

Nén hương như chiếc cầu nối linh thiêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất

Hương đã len lỏi vào tận cùng tâm thức người Việt và có một vị trí quan trọng trong cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Ngày cuối năm đi mua sắm đồ Tết, không ai không mua vài nén hương về thắp trên bàn thờ gia tiên cho ông bà. Trong tâm thức mỗi người Việt Nam chúng ta luôn tin rằng, ở trong một không gian vô định nào đó vẫn có những hình ảnh, những con người vô hình đang hướng về chúng ta, luôn hiện diện bên cạnh và lắng nghe ước nguyện chân thành gửi theo những làn khói hương đang được thắp lên.

Anh Nguyễn Thế Hùng, Quận Từ Liêm - thành phố Hà Nội chia sẻ, thông qua những nén tâm hương, anh mong muốn có cuộc sống an lành với nhiều sức khỏe, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng của mình đối với người đi trước, những người đã tạo dựng nên cuộc sống hiện tại. Đây là tập tục tốt, thể hiện được mong muốn của những người đi trước, giáo dục cho con cái luôn phải sống có đạo đức để tốt đời, đẹp đạo và mang lại hạnh phúc cho xã hội. Tập tục dâng hương vào các ngày đầu năm mới, ngày lễ, ngày Tết có từ thế kỷ thứ 11, 12. Đặc biệt phát triển mạnh vào thế kỷ 14, 15 khi phái thiền Đường Tông được ra đời. Khi đấy, tập tục này thể hiện tính chất uống nước nhớ nguồn, nhớ về những người đã khuất, đặc biệt là cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta.

Theo chị Lê Thị Hằng, Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, đi chùa để cầu cho gia đình sức khỏe, bình an, con cái mạnh khỏe, chăm ngoan học giỏi. Chị cho rằng, đây là nét văn hóa lâu đời nên lưu giữ, là tập tục uống nước nhớ nguồn, nhớ đến ông cha ta và kết nối giữa người trần và người âm.

Ngày cuối năm, đi mua sắm chuẩn bị cho ngày tết đến, xuân về, không ai quên mua vài bó hương về thắp cho Ông Bà, Tổ tiên.  Có thể nói, Hương đã len lỏi vào tận cùng ngóc ngách của đời sống và có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của người Việt Nam nói riêng và của người Châu Á nói chung. Đứng trước ban thờ, thành tâm thắp nén hương thơm, nhìn làn khói tỏa…. những sợi khói hương cuộn tròn rồi phảng phất bay đi, để lại mùi thơm thoang thoảng, dịu dàng, là cầu nối giữa con người ở trần gian với cõi linh thiêng nơi Ông Bà, Tổ Tiên đang ngự. Hương không có mầu sắc nhưng luôn thơm ngát như câu “tự tại trong hành sử, như Chim giữa hư không, tìm dấu chân không thấy”.

Ông Hồ Văn Quyết, Huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội cho biết, thắp hương là bày tỏ tấm lòng thành với bố mẹ, ông bà tổ tiên người đã sinh ra mình. Bất cứ gia đình nào cũng như thế. Nét đẹp này cần duy trì cho thế hệ mai sau để con em chúng ta học hỏi.

Theo con đường phát triển của Phật giáo, tục đốt hương, đốt nhang dần hình thành tại khắp các xứ vùng Đông Nam Á, rồi dần dần tục đốt hương du nhập vào nước ta và ngày càng phổ biến, trở thành một nét đẹp truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, dân gian của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Bao giờ cũng vậy, người Việt Nam đã quen chọn số lẻ cho những nén hương dâng lên. Theo lý giải của nhà Phật, số lẻ mang nhiều ý nghĩa. Số 7 và số 9 được tượng trưng cho quan niệm về vía của con người ( Nam thất - Nữ cửu ), Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau (Tam Bảo, Tam Giới, Tam Thời hay Tam Vô lậu học ). Riêng con số 5 là 5 phương của trời đất, 5 hướng thần linh, hoặc cũng có thể người ta đốt cả nắm hương chứ không chọn số chẵn. Nhưng dù là con số nào đi chăng nữa thì việc thắp hương cũng chính là việc dâng tâm mình giữa trần gian với những bậc tâm kính, những người đã khuất. Hương chính là sợi dây vô hình nối liền hai cõi thực - hư.

Theo triết lý nhà Phập, nén hương cũng như đời người, vô thường và ngắn ngủi. Tàn tro của hương nhắc nhở chúng ta đừng để thời gian trôi qua uổng phí  tháng ngày. Đối với mỗi người Việt Nam, dù thành thị hay nông thôn, dù miền xuôi hay miền ngược nhưng mỗi khi Tết đến, Xuân về đều thắp lên trong nhà mình một nén hương để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Một nén hương cầu chúc hạnh phúc, an lành cho mọi người, cầu xin sự bình an trong năm mới và để cho không khí của những ngày đầu năm thêm ấm áp, tươi vui…

Mùa Xuân là mùa có nhiều hội hè, mùa tảo mộ, thanh minh. Ngày Xuân cũng là thời gian họp mặt của những người trong gia đình, cùng nhau đi viếng chùa cầu phúc… Những nén hương được thắp lên và mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng hóa thông thường nữa mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Để làm rõ quan điểm này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Triệu Thế Hùng - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.

Đại biểu Triệu Thế Hùng – đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng trả lời phỏng vấn

Phóng viên: Thưa Đại biểu, phong tục thắp hương của người dân Việt Nam ta có từ bao giờ?

Đại biểu Triệu Thế Hùng – đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng: Có 1 số tài liệu ghi chép được cho rằng phong tục này xuất phát từ Ấn Độ, có từ khoảng 4500 đến 5000 năm cách chúng ta hiện nay. Một số tài liệu ghi rằng, các vị Cao tăng thời nhà Tần đưa tục thắp hương về Trung Quốc. Khi đó ,Trung Quốc rất phát triển về vấn đề sử dụng hương, sử dụng nhang. Việt Nam đầu tiên là ảnh hưởng bởi những nước láng giềng và có đặc điểm là Việt Nam có nguồn hương liệu phong phú, nhiều loại cây thơm. Nên khi đến Việt Nam, tục thắp hương trong tôn giáo tín ngưỡng rất được phát triển.

Phóng viên: Theo Đại biểu thì việc thắp hương có ý nghĩa như thế nào trong đời sống tinh thần của người Việt?

Đại biểu Triệu Thế Hùng – đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng: Trong nét đẹp văn hóa truyền thống người Việt, việc thắp hương thờ cúng là bản sắc đẹp của truyền thống, không mang màu sắc mê tín dị đoan mà mang yếu tố tri ân đối với tổ tiên, mang sự thành kính đối với bề trên.

Trong một lớp ý nghĩa nào đó, người ta quan niệm rằng nén hương chính là cầu nối giữa thế giới hiện tại hữu hình với thế giới vô hình siêu nhiên để con người tưởng nhớ đến tổ tiên của mình ở cõi hư vô.

Quan niệm của người Việt mình thì tổ tiên ở trên trời, khi nén hương cắm xuống bát hương tựa như đưa vào lòng đất mẹ, khói bay lên trời như tâu bày ước vọng của con người, lòng thành kính, sự nhớ nhung, sự tri ân với tổ tiên, với thần linh lên những tầng trời thiêng liêng nhất. Khi con người tâu bày, thông qua đó sẽ thấu đến cha trời, mẹ đất theo quan niệm của người Việt cổ, tạo thành một trục thông linh giữa thiên, nhân, địa. Cho nên, việc thắp hương của người Việt ở những ngày lễ tết đầu năm, ở những giây phút tri ân tổ tiên, ở những thời khắc của trời đất trong 1 năm bốn mùa tám tiết cũng như những ngày tuần rằm, những hành lễ trong tôn giáo thờ cúng Đức Phật, Đức Chúa và những bậc thiêng liêng trên trời là những nét đẹp của người Việt.

Phóng viên: Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Theo Đại biểu thì chúng ta cần phải thực hiện những giải pháp gì để duy trì nét đẹp văn hóa tâm linh này thưa Đại biểu?

Đại biểu Triệu Thế Hùng – đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng: Đối với nền văn hóa dung hội của người Việt, có sự chọn lọc tinh hoa nên những yếu tố truyền thống cho đến ngày hôm nay vẫn còn lưu truyền trong dân gian trong đó có tục thắp hương. Tôi cho rằng, đây là nét đẹp từ rất nhiều đời, đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa thường ngày. Thắp một nén hương lên cảm giác như có gì đó ấm cúng, quây quần, nhất là ngày 30 Tết cũng như những ngày đầu năm Tết nguyên đán, hương thơm làm cho con người gắn bó lại với nhau. Với những người đi xa, một trong những yếu tố nhớ quê nhà là mùi thơm hương trầm tỏa ngát ở những thời khắc thiêng liêng của đất trời. Do đó, đây là một yếu tố cần bảo tồn.

Theo truyền thống của người Việt, thông thường thắp hương với số que lẻ, một que hương thể hiện sự nhất tâm ở trong lòng dâng kính lên tổ tiên, thần linh. Con số 3 là biểu tượng cho sự phát triển, 5 nén hương là biểu tượng cho ngũ phương Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung cung, như thắp tạ năm phương trời. Con số 7 hay 9 cũng là linh số, như nhắc nhở thần linh hãy nghe sự tâu bày, sự ước vọng của con người để phát triển cho mọi thứ, có một thành nhiều, có thiếu thành đủ.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Vân Ngọc