Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 67f667a1-19a0-90f0-c4c5-000e2274f246.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: BÁO ĐỘNG AN NINH NGUỒN NƯỚC Ở VIỆT NAM

11/06/2020

Những năm gần đây, Việt Nam luôn phải đối mặt tình trạng khan hiếm và suy giảm nguồn nước do khai thác quá mức ở nhiều nơi, bởi vậy tài nguyên nước đang ẩn chứa những yếu tố thiếu bền vững cho phát triển. Theo ý kiến của một số đại biểu, an ninh nguồn nước đang bị đe dọa nếu không sớm có những giải pháp ứng phó kịp thời.

Báo động an ninh nguồn nước ở Việt Nam

Vườn cây ăn trái rộng hàng ngàn mét vuông của bà con nông dân huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đang trong thời kỳ thu hoạch. Thế nhưng vì thiếu nước tưới nên người nông dân đành phải bỏ hoang. Những ngày này, độ mặn liên tục ghi nhận ở mức trên dưới mười phần ngàn và xâm nhập sâu vào nội đồng, ảnh hưởng đến năng suất của hàng ngàn hecta lúa, hoa màu, cây ăn trái. Điều đáng lo ngại, Bến Tre chỉ là một trong những địa phương ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng hạn mặn mùa khô 2019-2020. Ông Nguyễn Văn Gấm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long bày tỏ lo lắng: “Nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, nhưng chúng tôi cũng không có cách nào khắc phục được, bỏ ruộng thì thua lỗ, thôi thì cứ để vậy, chứ không biết làm sao”.

Điều đáng nói là tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt không chỉ diễn ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long mà ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Hầu như năm nào, từ tháng 2 đến tháng 5, các hộ dân ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cũng phải chắt bóp từng đồng để mua nước về phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu.

Anh Lò Văn Núi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết, năm nào cũng vậy, cứ từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm, các hộ dân ở Mai Sơn đều phải mua nước sử dụng phục vụ sinh hoạt. Mặc dù đã sử dụng rất tiết kiệm nhưng nước sinh hoạt vẫn không đủ phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày.

Sự cố đổ trộm dầu thải đầu nguồn Nhà máy nước sông Đà gióng lên hồi chuông báo động về an ninh nguồn nước ở Việt Nam

Câu chuyện thiếu nước và báo động an ninh nguồn nước ở Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng do các hoạt động của con người gây nên. Điển hình là vụ đổ trộm dầu thải ra khe núi gần Suối Trâm tại hai xã Phúc Minh và Phúc Tiến (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) vào cuối năm 2019. Vụ việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng trăm nghìn người dân Thủ đô Hà Nội. Sự cố này là “hồi chuông” cảnh báo cũng như đòi hỏi các cơ quan chức năng sớm có những giải pháp mang tính tổng thể bảo vệ an ninh nguồn nước quốc gia.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam phân tích: Có nhiều người quan niệm sai lầm rằng, nguồn nước rất dồi dào, nhưng thực tế không phải vậy. Thực tế lượng nước mưa nhận được rất nhiều nhưng nhanh chóng bị trôi ra biển. Hiện nay có dòng sông lớn như Mê Kông, sông Hồng nhưng lại bắt nguồn từ các nước khác. Có những con đập đắp trên các dòng sông này khiến Việt Nam không chủ động được nguồn nước. Về ô nhiễm từ thượng nguồn đổ xuống mà chúng ta phải chịu trách nhiệm. Mặc dù có Ủy hội sông Mê Kông nhưng cũng chỉ có 4 nước tham gia, gồm Lào, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan. Còn Myanma và Trung Quốc không tham gia, nên rất khó quản lý nguồn nước chung.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam

Theo thống kê, Việt Nam có hệ thống sông, suối dày đặc với gần 3.500 sông,  suối có chiều dài từ 10km trở lên. Tổng lượng nước mặt trung bình của tất cả các con sông vào khoảng 843 tỷ m3, trong đó có khoảng 520 tỷ m3 sản sinh ở bên ngoài lãnh thổ và nguồn nước nội sinh trên lãnh thổ Việt Nam là khoảng 323 tỷ m3. Mặc dù có hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngầm phong phú và  lượng mưa cao, song Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước, quản lý và sử dụng nước chưa hợp lý... Vì vậy, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia thiếu nước. Cụ thể lượng nước tính theo bình quân đầu người  tại Việt Nam hiện là 3.370m3/đầu người/năm trong khi đó trên thế giới là 7.000m3/đầu người/năm.
 
Thay đổi tư duy về an ninh nguồn nước
 

Trong đợt khô hạn, xâm nhập mặn khốc liệt, phá vỡ mọi kỷ lục ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay với 5 tỉnh đã công bố tình trạng khẩn cấp về hạn, mặn. Chúng ta càng thấy rõ Việt Nam đang đối mặt với nghịch lý là trong khi có vẻ như chúng ta có nguồn tài nguyên nước phong phú nhưng thật ra lại thiếu nước.

Nhận thức rõ những thách thức an ninh nguồn nước này, vừa qua Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã chủ động nêu vấn đề và cùng một số cơ quan của Quốc hội làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đã tiến hành khảo sát ở một số địa phương về vấn đề này. Theo đó, các ý kiến tại buổi Giám sát về "An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập gắn với bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn” đều cho rằng nguồn nước là một tài nguyên quý giá, có ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến đời sống của người dân cũng như sự phát triển của đất nước. An ninh nguồn nước là một loại hình an ninh phi truyền thống. An ninh nguồn nước, an toàn hồ đập là vấn đề cấp bách, thách thức lớn trong giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước. Vì vậy, cần thay đổi tư duy về an ninh nguồn nước trong tình hình mới:

Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cảnh báo: Chúng ta chưa bao giờ tính toán lượng nước hiện có là bao nhiêu, nước được sử dụng, phân bố như thế nào và những thách thức, khó khăn có thể xảy ra. Đây là vấn đề theo tôi trong tư duy phát triển chúng ta cần quan tâm.

Phát biểu tại buổi giám sát về "An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập gắn với bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng: “Nhận dạng phải cho đúng. Quy mô bố trí dân cư thay đổi do đó nhóm giải pháp phải chia ra ngắn và dài hàn, chuyển đổi nhận thức từ đó phải tiết kiệm phải giải quyết được vấn đề. Phải có 1 nghị quyết chuyên đề về an ninh nguồn nước, cấp độ nghị quyết là của Ủy ban thường vụ hay Quốc hội”.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường

Phát biểu chỉ đạo tại buổi giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị các bộ, ngành địa phương phải thay đổi tư duy về an ninh nguồn nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo đảm an ninh nguồn nước với tầm nhìn dài hạn, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phục vụ đa ngành, đa mục tiêu, góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chính là điều kiện tiên quyết để phát triển đất nước bền vững.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu:Phải xây dựng được những kịch bản và những tình huống xấu nhất. Gắn với các vấn đề vềè chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Phải lấy hiệu qua làm chính, phải gắn với khoa học công nghệ. Từ thay đổi tư tuy có một tầm nhìn dài hạn, phải có một quy hoạch để gắn ba vấn đề hôm nay đề cập tới. từ đó có giải pháp để khắc phục những thách thức này. Từ đó thẻ hiện như thế nào trong nghị quyết của đảng. Kế hoạch tài chính ngân sách cũng phải được thể hiện, năm năm tới thế nào? Đầu tư công trung hạn, các dự án cụ thể”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển

Để bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, các chuyên gia môi trường cũng cho rằng hơn lúc nào hết, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên nước, thiết lập, quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ nguồn nước. PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam, cho rằng ô nhiễm nước đang diễn ra hàng ngày, vì vậy cần có phương pháp giải quyết tuần hoàn, tránh lãng phí nước. Thứ hai, với những vùng nước bị ô nhiễm, đặc biệt tại khu công nghiệp cần có khu xử lý nước thải tập trung, đảm bảo nước không bị ô nhiễm…. Đặc biệt chúng ta cũng cố gắng giữ môi trường nông thôn sạch, đặc biệt rác thải nông thôn, sử dụng thuốc trừ sâu cũng gây ra nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Với những giải pháp tổng thể góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước. Để làm được điều này cần có sự chung tay của người dân, chính quyền các ban ngành ở Trung ương và địa phương.

Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, chính quyền các địa phương cũng cần tập trung kiểm soát chặt chẽ các nguồn nước thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống và nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm xả thải trực tiếp ra sông, suối trên địa bàn mình quản lý. Tiếp tục xây dựng hệ thống giám sát, cảnh báo ô nhiễm nước tại khu vực thượng, trung và hạ nguồn nhằm cung cấp thông tin, số liệu chính xác, kịp thời để xử lý những vấn đề về ô nhiễm, cạn kiệt dòng sông, nhất là nguồn nước cho các nhà máy cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân, tránh được những sự cố ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tương tự đã xảy ra tại một số khu vực ở Hà Nội thời gian qua.

Dự đoán đến năm 2025, lượng nước cho đầu người ở Việt Nam chỉ còn khoảng 3.100m3, thuộc mức dưới trung bình của thế giới. An ninh nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt trong đời sống xã hội. Đây cũng là một trong những thách thức lớn đối với nước ta trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Để bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các cơ quan chức năng cần quan tâm các giải pháp mang tính chiến lược để phát triển tài nguyên nước như thế nào? Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với các đại biểu Quốc hội về vấn đề này.

Phóng viên: Đại biểu đánh giá như thế nào về thực trạng an ninh nguồn nước hiện nay?

- Bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII: Tôi cho rằng, khó khăn hiện nay của Việt Nam là vị trí địa lý nằm giữa và cuối với các con sông nên nguồn nước sẽ bị phụ thuộc vào các quốc gia đầu nguồn sông. Do vậy, chúng ta cần có biện pháp khắc phục bằng các chính sách, sự phối hợp của các quốc gia để đưa ra nguyên tắc chung, các bên cùng có lợi, nhưng nếu các quốc gia đầu nguồn không có thiện chí thì rất khó.

Tôi nghĩ điều này phụ thuộc vào các đồng chí lãnh đạo bộ, ban ngành của Việt Nam trong quá trình đàm phán, thương thuyết để đưa ra quy định chung về sử dụng tài  nguyên nước.

- Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: An ninh nguồn nước đang là vấn đề đặt ra ở Việt Nam, trong đó có khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tình trạng các nước biên giới xây dựng các đập thủy điện trên các con sông cũng ảnh hưởng gây tình trạng hạn mặn ở khu vực này. Mặc dù chúng ta đã lên tiếng rất nhiều lần nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, tôi rất quan tâm đến ô nhiễm nguồn nước các sông hồ, như sông Tô Lịch, sông Nhuệ Đáy hay lưu vực sông của các địa phương khác. Nguồn nước ở các sông này vừa dùng để sản xuất nông nghiệp vừa lại sử dụng để phục vụ sinh hoạt. Đây là vấn đề hết sức khó khăn cần phải sớm được giải quyết.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Phóng viên: Vậy theo ý kiến của đại biểu, các cơ quan, ban ngành, địa phương của Việt Nam cần có những giải pháp gì để đảm bảo an ninh nguồn nước trong thời gian tới?

- Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: Tôi mong muốn Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương cần có chiến lược mạnh mẽ và khả thi trong việc xử lý ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay có tình trạng tái sử dụng lại-gọi là kinh tế tuần hoàn. Không cần nhìn đâu xa, mà ngay các doanh nghiệp, nếu sử dụng nước không tận dụng được sẽ gây lãng phí. Hiện có nhiều doanh nghiệp sử dụng nguồn nước tuần hoàn (nước thải ra được lọc đạt tiêu chuẩn môi trường và dùng để phục vụ nuôi cá hoặc dùng phục vụ nhu cầu nước cho khu công nghiệp…).

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, tôi cho rằng hoàn toàn có thể làm được điều này thì tại sao một địa phương không thể làm? Ngoài ra, tôi cho rằng, cần bảo vệ nguồn nước mặt ở các sông hồ để phục vụ nhu cầu của nhân dân. Tình trạng ô nhiễm nước sông Đà vừa rồi đã gióng lên hồi chuông báo động cần có chiến lược bảo vệ an ninh nguồn nước. Trong tình hình nguồn nước ở biên giới khó khăn thì ngay trong việc quản lý nguồn nước nội địa hiện có cần được quản lý và sử dụng hiệu quả.

- Bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII: Nếu chúng ta không có quy ước đảm bảo an ninh nguồn nước của các nước tham gia trên tinh thần hợp tác thì sẽ gây nhiều khó khăn, bởi thực tế vấn đề ô nhiễm nguồn nước, nước mặt, nước ngầm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người dân. Vì nước là sự sống, thiếu nước là người, động vật, thực vật không sống được, cho nên đây là vấn đề rất lớn.

Giải pháp căn cơ nào, tôi nghĩ rất khó, vì liên quan đến đầu nguồn. Các nước láng giềng cần có cơ chế hợp tác cùng có lợi. Bên cạnh đó, tôi nghĩ khoa học công nghệ hiện cũng phát triển, nên cần hạn chế tối đa việc xả nước thải chưa được xử lý ra môi trường. Ngoài ra, cần thực hiện tốt việc xử lý rác thải tránh ảnh hưởng đến nước ngầm…

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu!

Qua ý kiến của đại biểu cho thấy, nước là một trong những loại hình tài nguyên đặc biệt, thiết yếu nhằm phục vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Vì vậy bảo đảm an ninh nguồn nước là vấn đề cấp thiết hiện nay đối mỗi địa phương, mỗi quốc gia trên thế giới. Để đảm bảo an ninh nguồn nước bền vững cần thay đổi nhận thức và hành động của mỗi người dân cũng như cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần thực hiện nghiêm các quy định trong Luật Tài nguyên nước năm 2012, đặc biệt quy trách nhiệm và xử lý nghiêm những hành vi gây ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước./.

Lan Hương