Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 032a68a1-595a-90f0-c4c5-06a33a2f49c2.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ MAI GÓP Ý VỀ DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

14/08/2020

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Đoàn ĐBBQH tỉnh Đồng Tháp đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét và bổ sung hình thức phạt lao động công ích vào trong dự án Luật.

 

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp góp ý hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính tại Kỳ họp 9 Quốc hội khóa XIV

Tại phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính, để góp phần hoàn thiện dự án Luật, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đóng góp một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực (khoản 1 Điều 24), đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa bày tỏ sự đồng tình với một số quy định trong dự thảo luật. Theo đại biểu, sau 8 năm những quy định hiện hành đã rất lạc hậu; qua tiếp xúc cử tri, điều cử tri quan tâm nhiều nhất là các mức phạt chưa đủ sức răn đe và rất mong nâng các mức phạt lên. Theo đó, đại biểu cho rằng, lần sửa luật này đáp ứng nguyện vọng của cử tri và dẫn chứng về Nghị định số 100 vừa rồi.

Thứ hai, về các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng. Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét và bổ sung hình thức phạt lao động công ích. Hình thức xử phạt lao động công ích đã từng được quy định trong Nghị định số 143/1977 và trong Pháp lệnh số 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X năm 1999 về lao động công ích. Việc áp dụng hình thức xử phạt này đã tác động trực tiếp tới ý thức của người vi phạm vì sức lao động là thứ không thể thay thế được của người vi phạm, còn tiền bạc thì hoàn toàn có thể thay thế, thậm chí có thể vay mượn để nộp phạt. Do đó, hình thức phạt lao động công ích giúp cho việc thi hành xử phạt có tác dụng tích cực hơn trong việc hình thành ý thức pháp luật. Đồng thời qua đó người phạm tội nhận thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, với những người xung quanh và thúc đẩy quá trình tái hòa nhập xã hội.

Mặt khác, thực tế cho thấy hình thức phạt tiền không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Thậm chí, những người là nạn nhân của bạo lực gia đình lại trở thành “nạn nhân kép”, khi họ vừa là nạn nhân, đồng thời phải dùng tiền của gia đình để nộp phạt thay cho cho chồng và như vậy rất nhiều người đã cân nhắc không dám tố cáo các hành vi bạo lực gia đình vì sợ mất một nguồn tiền của gia đình. Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc nghiên cứu để bổ sung cơ chế bắt buộc người có hành vi vi phạm phải thực hiện việc lao động công ích, đặc biệt là phải có cơ chế giám sát rõ ràng và cần phải giải quyết một số những vấn đề then chốt, chẳng hạn như lao động công ích đó là những công việc gì và thời gian lao động công ích là bao lâu. Đồng thời, cũng phải rất chú ý tới việc xây dựng một cơ chế để bảo vệ người vi phạm nhằm tránh nguy cơ lạm dụng hình thức lao động công ích để xâm phạm đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thứ ba, về một số quy định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy và nghiện ma túy. Theo đại biểu, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm như quy định sửa tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều 92 của dự thảo luật. Không thể phủ nhận rằng trong thời gian qua, người sử dụng ma túy tổng hợp có xu hướng gia tăng, trẻ hóa và rất khó kiểm soát, người chưa thành niên phạm tội cũng có dấu hiệu gia tăng và một số vụ án liên quan tới người chưa thành niên phạm tội đã gây chấn động dư luận. Cũng không thể phủ nhận rằng thực trạng này có nguyên nhân từ việc chế tài của chúng ta còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm và nhiều người đề nghị cần xử thật nặng và coi đây là một giải pháp cấp thiết. Tờ trình cũng đã nhấn mạnh thêm về việc mục đích sửa đổi này nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn cũng như khoa học, giáo dục, đại biểu bày tỏ sự không đồng tình với cách sửa trong dự thảo luật và cho rằng đây không phải là giải pháp tối ưu, đặc biệt là đối với người chưa thành niên, với một số lý do sau đây:

Lý do thứ nhất, sửa đổi theo hướng này là chưa phù hợp với quan điểm chỉ đạo được nêu trong tờ trình, đó là phải bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, nhất là người chưa thành niên và phải bảo đảm tính tương thích của các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là một số công ước quốc tế về quyền con người. Quy định trên có thể đạt mục đích tăng cường quản lý nhà nước nhưng chưa phù hợp về nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em theo các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và cũng chưa thỏa mãn mục tiêu áp dụng chế tài đối với người chưa thành niên, đó là nhằm giáo dục, ngăn ngừa chứ không phải là để trừng phạt.

Lý do thứ hai, trẻ em là đối tượng cần được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ đặc biệt. Đại biểu cho rằng, trong quá trình xây dựng Luật Trẻ em năm 2016 Quốc hội khóa XIII đã xây dựng và thông qua, việc đưa trẻ em nghiện ma túy vào 1 trong 14 nhóm trẻ em chắc chắn là một sự cân nhắc rất cẩn trọng. Khi đưa nhóm này vào mong muốn của chúng ta là để tạo một môi trường an toàn và giúp cho các em có thể hòa nhập với gia đình, cộng đồng. Nếu như lần sửa dự thảo luật này mà chúng ta quy định đưa nhóm đối tượng này vào các trường giáo dưỡng như vậy có nghĩa là chúng ta sẽ tước mất của nhóm đối tượng đặc biệt này quyền được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ đặc biệt, cũng như quyền được hỗ trợ, can thiệp đặc biệt theo chủ trương của Đảng cũng như pháp luật của nhà nước.

Lý do thứ ba, theo đại biểu, xét về khoa học giáo dục, biện pháp trừng phạt chỉ phù hợp với đối tượng đã trưởng thành, còn đối với trẻ em phương pháp này không phải là phương pháp tối ưu và cũng không thể đổ hết lỗi vi phạm cho trẻ em. Bởi vì, đây là lứa tuổi trẻ em phải chịu tác động từ rất nhiều môi trường, từ gia đình, nhà trường và xã hội. Báo cáo đánh giá tác động chính sách cũng chưa chỉ ra được cơ sở để bảo đảm rằng quy định này sẽ ngăn ngừa, hạn chế được người thành niên phạm tội, thậm chí biện pháp răn đe cũng có thể đẩy đến những hậu quả gia tăng tội phạm trong thời gian tiếp theo.

Lý do thứ tư, đại biểu cho rằng do thiếu sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Theo đó, Bộ luật Hình sự đã xác định nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội, nếu chiếu theo nguyên tắc này vào quá trình sửa đổi dự thảo luật lần này thì chúng ta sẽ thấy là không phù hợp.

Về lý do cuối cùng, theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, nếu thấy có những bất cập trong việc áp dụng Luật Phòng, chống ma túy đối với nhóm đối tượng chưa thành niên, điều quan trọng là chúng ta phải nghiên cứu về cách làm, cần phải sửa đổi những gì về mô hình, về quy trình, về phương pháp đối với nhóm đối tượng chưa thành niên và khi cần sẽ sửa trong Luật Phòng, chống ma túy chứ không phải luật Xử lý vi phạm hành chính./.

Minh Thành

Các bài viết khác