Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ba3068a1-b9d0-90f0-c4c5-0929f1f884d1.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN HỮU QUANG: DÙNG NGÂN SÁCH SỬA ĐƯỜNG BĂNG NỘI BÀI, TÂN SƠN NHẤT LÀ BẤT HỢP LÝ

21/08/2020

Tại phiên thảo luận của Quốc hội về Báo cáo về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018, đại biểu Nguyễn Hữu Quang - đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa khẳng định việc quản lý và sử dụng tài sản công đang có nhiều điểm bất hợp lý, thể hiện qua việc sửa chữa hai đường băng Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Cơ bản nhất trí với các đánh giá, nhận định của Chính phủ cũng như của cơ quan thẩm tra về Báo cáo bổ sung tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020, đại biểu Nguyễn Hữu Quang đề xuất một số ý kiến liên quan đến Báo cáo tài chính nhà nước và kiến nghị hoàn thiện chính sách quản lý, sử dụng tài sản nhà nước như sau:

Tại kỳ họp này, lần đầu tiên đại biểu Quốc hội được biết đến Báo cáo tài chính nhà nước kết thúc năm 2018 theo tinh thần của Luật Kế toán năm 2015. Theo đại biểu Nguyễn Hữu Quang, báo cáo tài chính nhà nước là một tài liệu rất quan trọng, vì để quản trị nhà nước một cách có hiệu quả thì cần phải biết Nhà nước có bao nhiêu tài sản, tài sản đó nằm ở đâu, do ai quản lý, nguồn gốc tài sản như thế nào, nghĩa vụ và khả năng trả nợ của đất nước. Việc lập báo cáo tài chính cũng rất khó khăn, vì đây là lần đầu tiên nhà nước ta làm việc này. “Chúng ta gặp khó khăn từ nội dung, bảng biểu và yêu cầu và có khó khăn trong việc phối hợp giữa các bộ ngành, cơ quan trung ương và các địa phương”, đại biểu Nguyễn Hữu Quang nói.

Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng và khó khăn này, tuy nhiên đại biểu cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục xử lý một số hạn chế để nâng cao chất lượng báo cáo tài chính nhà nước và việc quản lý tài sản nhà nước được tốt hơn trong những năm sau, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thống kê, tổng hợp đầy đủ hơn tài sản nhà nước do cơ quan, đơn vị mình quản lý để phản ánh đúng và đầy đủ tài sản của quốc gia. Theo kinh nghiệm quốc tế, tài sản nhà nước thường bằng từ 8 đến 12 lần quy mô GDP của quốc gia đó. Tuy nhiên xem báo cáo tài chính nhà nước lần này, đại biểu nhận thấy tài sản công của nước ta còn quá ít, chưa phản ánh đúng tiềm năng, tiềm lực của quốc gia và chưa phản ánh đầy đủ nguồn lực mà nhà nước đã đầu tư từ trước đến nay. Cụ thể tài sản công chưa được ghi nhận là kết cấu hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông đường bộ do địa phương quản lý (hiện nay mới thống kê được hệ thống giao thông đường bộ do trung ương quản lý), nước ta chưa quản lý, ghi nhận được hệ thống thủy lợi trên toàn quốc từ trung ương đến địa phương (như đê điều, hồ đập, kênh mương), hạ tầng đường sắt, đường thủy, cảng hàng không, cảng biển và kết cấu hạ tầng xã hội như nhiều trường học, bệnh viện và các cơ sở văn hóa. Ngoài ra còn có nhiều tài sản của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng chưa được ghi nhận.

Đại biểu Nguyễn Hữu Quang -  đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa phát biểu trước Quốc hội.

Thứ hai, đại biểu Nguyễn Hữu Quang cho rằng cần sửa đổi một số nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý sử dụng tài sản công giao cho doanh nghiệp quản lý cho phù hợp. Cụ thể đối với việc sửa chữa đường cất, hạ cánh của sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất: nhu cầu sửa chữa 2 đường băng này đã xuất hiện từ 2 năm nay, tuy nhiên việc này mới được quyết định trong phiên họp thứ 44 và 45 vừa rồi của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và khi quyết định thì ngân sách nhà nước bỏ ra hơn 4.300 tỷ, trong đó có 2.300 tỷ cho sân bay Nội Bài và hơn 2.000 tỷ cho sân bay Tân Sơn Nhất. Nghiên cứu sự việc này, đại biểu nhận thấy ít nhất có 2 nội dung không phù hợp trong việc hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2007 (gọi tắt là Luật số 10) như sau:

Điểm chưa hợp lý thứ nhất là Điều 97 của Luật số 10 quy định tài sản nhà nước đầu tư giao cho doanh nghiệp quản lý có thể tính thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cũng có thể không tính thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hướng dẫn này chọn phương án tài sản nhà nước đầu tư giao cho doanh nghiệp quản lý nhưng không tính vào vốn của nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đại biểu Nguyễn Hữu Quang, việc này làm cho tài sản nhà nước không được ghi nhận mà còn phản ánh không đúng chi phí đầu tư của dự án.

Điểm chưa hợp lý thứ hai mà đại biểu Nguyễn Hữu Quang chỉ ra là Điều 99 của luật này cho phép tài sản nhà nước đầu tư giao cho doanh nghiệp mà không tính vào vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì kinh phí sửa chữa có thể do doanh nghiệp quản lý. Ở đây không chọn phương án kinh phí sửa chữa giao cho doanh nghiệp mà chọn phương án kinh phí sửa chữa từ ngân sách nhà nước. Điều này tạo thành bất hợp lý là nhà nước tạo nên sức ép về chi ngân sách nhà nước, đồng thời cũng không xử lý kịp thời nhu cầu sửa chữa.

Theo đại biểu, hiện tượng này không chỉ xảy ra trong hạ tầng hàng không mà còn xảy ra ở hạ tầng đường sắt, hạ tầng đường thủy và một số hạ tầng khác. Việc ngân sách năm 2019 giao cho Tổng công ty đường sắt duy tu, bảo dưỡng 7 nghìn tỷ nhưng không thực hiện được cũng xuất phát từ hướng dẫn này. “Tại sao không chọn hướng dẫn Điều 98 của Luật số 10, theo đó tài sản nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý được tính thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp? Điều 98 Luật số 10 đã có quy định như vậy”, đại biểu Nguyễn Hữu Quang nêu thắc mắc. Theo đại biểu, nếu thực hiện theo Điều 98 thì tài sản nhà nước đầu tư khi giao cho doanh nghiệp sẽ được tính thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo toàn vốn nhà nước. Như vậy, không những tài sản nhà nước được ghi nhận mà còn tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng trong hạch toán chi phí. Khi tính đúng, tính đủ chi phí mới thu hút được các thành phần kinh tế khác tham gia vào đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng.

Ngoài ra, đại biểu cho rằng nếu tài sản nhà nước đầu tư giao cho doanh nghiệp quản lý và được tính thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới thực hiện được việc tách bạch triệt để chức năng quản lý nhà nước của các bộ và chức năng đại diện chủ sở hữu mà hiện nay Ủy ban Quản lý vốn và tài sản nhà nước đang thực hiện.

Hồ Hương