Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 504568a1-99c4-90f0-c4c5-0eeab53deaa6.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: NHỨC NHỐI THỰC TRẠNG BỎ RƠI CON

05/10/2020

Tình trạng bỏ rơi con, đặc biệt là trẻ mới sinh, là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Với tất cả các trường hợp, dù vì bất cứ lý do gì thì hành động bỏ rơi con vẫn là một hành vi vi phạm pháp luật. Đây được xem là một hình thức xâm hại nghiêm trọng trẻ em.

Gia tăng tình trạng bở rơi con  

Theo thống kê, số trẻ em bị bỏ rơi gia tăng với số lượng ngày càng lớn. Trong các năm từ 2016 -2018 số trẻ bị bỏ rơi lên tới 469.869 trẻ. Điều đáng nói, con số này có xu hướng tăng theo từng năm.

Phân tích về nguyên nhân của tình trạng này, ông Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Trẻ em cho rằng, vấn đề trẻ em bị bỏ rơi đang trở thành vấn đề xã hội bức xúc. Hoàn cảnh sống khó khăn, nhận thức không đầy đủ là nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc trẻ em bị tách ra khỏi gia đình; hoặc người dân chưa cảm thông và chia sẻ với các bà mẹ đơn thân là một trong những yếu tố dẫn tới việc bỏ rơi con cái. Nhiều bà mẹ đơn thân không có đủ khả năng tài chính để chăm sóc trẻ nên buộc họ phải chọn giải pháp xa rời con đẻ. Ngoài ra việc thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản đã và làm gia tăng hiện tượng có thai ngoài ý muốn từ những cô gái trẻ, chưa kết hôn.

Ông Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Trẻ em 

Cơ sở bảo trợ xã hội chùa Bồ Đề hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng 57 trẻ em mồ côi. Chia sẻ về hoàn cảnh của những đứa trẻ bị bỏ rơi nơi đây, sư thầy Đàm Lan cho biết, người ta bỏ rơi rất nhiều cháu bé ở cổng chùa Bồ Đề. Thương các cháu đau khổ bơ vơ, nhà chùa cưu mang, nuôi nấng. Nhiều trường hợp các cháu bị bỏ rơi ngay khi vừa chào đời, lại bệnh tật rất thương tâm.

Công tác quản lý, chăm sóc trẻ em hiện đang được thực hiện đúng quy định. Các cháu được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp…phần nào đã bù đắp thiệt thòi cho những đứa trẻ thơ ngây. Tuy nhiên, câu nói “nhà chùa có thể lo cho các em cơm ăn, áo mặc, chỗ ở, học hành, chăm sóc cho các em nhưng cũng không thể bù đắp cho các em tình thương cha mẹ. Ai cho các em tình thương cha mẹ?” của sư thầy Đàm Lan vẫn là câu hỏi day dứt, không có lời đáp bởi tình máu mủ là không thể thay thế.

Thực trạng đau lòng là vậy mà thời gian gần đây vẫn liên tiếp xảy ra một loạt bỏ rơi con đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vụ việc người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ rơi con mới sinh dưới hố ga trong nắng nóng 40 độ C suốt 3 ngày ở xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Hay mới đây, vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi giữa khe tường hẹp tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, tiếp tục là hồi chuông báo động về thực trạng nhức nhối này.

Cần xử phạt nghiêm khắc hành vi bỏ rơi con

Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính những vi phạm liên quan đến gia đình và trẻ em đều có đề cập đến nghĩa vụ thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp con của cha mẹ, cũng như chế tài xử phạt cụ thể nếu cha mẹ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống…

Thông thường, khi không gây ra hậu quả nghiêm trọng, một người mẹ vứt bỏ con đẻ của mình chỉ bị xử phạt hành chính theo Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP. Cụ thể, bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người mẹ bỏ rơi con còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người mẹ vứt con mới đẻ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu: Nạn nhân là con đẻ, bị vứt bỏ hoặc bị giết trong 07 ngày tuổi; Đứa trẻ chết, đây là hậu quả của việc bị vứt bỏ hoặc bị giết; Người mẹ bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt.

Việc vứt bỏ con mới đẻ có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của  đứa trẻ. Đây không chỉ là hành vi vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức của xã hội mà ở hậu quả nghiêm trọng dẫn đến cái chết của đứa trẻ đó còn là tội giết người.

Chế tài đã có tuy nhiên trên thực tế việc thi hành dường như chưa đủ sức răn đe khiến hành vi bỏ con vẫn tiếp diễn, thậm chí mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Nâng mức chế tài phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi

Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ của gia đình và xã hội nhưng thời gian qua tình trạng bỏ rơi trẻ em đang có xu hướng gia tăng đến mức đáng báo động. Vậy đâu là nguyên nhân, giải pháp nào để chấm dứt tình trạng này? Cổng Thông tin điện tử đã ghi nhận ý kiến của đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang về vấn đề này:

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang

Phóng viên: Thời gian gần đây, tình trạng bỏ rơi trẻ em đang ngày càng gia tăng. Vậy, đại biểu có đánh giá như thế nào về tình trạng này?

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: Tình trạng trẻ em bị bỏ rơi là một vấn đề nhức nhối trong xã hội và đang có xu hướng gia tăng. Có trẻ may mắn được kịp thời phát hiện nhưng có trường hợp phát hiện muộn gây hậu quả xấu đối với trẻ. Đây là hành vi không chỉ vi phạm về mặ đạo đức mà còn vi phạm pháp luật, rất đáng bị lên án. Sở dĩ có tình trạng này là do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do những người mẹ còn rất trẻ, thậm chí có những em đang độ tuổi vị thành niên, nhận thức về kỹ năng sống, rất hạn chế; thiếu kiến thức pháp luật, bị cảm xúc chi phối dẫn đến thực hiện hành vi vứt bỏ con...Bên cạnh đó là sự thiếu trách nhiệm của người đàn ông khiến bạn trẻ mang thai; Thiếu sự quan tâm sát sao, chia sẻ của cha mẹ, người thân;...

Phóng viên: Chế tài xử lý đối với hành vi bỏ rơi trẻ em liệu đã đủ sức răn đe, thưa đại biểu?

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: Trẻ em có quyền được sống. Hành vi vứt bỏ trẻ em vi phạm nghiêm trọng quyền con người, vi phạm Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính tùy vào mức độ hành vi.

Người mẹ vứt bỏ con sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Cụ thể sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với các hành vi: Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh; Cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng; Bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống. Tuy nhiên, người mẹ vứt con mới đẻ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 124 Bộ Luật hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Cần phân biệt rõ hai hành vi là hành vi bỏ rơi và hành vi vứt bỏ trẻ em. Nếu mức phạt với hai hành vi này như nhau là bất hợp lý, cần nâng mức chế tài lên phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi. Đồng thời, cần bổ sung chế tài thật nghiêm khắc để xử lý nghiêm minh đảm bảo tính răn đe.

Phóng viên: Theo ý kiến của đại biểu, ngoài việc xử lý nghiêm minh thì cần thêm những giải pháp đồng bộ nào để ngăn chặn thực trạng này?

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: Trẻ em bị bỏ rơi là vấn đề cần được quan tâm, đòi hỏi sự vào cuộc của cả cộng đồng để bảo đảm môi trường phát triển lành mạnh cho thế hệ tương lai. Ngoài việc xử lý nghiêm minh thì việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giới trẻ là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cần có sự quan tâm, giúp đỡ đặc biệt đến đối tượng phụ nữ làm mẹ đơn thân; tránh tình trạng họ bị đẩy vào thế cô độc, bất lực, dẫn tới hành vi bỏ hoặc vứt con đặc biệt là con mới sinh. Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc theo dõi diễn biến tâm lý, tình cảm của con em mình tránh để xảy ra những hiện tượng đau lòng. Ngoài ra, các tổ chức xã hội cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giáo dục kỹ năng sống; giáo dục về giới tính, an toàn tình dục cho bộ phận giới trẻ để sống có ý thức, có trách nhiệm.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Việc mẹ vứt bỏ con mới đẻ không còn là chuyện hiểm khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ. Thực trạng đáng báo động này cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng về chuẩn mực đạo đức. Ngoài ra, đó là hành vi trực tiếp xâm phạm quyền sống của con người, xâm phạm quyền trẻ em - quyền đã và đang được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt. Vì vậy, để bảo vệ quyền của trẻ, các ban, ngành, đoàn thể với trách nhiệm và phạm vi quản lý của mình cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để ngăn chặn cũng như đẩy lùi thực trạng đau lòng này./.

Lê Anh

Các bài viết khác