Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ce4a68a1-b9b2-90f0-c4c5-02a4ba781449.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH MAI SỸ DIẾN CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ TÌNH TRẠNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

15/10/2020

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV, Đại biểu Mai Sỹ Diến, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã có ý kiến tranh luận đối với Bộ trưởng Bộ Công thương về thực trạng tăng trưởng đột biến của một số ngành hàng hiện nay và cho rằng, cử tri có quyền đặt câu hỏi tới Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về việc mua bán, tàng trữ hàng hóa gian lận về xuất xứ, giả về chất lượng, giả về thương hiệu buôn lậu trốn thuế, lừa dối người tiêu dùng trung chuyển hàng hóa qua Việt Nam hiện nay đang ở mức độ nào?

Gian lận thương mại diễn biến phức tạp

Thời gian qua, khi dịch Covid-19 ở Việt Nam cơ bản được kiểm soát, hoạt động kinh doanh buôn bán sôi động trở lại, cùng với đó hoạt động buôn bán hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, 6 tháng đầu năm nay, các lực lượng chức năng cả nước phát hiện, xử lý hơn 75.260 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 11.291 tỷ đồng, khởi tố 1.128 vụ. Nhiều đường dây, ổ nhóm đã được triệt phá; nhiều đối tượng chủ mưu, cầm đầu bị bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp luật. 

 Phát hiện, xử lý hơn 75.260 vụ việc vi phạm

Mặc dù các cơ quan chức năng đã tích cực vào cuộc, thế nhưng vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện đang diễn biến hết sức phức tạp và xuất hiện tràn lan. Từ những khu chợ tạm, chợ tự phát, vùng sâu, vùng xa cho đến các trung tâm thương mại, siêu thị ở các thành phố lớn cũng như các cửa hàng kinh doanh online và những trang thương mại điện tử. Gần như tất cả các sản phẩm đều có thể bị làm giả, làm nhái, ngày một gia tăng với tốc độ chóng mặt. Không chỉ làm giả ở mặt hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, thực phẩm mà cả hàng điện tử, máy móc thiết bị, phân bón khiến người dân điêu đứng. Từ hàng có giá từ vài nghìn đồng, vài trục nghìn đồng đền hàng trục, hàng trăm triệu đồng đều bị làm giả, làm nhái. Bà Nguyễn Thị Tửu (người tiêu dùng) chia sẻ, hàng nhái hiện nay cứ ở các chợ có rất là nhiều. Sữa tắm, quảng cáo rất là hay nhưng mua về thì chẳng có bọt, chất lượng kém không dùng được.

Bà Nguyễn Thị Tửu (người tiêu dùng)

Chính vì siêu lợi nhuận trong việc buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nên đã khiến rất nhiều người lựa chọn con đường gian thương mà không màng tới những tác hại khôn lường đem đến cho người tiêu dùng và gây ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Ông Mai Thạch Long, Giám đốc KV miền Bắc , Công ty Cổ phần Cà phê Mê Trang cho biết, doanh nghiệp chân chính mà sản xuất thì cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi sản xuất ra một sản phẩm đảm bảo vệ sinh, tốt cho sức khỏe, tốt cho người tiêu dùng thì giá thành sẽ phải cao hơn mới đáp ứng được. Nhưng đối với những đối tượng sản xuất ra hàng giả, hàng kém chất lượng họ sẵn sàng đạp lên mọi thứ vì chỉ cần có lợi nhuận …

Mặc dù các lực lượng chức năng đã rất nỗ lực trong việc ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thế nhưng kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng, chưa đáp ứng như mong muốn và kỳ vọng của người dân. Bởi trong quá trình thực thi nhiệm vụ gặp không ít khó khăn. Theo ông Nguyễn Công San, Cục Quản lý thị trưởng Hà Nội, các thủ đoạn về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm vẫn còn diễn biến ở nhiều cấp độ, thủ đoạn khác nhau…

Mặc dù hiện nay, Chính phủ phân công chức năng, nhiệm vụ, địa bàn cụ thể đối với từng cơ quan, lực lượng chức năng như: Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển chịu trách nhiệm xử lý, kiểm xoát, quản lý tuyến biên giới, cửa khẩu. Công an, quản lý thị trường chịu trách nhiệm trong nội địa. Thanh tra chuyên ngành chịu trách nhiệm quản lý chuyên ngành của mình. Tuy nhiên, số vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, gian lận thương mại vẫn gia tăng hàng năm.

Trong khi đó, công tác chống gian lận thương mại hiện tồn tại không ít bất cập do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chồng chéo. Các chế tài xử phạt vi phạm còn chưa đủ mạnh, các quy định còn thiếu rõ ràng, cụ thể khiến cho việc xử lý vi phạm, phối hợp đấu tranh giữa các lược lượng chức năng còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Không chỉ có vậy, thời gian qua các cơ quan chức năng đã phát hiện một số doanh nghiệp có vốn đầu tư liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp của các nước đang bị Mỹ, EU trừng phạt thương mại bằng mọi thủ đoạn đã lợi dụng lợi dụng thị trường Việt Nam, lợi dụng chính sách xuất khẩu của Việt Nam để làm nơi trung chuyển hàng hóa, dẫn đến hệ luỵ Việt Nam sẽ có nguy cơ là nạn nhân bị các nước điều tra áp thuế chống phá giá và áp thuế tự vệ, làm thiệt hại trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn chân chính ...Chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, rõ ràng là hiện nay đánh thuế vào các hàng hóa Trung Quốc ngày càng tăng lên. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chuyển sang Việt Nam và đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng vọt. Chúng ta cần phải xem xét một cách cẩn trọng. Bởi vì họ chỉ có xây dựng nhà máy lắp ráp, sau đó gắn nhãn hiệu Việt Nam để tránh nộp thuế …

TS. Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế

Nhiều ý kiến cho rằng, để cuộc chiến chống gian lận thương mại đạt hiệu quả. Chính phủ cần rà soát việc cấp phép, lưu hành sở hữu trí tuệ về lô gô, nhãn hiệu. Trong đó, doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước cần nêu cao lòng tự tôn dân tộc đối với những sản phẩm thương hiệu Việt. Đặc biệt, phải nói không với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Bên cạnh đó, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan, các bộ ngành chức năng có liên quan cần kiện toàn các quy định của pháp luật, có chế tài xử phạt đủ sức răn đe, trường hợp nghiêm trọng cần truy cứu trách nhiệm hình sự. Sự hợp tác của đông đảo người tiêu dùng là yếu tố vô cùng cần thiết trong việc đấu tranh, phát hiện, và xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại. Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, pháp luật phải nghiêm và người thực thi pháp luật phải vào cuộc một cách tích cực, có trách nhiệm. Một yếu tố quan trọng nữa là ý thức của người dân cần được nâng cao.

Trong khi chờ các cơ quan chức năng rà soát, bổ sung các quy định pháp luật để việc đấu tranh, phát hiện, và xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại có hiệu quả thì ngoài việc bị xâm hại về mặt thị trường thì các doanh nghiệp chân chính còn rất dễ bị đánh đồng chất lượng sản phẩm với hàng Lậu, hàng trôi nổi trên thị trường vẫn đang là vấn đề hiện hữu. Trong khi đó, tâm lý xính hàng hiệu, hàng rẻ cũng được xem như là một nguyên nhân tạo điều kiện cho hàng nhái, hàng giả tràn lan. Song vai trò của các cơ quan quản lý mới là quan trọng hơn cả, chưa mạnh tay, chưa chặt chẽ hay chưa thường xuyên thì công cuộc chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ cứ như  “ đá ném ao bèo”.

Quyết liệt đấu tranh chống gian lận thương mại

Các số liệu về tình hình gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được các lực lượng chức năng công bố bắt giữ năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này cho thấy những giải pháp ngăn chặn hạng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến hết sức phức tạp cả về tính chất lẫn mức độ và ngày tinh vi hơn. Chính điều này đã đòi hỏi phải có những biện pháp ngăn chặn quyết liệt hơn nữa từ phía các cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Công thương. Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến của đại biểu Mai Sỹ Diến,Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa về vấn đề này:

Đại biểu Mai Sỹ Diến, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách  Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa

Phóng viên: Thưa đại biểu, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV, là một trong nhiều đại biểu Quốc hội đã có ý kiến tranh luận đối với Bộ trưởng Bộ Công thương tại nghị trường Quốc hội. Xin Đại biểu cho biết, xuất phát từ nguyên nhân nào đại biểu quyết định tranh luận đối với Bộ trưởng Công thương về những vấn đề gian lận thương mại?

Đại biểu Mai Sỹ Diến, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: Vấn đề thực tiễn đặt ra là vấn nạn trong buôn lậu gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái là vấn đề nhức nhối gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của đất nước, mất an ninh trật tự an toàn xã hội và đặc biệt là làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, vi phạm lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Trong những năm qua, thực trạng này đang là một vấn nạn gia tăng từ năm nay qua năm khác. Do vậy, tôi quyết định chất vấn và tranh luận với Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về vấn đề này.

Phóng viên:  Ngay sau khi đại biểu có ý kiến tranh luận, Bộ trưởng Bộ Công thương đã đăng đàn trả lời. Đại biểu đánh giá như thế nào về nội dung trả lời của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh?

Đại biểu Mai Sỹ Diến, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách  Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: Tôi đánh giá cao trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công thương trong trả lời chất vấn. Hoàn toàn chia sẻ với Bộ trưởng những khó khăn trong quản lý thị trường hiện nay, tuy nhiên cũng có vấn đề Bộ trưởng chưa trả lời thẳng vào ý kiến chất vấn. Ví dụ: vấn đề buôn bán tàng trữ hàng hóa có vấn đề gian lận về xuất xứ, giả về chất lượng giả về thương hiệu; buôn lậu, trốn thuế; vấn đề trung chuyển hàng hóa qua Việt Nam hiện nay đã đến mức phải cảnh báo cho các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng hay chưa thì Bộ trưởng không trả lời đã đến mức phải rung chuông cảnh báo hay chưa.

Phóng viên: Thời gian qua, việc mua bán, tàng trữ hàng hóa gian lận về xuất xứ, giả về chất lượng, giả về thương hiệu buôn lậu trốn thuế, lừa dối người tiêu dùng trung chuyển hàng hóa qua Việt Nam hiện nay đang ở mức độ đáng báo động. Theo đại biểu thì đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng này?

Đại biểu Mai Sỹ Diến, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách  Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: Có một câu chuyện là chính sách về thương mại của Việt Nam chúng ta rất là mở cửa và có nhiều chính sách ưu đãi từ  thu hút đầu tư đến khuyến khích các doanh nghiệp trong nước phát triển và khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Đây là một chính sách rất cởi mở, cần thiết thì chính sách này cũng bị lợi dụng để xảy ra tình trạng hàng giả, hàng nhái. Yếu tố thì hai là do nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bị Mỹ, các nước EU trừng phạt thì họ xoay sang thị trường Việt Nam để đầu tư nhưng họ cũng mang theo nguyên vật liệu để sản xuất thì ở đây có vấn đề gian lận thương mại. Nguyên nhân thứ ba là lợi ích, lợi nhuận một số doanh nghiệp làm vì lợi nhuận. Thứ tư, là quản lý của chúng ta còn có vấn đề chưa chặt chẽ cụ thể: ở quy định pháp luật còn chưa thống nhất, nhiều kẽ hở và đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ này thì 1 số cán bộ trong thực thi nhiệm vụ chưa làm hết trách nhiệm, còn bị mua chuộc, dụ dỗ.     

Phóng viên: Theo Đại biểu, trước những diễn biến hết sức phức tạp của tình trạng gian lận thương mại như hiện nay. Theo Đại biểu thì đã đến mức phải “rung chuông cảnh báo” cho người tiêu dùng và các cơ quan chức năng hay chưa?

Đại biểu Mai Sỹ Diến, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách  Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: Tôi thấy cần phải có cảnh báo. Chính phủ cảnh báo, Bộ Công Thương phải có cảnh báo, các địa phương cũng phải có cảnh báo, nhắc nhở. Thứ nhất, người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình, phải lựa chọn có thông tin và đặc biệt phải đấu tranh tố cáo các hành vi gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng để tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Thứ hai, các doanh nghiệp làm ăn chân chính phải có đấu tranh, phát hiện, tự bảo vệ mình đồng thời tham gia tố cáo hành vi gian lận thương mại. Thứ ba, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương có trách nhiệm phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại. Trong điều kiện, bối cảnh hiện nay, vấn đề này càng phải được kiểm soát chặt chẽ nếu không sẽ bùng phát nghiêm trọng.

Phóng viên: Để xảy ra những tồn tại như đã đề cập, theo đại biểu thì trách nhiệm của Bộ Công thương, đặc biệt là người đứng đầu sẽ phải được xem xét như thế nào trong trường hợp này?

Đại biểu Mai Sỹ Diến, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách  Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: Ở đây, từ Bộ trưởng đến người đứng đầu các tổ chức trực thuộc Bộ; đến các địa phương có liên quan trong công tác phòng chống gian lận thương mại đều phải rà soát lại trách nhiệm của mình. Người đứng đầu ở các tổ chức này nếu để xảy ra vi phạm kéo dài nghiêm trọng không có biện pháp thì phải xử lý. Thực tiễn cũng đã chứng minh các hành vi vi phạm nếu bị xử lý nghiêm minh kịp thời thì sẽ mang lại hiệu quả.

Phóng viên: Theo đại biểu, chúng ta cần phải thực hiện những giải pháp căn cơ gì để có thể hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng gian lận thương mại hiện đang diễn biến hết sức phức tạp như thời gian qua?

Đại biểu Mai Sỹ Diến, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách  Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: Phải rà soát lại các quy định của pháp luật; nghị định, thông tư hướng dẫn phải thống nhất và chặt chẽ. Bộ trưởng có hứa trước Quốc hội sau kỳ chất vấn sẽ ban hành Thông tư nhưng hiện nay vẫn chưa thấy ban hành thông tư mới như lời hứa của Bộ trưởng. Thứ hai, là phải tăng cường trách nhiệm, Luật Phòng chống tham nhũng có hiệu lực, các quy định trong Luật này phải được áp dụng một cách triệt để nhằm ngăn chặn. Thứ ba, các cấp các ngành phải vì cử tri, người dân, người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng đừng để tình trạng nhãn mác thật, người bán thật, kiểm tra thật, cơ sở kinh doanh thật nhưng hàng thì giả, chất lượng không đảm bảo.

Cơ bản đồng tình với các giải pháp mà Bộ trưởng Bộ Công thương nêu ra nhằm ngăn chặn vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại. Tuy nhiên, đại biểu Mai Sỹ Diến vẫn cho rằng, trong công tác đấu tranh này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan. Bên cạnh đó, các bộ ngành chức năng cần hoàn thiện các quy định của pháp luật, có chế tài xử phạt đủ sức răn đe, trường hợp nghiêm trọng cần truy cứu trách nhiệm hình sự./.

 

Lê Anh - Trần Tiến