Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e74b68a1-d99a-90f0-c4c5-0a84b860bac5.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH VĂN THỊ BẠCH TUYẾT CHẤT VẤN BỘ NN&PTNT GIẢI PHÁP BẢO VỆ VỰA LÚA Ở ĐBSCL TRƯỚC XÂM NHẬP MẶN

21/10/2020

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được chất vấn của đại biểu Quốc hội Văn Thị Bạch Tuyết về giải pháp chính để bảo vệ vựa lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện xâm nhập mặn ngày càng nặng nề như hiện nay.

Đại biểu Quốc hội Văn Thị Bạch Tuyết, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh

Trả lời chất vấn của đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết, ngày 18/6/2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: sau 46 năm giải phóng, 34 năm thực hiện công cuộc đổi mới, từ một vùng nông nghiệp giản đơn chủ yếu là lúa nổi với sản lượng khoảng 4 triệu tấn thóc, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phát triển vượt bậc, toàn diện và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trở thành vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Kim ngạch xuất khẩu các nông sản chủ lực của vùng (gạo, cá tra, tôm, trái cây) chiếm trên 43% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính cả nước và chiếm trên 21% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước.

Cơ cấu sản xuất chuyển dịch tích cực theo hướng thị trường, thích ứng hơn với biến đổi khí hậu (BĐKH), đảm bảo chất lượng và năng lực cạnh tranh (tăng thủy sản, trái cây; giảm lúa). Đã từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh quy mô lớn gắn với công nghệ chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản. Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao giống mới, kỹ thuật canh tác, quy trình sản xuất thích ứng hơn với BĐKH được đẩy mạnh. Hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai bước đầu chuyển đổi đáp ứng nền nông nghiệp thích ứng BĐKH. Hệ thống thủy lợi giúp đảm bảo tưới tiêu cho trên 90% diện tích lúa vụ Đông Xuân - Hè Thu, đồng thời phát triển phục vụ thủy sản và cây trồng cạn. Hình thành hệ thống đê kiểm soát mặn, triều cường, sóng cao. Các hoạt động xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển được triển khai, trong đó thực hiện các giải pháp kỹ thuật, xử lý khẩn cấp những đoạn lụt, sạt lở trọng điểm; chỉ đạo cắm biển cảnh báo, xây dựng bản đồ sạt lở vùng ĐBSCL.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, để tiếp tục phát triển nông nghiệp hàng hóa, trong đó có sản xuất lúa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bền vững, hiệu quả; trên cơ sở phát huy lợi thế, phù hợp với cơ chế thị trường và thích ứng với điều kiện BĐKH, nhất là tình hình xâm nhập mặn; thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2018 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với BĐKH; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã sớm tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 120/NQ-CP đảm bảo đúng nội dung, tiến độ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV 

Trong đó đã hoàn thành xây dựng, trình Thủ tướng phình phủ phê duyệt: (1) Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 12/5/2020); (2) Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 02/03/2020).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết trong thời gian tới, Bộ sẽ tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: các giải pháp về quy hoạch, công trình bao gồm:

Thứ nhất, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch vùng, tỉnh theo định hướng chuyển đổi bên vững và thích ứng với BĐKH, để tích hợp vào quy hoạch vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thứ hai, huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với BĐKH, có kế hoạch cụ thể đối với các công trình hạ tầng thiết yếu cấp vùng và tiểu vùng; ưu tiên đầu tư hoàn thiện, hiện đại hóa các hệ thống, công trình thủy lợi cấp vùng và tiểu vùng ứng phó với BĐKH.

Thứ ba, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối với cơ sở dữ liệu liên ngành và cơ sở dữ liệu của Ủy hội sông Mê Công Quốc tế; ứng dụng công nghệ tiên tiến để hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi và phục vụ xây dựng các kịch bản phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm an toàn, chống chịu được tác động của thiên tai, đảm bảo khả năng kiểm soát nguồn nước liên vùng, chủ động điều hòa, phân phối nguồn nước hợp lý cho các đối tượng sử dụng nước, thích ứng các tác động bất lợi đến ĐBSCL.

Bên cạnh đó là các giải pháp phi công trình, cụ thể như sau:

Thứ nhất, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa thích ứng với thay đổi của điều kiện tự nhiên và thị trường, tập trung xử lý các yếu tố nội tại, cùng với sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, biến nguy cơ thành thời cơ. Phát triển nông nghiệp ĐBSCL bền vững theo 3 vùng (vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển). Dựa trên biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân thành vùng an toàn, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt. Chủ động thực hiện chuyển đổi cây trồng, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản trên các diện tích đất lúa không chủ động nước, trồng lúa kém hiệu quả.

Thứ hai, chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất lúa linh hoạt về thời vụ, xuống giống đồng loạt, tập trung theo từng vùng, từng cánh đồng căn cứ theo dự báo nguồn nước. Các địa phương xây dựng kế hoạch xuống giống trong khung thời vụ chung, vùng ven biển bố trí sớm hơn 10-30 ngày để né mặn, như vụ Đông Xuân 2019-2020 được đánh giá hạn mặn khốc liệt, nghiêm trọng hơn năm 2015- 2016, nhưng nhờ thực hiện xuống giống sớm, nên đã giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của hạn mặn đối với lúa.

Thứ ba, nghiên cứu chọn tạo và sử dụng các giống lúa ngắn ngày, giống chất lượng, giống chống chịu được mặn, hạn, phèn ở những vùng có nguy cơ xâm nhập mặn và hạn vào cuối vụ, sử dụng giống cực ngắn ngày (dưới 90 ngày) và giống ngắn ngày (90 - 100 ngày). Triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng, chuyển giao các giống cây trồng thích ứng với BĐKH cho vùng ĐBSCL. Bộ Nông nghiệp và PTNT đẫ nghiên cứu, chọn tạo, các giống lúa chịu mặn, hạn chủ lực như: Nhóm giống lúa chịu mặn từ 2-3%o: OM6976, OM5451, OM992Ì, OM5621, OM6677, ST5...; Nhóm giống lúa chịu mặn 4%o: Một bụi đỏ, OM2517, OM9577, OM5464...; Nhóm giống lúa chịu hạn, chịu phèn mặn: OM7347, OM5464, OM6162, OM7398, OM7364, OM8928 và OM6677.

Thứ tư, xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai, tiến hành khoanh vùng sản xuất, chỉ bố trí sản xuất lúa ở những vùng có nước ngọt đủ 3 tháng, tối thiểu phải đủ 2,5 tháng đảm bảo đủ nước ngọt ở giai đoạn đòng, trỗ, chín.

Hồ Hương