Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 655368a1-c94e-90f0-c4c5-0307d493d421.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM VĂN HÒA: CHỦ ĐỘNG NGĂN NGỪA TỘI PHẠM TỪ CƠ SỞ

26/10/2020

Thảo luận trực tuyến tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV về báo cáo của các cơ quan tư pháp, công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2020, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng cần tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục, quản lý đối với lứa tuổi thanh thiếu niên tại gia đình, nhà trường, địa phương để chủ động giáo dục, ngăn ngừa tội phạm từ cơ sở.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp phát biểu trực tuyến

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật đã và đang đạt nhiều kết quả tích cực

Phát biểu từ điểm cầu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, đại biểu Phạm Văn Hòa chia sẻ, trong năm 2020 tình hình thế giới cũng như khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là dịch COVID-19 làm hàng triệu người mắc bệnh và gần 1,2 triệu người chết, kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng, hầu hết đều bị tăng trưởng âm. Đến nay, việc kiềm chế dịch bệnh vẫn hết sức khó khăn, nước ta cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó mặc dù đã được kiềm chế tốt, nhưng vẫn còn tâm lý hoang mang, bất an trong lòng quần chúng nhân dân. Tội phạm trên tất cả lĩnh vực tiếp tục diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi ngày càng nguy hiểm hơn.

Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, phối hợp với cả hệ thống chính trị cùng toàn dân tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật đã và đang đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền bằng các hình thức phong phú, đa dạng, từng bước được nâng cao, nhận thức về pháp luật tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành và tinh thần cảnh giác, phòng ngừa tội phạm cho quần chúng nhân dân. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được duy trì, củng cố, đã cung cấp cho các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nhiều vụ án kinh tế, hình sự, các vụ án tham nhũng, ma túy, băng nhóm xã hội đen, v.v. đạt kết quả cao. Tỷ lệ điều tra, phá án đạt 85,69%; trọng án 96,92%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao. Đặc biệt là các tội tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng tồn tại nhiều năm nay đã được xử lý, phát hiện; công tác tấn công, trấn áp tội phạm ma túy, triệt phá nhiều đường dây, tụ điểm lớn được các ban, ngành chức năng quyết liệt thực hiện; chất lượng công tác điều tra, phá án ngày càng được nâng lên, mang tính chuyên nghiệp hơn, đặc biệt là án oan sai đã được kiềm chế, các vụ án ma túy lớn được triệt phá đạt tỷ lệ cao.

Cần tìm hiểu nguyên nhân để tạo sự chuyển biến rõ nét trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm

Bên cạnh đó, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng cho biết, đạt được kết quả trong công tác phòng, chống tội phạm là rất ấn tượng nhưng hạn chế, bất cập vẫn còn tồn tại trên các lĩnh vực. Do đó đại biểu đề nghị trong thời gian tới, Chính phủ quan tâm chỉ đạo và làm rõ một số vấn đề.

Cụ thể, việc áp dụng giáo dục ý thức pháp luật mặc dù có quan tâm nhưng có nơi, có lúc chưa được thường xuyên, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào khó khăn, có trường hợp vi phạm mà không biết mình phạm tội. Cho nên việc giáo dục pháp luật đến cộng đồng dân cư thông suốt là rất quan trọng, để phòng ngừa sai phạm, nhất là trong thanh thiếu niên. Vì các vụ vi phạm phần lớn là thanh niên gây ra; tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục, quản lý đối với lứa tuổi thanh thiếu niên tại gia đình, nhà trường, địa phương để chủ động giáo dục, ngăn ngừa tội phạm từ cơ sở; thường xuyên tổ chức nhiều đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm, tập trung trấn áp các băng nhóm tội phạm nguy hiểm; phát huy tốt vai trò phong trào quần chúng bảo vệ anh tự an ninh Tổ quốc để phòng ngừa tội phạm xảy ra.

Tình hình tội phạm được kiềm chế tích cực nhưng tội phạm phát hiện mới như: băng nhóm xã hội đen thanh toán nhau bằng hung khí nóng ngày càng diễn biến phức tạp. Một số loại tội phạm lại gia tăng như: tội hiếp dâm tăng 13,51%, lừa đảo 9,91%, gây rối trật tự xã hội 55,51%, chống người thi hành công vụ 14,9%, đặc biệt là số vụ giết người thân tăng 171%, mức độ và gây hậu quả rất lớn. Việc cho vay nặng lãi, bán hàng đa cấp biến tướng, mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn tuy được triệt phá nhưng số lọt lưới không phải là ít. Người nghiện ma túy có hướng trẻ hóa, không những ở thành thị mà đã len lỏi vào tận vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc. Thủ đoạn là tìm kẽ hở của pháp luật để lách luật, nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng, cho nên cần có những biện pháp tích cực để xử lý nghiêm, nhằm phòng ngừa, răn đe để yên lòng dân.

Cùng với tình trạng trục lợi trang thiết bị y tế, phòng ngừa, xét nghiệm dịch COVID-19 đã xảy ra một số nơi cũng đáng quan tâm. Tội phạm giết người, cướp của, tài sản táo tợn ở ngân hàng cũng như trộm cướp trên đường phố ở những đô thị lớn là nỗi ám ảnh của cư dân thành phố. Đối tượng có lệnh truy nã truy bắt chưa được nhiều, thời gian qua các ngành chức năng đã quyết liệt đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn và truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng một số lĩnh vực vẫn chưa giảm mà lại có xu hướng tăng. Vấn đề này cần tìm hiểu nguyên nhân để phòng ngừa, kiềm chế, đẩy lùi, tạo sự chuyển biến rõ nét trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.

Tai nạn giao thông mặc dù đã có số vụ chết giảm nhưng số vụ đặc biệt nghiêm trọng là chết nhiều người do lỗi quá tốc độ, uống rượu bia say, ma túy, tranh đường, vượt ẩu, v.v. lại chưa được kiềm chế hữu hiệu. Số liệu của công an, viện kiểm sát, y tế về số người chết có sự chênh nhau. Việc hành chính hóa trong các vụ hình sự tiềm ẩn nguy cơ bỏ sót tội phạm cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Tiếp tục xử lý những hành vi tham nhũng không có vùng cấm

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, trong công tác phòng, chống tham nhũng đã và đang được Đảng, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, đạt được nhiều kết quả rõ nét, để lại dấu ấn rất tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong lòng nhân dân. Tham nhũng, lãng phí từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng giảm, tạo niềm tin tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần làm lành mạnh, trong sạch bộ máy của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, việc kiên quyết xử lý các vụ án tham nhũng lớn được nhân dân đồng tình thì những vụ tham nhũng vặt, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân, doanh nghiệp vẫn diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi, chưa ngăn chặn kịp thời, hiệu quả, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.

Đại biểu chỉ rõ, lợi ích nhóm, sân sau vẫn còn tồn tại, gây bất công trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản công. Việc thu hồi tài sản tham nhũng có tiến bộ nhưng còn thấp. Tham nhũng không chỉ diễn ra ở các cơ quan nhà nước mà đã và đang diễn ra ở một số lĩnh vực nhạy cảm, đặc biệt là xảy ra ở một số lĩnh vực kinh tế quan trọng, vẫn còn xảy ra tham nhũng tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo vệ tư pháp, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với một bộ phận cơ quan này.

Đại biểu cho rằng, ngoài giải pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho công chức, viên chức, nhân dân sâu rộng để phòng ngừa “không dám, không muốn, không ham” thì việc tiếp tục xử lý những hành vi tham nhũng không có vùng cấm sẽ có tác động rất tích cực trong việc phòng ngừa, ngăn chặn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán trên tất cả các lĩnh vực, nhất là những vấn đề nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng. Cán bộ thanh tra, kiểm toán phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi công vụ, không bị áp lực hoặc vì lý do khác nhau mà bỏ qua sai sót nghiêm trọng của tổ chức, cá nhân sai phạm. Nếu vi phạm phải xử lý nghiêm để răn đe, phát huy vai trò đầu tàu, gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu của cơ quan, đơn vị, cũng như phát hiện của nhân dân, phương tiện truyền thông cung cấp cho các cơ quan chức năng xử lý sai phạm.

Đại biểu đề nghị Chính phủ sớm ban hành các quy định cụ thể về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhằm khắc phục hạn chế của những công tác này. Đồng thời đề nghị Chính phủ cũng quan tâm chỉ đạo các cơ quan thực hiện cho tốt các kiến nghị, đề xuất của Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp./.

Bảo Yến