Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 875268a1-f9fb-90f0-c4c5-0edef7a48232.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1 CÀN CÓ RÀ SOÁT VÀ ĐIỀU CHỈNH PHÙ HỢP

28/10/2020

Thời gian qua, câu chuyện về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 đang “nóng” trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội và chủ yếu thiên về phê phán những hạt “sạn” trong sách. Hay nói đúng hơn là dư luận đang tập trung vào bộ sách Cánh diều – Bộ sách đang được nhiều giáo viên, nhiều nhà trường lựa chọn.

Nhặt “sạn” trong Sách giáo khoa 

Năm học 2020-2021 là một năm học đặc biệt với ngành giáo dục và đào tạo, năm học đầu tiên triển khai đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong các nhà trường triên khắp cả nước, bắt đầu với lớp 1. Đây cũng là năm học mà ngành giáo dục sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức khi thực hiện nhiệm vụ mới trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Đặc biệt vì, từ năm học này, những cuốn sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình cũ, còn được gọi là chương trình năm 2000, sẽ không còn được xuất bản. Đây cũng là lần đầu tiên học sinh, phụ huynh, giáo viên có đến 5 bộ sách giáo khoa để lựa chọn thay vì chỉ có một bộ duy nhất như trước đây. Lần đầu tiên các giáo viên được tự đánh giá, lựa chọn các sách phù hợp với khả năng, đặc thù dạy và học của bản thân, địa phương và học sinh mình.

Đặc biệt còn bởi, từ năm học này sách giáo khoa không còn là “pháp lệnh”, là duy nhất, thể hiện đồng nhất trên toàn quốc, SGK chỉ là tài liệu chính thức được giảng dạy trong nhà trường mà thôi. Giáo viên sẽ được sáng tạo trong dạy học.

Có lẽ cũng chính từ những điều đặc biệt như vậy mà thời gian qua, câu chuyện về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1  đang “nóng” trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội và chủ yếu thiên về phê phán những hạt “sạn” trong sách. Hay nói đúng hơn là dư luận đang tập trung vào bộ sách Cánh diều – Bộ sách đang được nhiều giáo viên, nhiều nhà trường lựa chọn.

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, Nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, Lev Tolsty không phải là nhà văn viết cho trẻ em, câu chuyện ẩn ý ấy là dành cho người lớn, nhưng khi được lấy làm nguyên liệu cho học sinh lớp 1 quả là đã gây tranh cãi. Tác giả cuốn sách đưa ra những điều xấu và người ta mong muốn giáo viên và học sinh sẽ bài trừ những điều xấu. Thì điều này có lẽ phù hợp với học sinh lớp 4, lớp 5 trở lên …

Không chỉ có vậy, trong quá trình giảng dạy, một số bất cập khác cũng được các giáo viên chỉ ra. Từ thực tế giảng dạy, giáo viên Trịnh Quỳnh Anh, Trường Tiểu học Dịch Vọng B, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội cho biết, “… Với những bài chúng tôi đang dậy các âm, song song với đó là giới thiệu với các con về các chữ hoa, sau đó là các con quay lại đọc các âm với mẫu chữ thường. Nhưng khi ở bài tập đọc thì lại xuất hiện rất nhiều những chữ hoa ở trong bài. ”

 Giáo viên Trịnh Quỳnh Anh, Trường Tiểu học Dịch Vọng B, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

Trước những phản ứng của dư luận về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp. Mới đây, tại cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong khâu chỉ đạo biên soạn, thẩm định và phát hành sách giáo khoa mới và khẳng định đây là công việc khó khăn, phức tạp. Với ý kiến đa chiều, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo coi trọng mọi ý kiến đóng góp của nhân dân và có hướng giải quyết những vấn đề còn tồn tại.

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ đã nghiêm túc tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và giao cho các đơn vị chuyên môn tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân, đồng thời chỉ đạo Hội đồng thẩm định quốc gia tiếp tục rà soát không chỉ là Bộ sách Cánh diều mà sẽ tiến hành ra soát toàn bộ 05 Bộ sách giáo khoa đã được ban hành.

Sạn sách đến từ đâu, các cơ quan chức năng có liên quan đã vào cuộc như thế nào? ít nhiều chúng ta cũng đã tìm được câu trả lời. Nhưng cũng có những ngôi trường, những giáo viên, những em học sinh cùng học một bộ sách giáo khoa tiếng việt này nhưng lại có góc nhìn hoàn toàn khác.  

Học sinh hứng thú, tập chung và được trải nghiệm nhiều hơn. Đó là cảm nhận của giáo viên và học sinh lớp 1 trường Tiểu học Việt Kids, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Giáo viên Hoàng Ngọc Ánh cho biết “… Trong quá trình dạy học, tôi thấy Sách Cánh diều có một số ưu điểm như những hình vẽ trên sách rất bắt mắt và học sinh rất là thích thú. Cách sắp xếp các câu từ rất là rõ ràng. Ngoài ra còn có phần sách điện tử khi mà học tiết kể truyện hoặc các tiết toán thì học sinh sẽ được xem qua video và học sinh cảm thấy rất là thú vị trong mỗi tiết học …”

Giáo viên Hoàng Ngọc Ánh, Trường Tiểu học Việt Kids, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Cùng quan điểm, giáo viên Nguyễn Hoàng Mỹ Anh  cho rằng,  “…Khi chúng tôi lựa chọn sách giáo khoa cánh diều vì chúng tôi thấy phù hợp thời gian học vần, học âm là dài nhất trong 5 bộ sách. Tôi nghĩ là học sinh lớp 1 thì cần có thời gian để các em nhớ được mặt âm cũng như là mặt chữ. Chũng ta học mà dồn gấp gáp quá thì thật sự là rất nặng đối với các em

Cần phải khẳng định rằng, từ năm học này sách giáo khoa không còn là “pháp lệnh”, sách giáo khoa chỉ là tài liệu chính thức được giảng dạy trong nhà trường mà thôi. Hiểu đúng vai trò của sách giáo khoa cũng là cách để xác định đúng vị trí của giáo viên trong chương trình mới. Có một thực tế, tại các trường khi giáo viên được tập huấn kỹ thì đều không gặp những vướng mắc trên thực tế.

Chuyển từ việc truyền thụ tri thức sang phát triển năng lực và phẩm chất, chương trình mới cho chúng ta hi vọng về một thế hệ mới. Bước thay đổi căn bản này sẽ kéo theo ít nhiều xáo động mà mỗi gia đình, nhà trường chưa sớm thích nghi. Bình tĩnh và hiểu biết được cho là ứng sử phù hợp nhất trong bối cảnh này.

Rà soát và điều chỉnh cho phù hợp

Sau hơn 2 tháng chính thức đi vào giảng dạy, bộ sách giáo khoa lớp 1 đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc có nhiều bộ sách giáo khoa như năm nay để các cơ sở giáo dục lựa chọn là bước tiến lớn trong giáo dục. Để có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này, Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến của Đại biểu Phạm Tất Thắng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN&NĐ của Quốc hội:

Đại biểu Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

Phóng viên: Thời gian qua, câu chuyện về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1  đang “nóng” trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội và chủ yếu thiên về phê phán những hạt “sạn” trong sách. Hay nói đúng hơn là dư luận đang tập trung vào bộ sách Cánh diều – Bộ sách đang được nhiều giáo viên, nhiều nhà trường lựa chọn. Vậy, theo ý kiến của Đại biểu thì đâu là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này ?

Đại biểu Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa mới là chúng ta thay đổi cách thức tiếp cận. Nếu trước đây, chỉ có 1 chương trình 1 bộ sách giáo khoa và chương trình là tham khảo còn sách giáo khoa là pháp lệnh thì với tinh thần của Nghị quyết số 88 đã thay đổi rất cơ bản. Đó là, chương trình là pháp lệnh, sách giáo khoa là thể hiện và cũng theo tinh thần Nghị quyết số 88 thì chúng ta tiến hành xã hội hóa việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa phổ thông. Hiện nay, dư luận còn nhiều ý kiến và đặc biệt là ý kiến phản biện chủ yếu đối với cuốn sách giáo khoa tiếng việt lớp 1 nằm trong bộ sách Cánh diều. Ý kiến của dư luận, cử tri chủ yếu tập trung vào phản ánh cách thức thể hiện của cuốn sách giáo khoa này; chất lượng có một số điểm chưa đảm bảo theo mong muốn đề ra. 

Phóng viên: Nhiều  ý kiến cho rằng, đồng ý là sách hay bất cứ tài liệu nào cũng đều có những hạt sạn. Tuy nhiên, mọi người cũng nên bình tĩnh suy xét, đừng phủ nhận tất cả những giá trị mà cuốn sách mang lại. Quan điểm của Đại biểu như thế nào về những luồng ý kiến trên ?

Đại biểu Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Tôi cho đây là 1 ý kiến phù hợp. Đây là năm đầu tiên chúng ta thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Vì vậy, để quá trình chuyển đổi đạt được mục tiêu đề ra chúng ta, sách giáo khoa chỉ là tài liệu có tính chất hướng dẫn học thôi thì cũng cần quá trình và rõ ràng đây là việc năm nay chúng ta đổi mới cũng rất là cơ bản chương trình và sách giáo khoa. Năm đầu tiên áp dụng sách giáo khoa lớp 1 nên những khó khăn, bỡ ngỡ là không tránh khỏi. Đồng thời, đây là cũng là năm đầu tiên chúng ta biên soạn, phát hành sách giáo khoa lớp 1 cho nên trong đó cũng có thể có những hạt sạn mà dư luận phát hiện ra. Do đó, hãy bình tĩnh suy xét, không nên phủ nhận tất cả những giá trị mà cuốn sách mang lại.

Phóng viên: Ngay sau khi có những ý kiến trái chiều từ dư luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ra văn bản đề nghị Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Quốc gia phải rà xoát, báo cáo về nội dung dư luận đã phản ánh liên quan tới sách giáo khoa lớp 1. Đại biểu đánh giá như thế nào về phản ứng này của Bộ Giáo dục và Đào tạo ?

Đại biểu Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Tôi cho rằng đây là 1 phản ứng kịp thời thể hiện sự tôn trọng của cơ quan quản lý nhà nước trước những ý kiến phản ánh của dư luận xã hội, từ phụ huynh, cử tri. Khi dư luận xã hội đã có những ý kiến phản ánh như vậy tức là chất lượng sách giáo khoa còn có những điểm cần phải quan tâm. Chính vì vậy, khi mà dư luận đã phát hiện ra và lên tiếng, , Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ra văn bản đề nghị Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Quốc gia phải rà soát, báo cáo về nội dung dư luận đã phản ánh liên quan tới sách giáo khoa lớp 1. Đây là sự phản ứng, tiếp thu kịp thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tôi hoàn toàn tán thành cách xử lý này.

Phóng viên: Với vai trò lại Đại biểu dân cử, xin Đại biểu vui lòng cho biết quan điểm của Đại biểu như thế nào xung quanh sự việc này ?

Đại biểu Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Như tôi đã nêu, Hội đồng thẩm định với trách nhiệm được giao thì phải cùng với các tác giả rà soát lại kỹ lưỡng nội dung, cách thức thể hiện; cách thức diễn đạt cũng như chất lượng của sách giáo khoa đặc biệt là phần thể hiện liên quan tới nội dung tiếng việt lớp 1. Trên cơ sở đó nhìn nhận tất cả những hạt sạn trong giáo khoa và tiến hành hiệu đính. Tôi cho rằng, trong năm đầu tiên tiến hành chương trình sách giáo khoa mới thì những tồn tại có thể hiểu được. Vì vậy, trong trường hợp này cần bình tĩnh, để ngành giáo dục tìm ra một phương thức phù hợp nhất.

Liên tiếp những phát hiện, đóng góp từ phía dư luận nhìn ở góc độ tích cực thì đây là những căn cứ để các nhóm tác giả có những điều chỉnh kịp thời. Bởi từ những ý kiến của các nhà sư phạm cũng như của Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội Phạm Tất Thắng đều đánh giá cả 5 bộ sách mới đều tốt hơn, đẹp hơn sách cũ. Việc thực hiện một chương trình 5 bộ sách đang là bước tiến lớn trong công cuộc đổi mới giáo dục. Bước tiến này cần được bảo vệ bằng sự công tâm của tất cả chúng ta./.

Lê Anh - Trần Tiến