Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 9c5968a1-8979-90f0-c4c5-01d940f22b58.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH BÙI THỊ QUỲNH THƠ: CẦN PHẢI CÓ KẾ HOẠCH, QUY HOẠCH, CƠ CẤU LẠI NGÀNH, LĨNH VỰC, VÙNG KINH TẾ

08/11/2020

Tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, phát biểu tại phiên thảo luận về tình hinh kinh tế - xã hội, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh cho rằng cần phải có kế hoạch, quy hoạch, cơ cấu lại ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế một cách hệ thống theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra.

Giám sát chặt chẽ hơn về lộ trình thực hiện cơ cấu lại ngành, vùng lãnh thổ ở các địa phương.

Đai biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ khẳng định, Nghị quyết 24 Quốc hội năm 2016 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đề ra 22 mục tiêu và 5 nhiệm vụ trọng tâm. Đến thời điểm này, mặc dù 7/22 mục tiêu không hoàn thành, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 diễn biến phức tạp, 15/22 mục tiêu hoàn thành hoặc có khả năng hoàn thành cho thấy sự nỗ lực lớn, điều hành sáng tạo, linh hoạt của Chính phủ trong điều hành đất nước, từng bước vượt qua khó khăn.

Giai đoạn 2016 - 2021 các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đã dịch chuyển theo hướng tích cực, khai thác ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất. Tuy nhiên, theo đại biểu kết quả đạt được đối với nhiệm vụ này chủ yếu tập trung vào cơ cấu lại ngành kinh tế, còn vấn đề cơ cấu vùng kinh tế chưa được đánh giá rõ trong báo cáo.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh.

Theo đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, công tác cơ cấu vùng kinh tế chưa được triển khai một cách rõ ràng hay xác định rõ bước đi trọng tâm; cơ cấu lại vùng kinh tế cho phù hợp với trình độ phát triển của địa phương mình; chưa tạo được bước đột phá, liên kết phát triển vùng còn lỏng lẻo; chưa có sự liên kết, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương. Khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền còn lớn. Ngay trong báo cáo quyết toán thu chi năm 2018 của Chính phủ cũng đã cho thấy những bất cập này.

Bên cạnh đó, thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, công tác quy hoạch vùng, ngành, lĩnh vực vẫn chưa gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chủ yếu các nhiệm vụ được thực hiện lồng ghép trong các báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm hoặc giai đoạn 5 năm, mà chưa có kế hoạch, lộ trình thực hiện các lĩnh vực hoặc các ngành ưu tiên phát triển, kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực...

Vì vậy, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đề nghị trong giai đoạn 2021 - 2026, Quốc hội cần có sự giám sát chặt chẽ hơn về lộ trình thực hiện cơ cấu lại ngành, vùng lãnh thổ ở các địa phương. Qua đó các địa phương cần phải có kế hoạch, quy hoạch, cơ cấu lại ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế một cách hệ thống theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra. Đặc biệt, trong các nội dung công tác quy hoạch, cơ cấu lại vùng kinh tế theo Nghị quyết 24 của Quốc hội, việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế mới tập trung vào các chỉ tiêu và các nội dung về lĩnh vực kinh tế, mà dường như đang bỏ sót một vấn đề rất quan trọng đó là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế. Đó là quy hoạch nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Quan tâm đến quy hoạch nguồn nhân lực để quy hoạch cơ cấu lại vùng kinh tế đạt được mục tiêu đề ra.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ lấy ví dụ điển hình về nhân lực giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông, tính đến tháng 10/2019 cả nước thiếu hơn 45.000 giáo viên mầm non, hơn 18.000 giáo viên tiểu học, hơn 11.000 giáo viên trung học cơ sở và hơn 10.000 giáo viên trung học phổ thông. Cùng với sự ra đời hàng loạt trường tư, hiện rất nhiều trường công không đủ giáo viên phục vụ nhu cầu giảng dạy. Số liệu về nhu cầu giáo viên đã được các địa phương tổng hợp hàng năm qua các báo cáo, thống kê về vị trí việc làm hay các báo cáo gửi các bộ chuyên ngành. Tuy nhiên, các cấp chính quyền lại chưa chủ động cân đối xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực đào tạo đáp ứng nhu cầu thiếu hụt cho địa phương, mà chỉ chờ vào số lượng sinh viên rất ít ỏi của ngành sư phạm tốt nghiệp ra trường gửi đơn đến tham gia dự tuyển. Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116 về mức hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng đối với sinh viên ngành sư phạm, nhưng đại biểu băn khoăn liệu chính sách mới này có giải quyết tận gốc vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thiếu hụt, hay cũng chỉ mới thu hút được một số lượng không nhiều sinh viên vào sư phạm (chưa tính đến đến chất lượng của sinh viên ngành sư phạm trong những năm gần đây).

Tương tự, đối với các ngành và lĩnh vực khác, các báo cáo của Chính phủ đề ra định hướng thời gian tới là cần phải hình thành hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo theo chuẩn mực quốc tế để chuyển giao và áp dụng công nghệ 4.0, thúc đẩy quá trình phát triển, chuyển đổi số, thực hiện kinh tế số... Điều đó có nghĩa là toàn bộ nền kinh tế đang rất cần một lượng lớn những người được đào tạo về các lĩnh vực như công nghệ thông tin, điện tử, các kỹ sư nông nghiệp... có chất lượng. Giải pháp cho các nhu cầu đó là cần phải quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao được đề ra trong hầu hết các báo cáo của Chính phủ cũng như các cấp chính quyền địa phương hàng năm.

Đại biểu tham dự phiên thảo luận về kinh tế - xã hội ngày 05/11/2020.

Tuy nhiên, kế hoạch cân đối, chuẩn bị nguồn nhân lực cho các ngành, lĩnh vực thiếu hụt trên lại không được thực hiện một cách quyết liệt ở các cấp mà chủ yếu lại phụ thuộc vào số lượng nhân lực tốt nghiệp ở các ngành nộp đơn thi xét tuyển, đến khi không đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu, các báo cáo lại tiếp tục đánh giá hạn chế, tồn tại là do nguyên nhân nguồn nhân lực chưa đủ và chưa đáp ứng yêu cầu công việc và tiếp tục đề xuất các giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Trong khi đó, sinh viên đăng ký các ngành học chủ yếu là tự phát dựa trên năng lực, sở thích, tiềm lực kinh tế gia đình hay từ dự đoán thị trường hiện tại về ngành, lĩnh vực, chưa được dựa trên dự báo cân đối sắp xếp của các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này làm cho tình trạng sinh viên đăng ký vào các ngành học trong từng thời kỳ, các trường đại học liên tục diễn ra theo đồ thị hình sin, gây ra sự thừa, thiếu cục bộ về nhân lực trong toàn bộ nền kinh tế.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh khẳng định, nhân lực là yếu tố nền tảng cho sự phát triển của một quốc gia trong công tác quy hoạch cơ cấu lại vùng kinh tế giai đoạn 2021 - 2026. Do vậy, để quy hoạch cơ cấu lại vùng kinh tế đạt được mục tiêu đề ra, cần thiết phải quan tâm đến vấn đề quy hoạch nguồn nhân lực. Thực hiện theo phương châm Chính phủ hành động, các địa phương bên cạnh thực hiện phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế cần chủ động tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, theo đó có chính sách, lộ trình đào tạo, bố trí, sắp xếp, thu hút nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước đơn vị sự nghiệp một cách có hiệu quả và đúng hướng. Đồng thời, cần có sự tính toán, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực đến các ngành, lĩnh vực để qua đó người học đăng ký vào các ngành, thị trường cần đáp ứng nhu cầu xã hội nhằm đạt được các mục tiêu đề ra./.

Lan Hương