Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 247568a1-c957-90f0-c4c5-00102084522f.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH RƠ MAH TUÂN GÓP Ý VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ THẢO LUẬT CƯ TRÚ (SỬA ĐỔI)

22/12/2020

Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, đóng góp ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), Đại biểu Quốc hội Rơ Mah Tuân, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đề nghị bổ sung một khoản quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc phối hợp với Bộ Công an thực hiện hoạt động quản lý cư trú, tạm trú, lưu trú, thông báo lưu trú...

Đại biểu Rơ Mah Tuân, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai phát biểu từ điểm cầu trực tuyến

Tham gia ý kiến về dự thảo Luật Cư trú, đại biểu Rơ Mah Tuân, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai nhận định cơ quan soạn thảo và thẩm tra đã tiếp thu, chỉnh lý nghiêm túc, đầy đủ ý kiến góp ý của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội. Đại biểu tán thành với nội dung của dự thảo luật và để hoàn thiện dự thảo luật, ngoài ra, đại biểu xin tham gia thêm một số ý kiến về dự thảo được hoàn thiện hơn như sau.

Đối với những nội dung còn có ý kiến khác nhau về điều kiện đăng ký thường trú quy định tại Điều 20, đại biểu bày tỏ quan điểm tán thành với phương án 1 của dự thảo luật là giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức diện tích nhà ở tối thiểu về chỗ ở, cho thuê, cho mượn, ở nhờ làm điều kiện đăng ký thường trú, nhằm đảm bảo điều kiện cần thiết cho người dân, phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn của từng địa phương và giảm áp lực cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn của từng địa phương

Về đăng ký tạm trú quy định tại Điều 27, 28, đại biểu đồng ý với ý kiến không quy định điều kiện đăng ký tạm trú là phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở đồng ý, vì quy định này cản trở quyền đăng ký cư trú của công dân, ảnh hưởng đến công tác quản lý cư trú của các cơ quan nhà nước. Quy định này cũng nhằm nâng cao trách nhiệm của người có nhà ở, cho thuê, cho mượn, cho ở và hạn chế tình trạng khó kiểm soát đối tượng tạm trú.

Về thời hạn tạm trú, đại biểu tán thành với quy định của phương án 1 của dự thảo luật, có quy định về thời hạn tạm trú để phân biệt với đăng ký thường trú, hạn chế trường hợp đăng ký thường trú một nơi nhưng lại thường xuyên lưu trú dưới hình thức tạm trú ở nơi khác. Tuy nhiên, về thời hạn tạm trú đề nghị cân nhắc quy định là 12 tháng để thống nhất với quy định về thời hạn xóa đăng ký thường trú trên 12 tháng liên tục quy định tại Điều 24 của dự thảo luật này.

Về điều khoản thi hành quy định tại Điều 38, đại biểu nhất trí với phương án có quy định chuyển tiếp, vì phương án này phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tính khả thi, đảm bảo điều kiện trong quá trình xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hạn chế tối đa việc xáo trộn cuộc sống của người dân. Phương án này sẽ tạo thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trong giai đoạn chuyển tiếp từ sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sang sử dụng cơ sở dữ liệu về cư trú.

Về giải thích từ ngữ quy định tại Điều 2 khoản 3, khái niệm cư trú trong điều này chưa thực sự phù hợp với khái niệm nơi cư trú tại Điều 11. Vì tại khoản 2 Điều 11 quy định nơi cư trú của công dân còn là nơi ở hiện tại đối với những người không có chỗ ở hợp pháp hoặc có chỗ ở hợp pháp nhưng không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú. Nên đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định lại cho phù hợp.

Về nơi cư trú của người học tập, công tác làm việc trong lực lượng vũ trang quy định tại Điều 15, do lực lượng quân đội có những đặc thù trong vấn đề lưu trú và quản lý lưu trú, do đó đồng ý với quy định của khoản 3 điều này là điều kiện hồ sơ, thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại đơn vị đóng quân đối với người quy định tại khoản 1 điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, đối với người quy định tại khoản 2 điều này do Bộ trưởng Bộ Công an quy định là phù hợp với thực tế trong công tác quản lý hiện tại.

Về lưu trú và đăng ký lưu trú quy định tại Điều 30 của dự thảo luật, để đảm bảo thống nhất, phù hợp với Điều 24 Luật Biên giới quốc gia năm 2003, Điều 7 Nghị định 34, Điều 13 Nghị định 112 về quản lý cửa khẩu biên giới, Điều 10 Nghị định số 71 ngày 3/9/2015 về quy định hoạt động của người phương tiện trong khu vực biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại biểu đề nghị bổ sung một khoản trong điều này: "Nội dung quy định cơ quan quản lý cư trú có trách nhiệm thông báo cho đồn biên phòng sở tại nội dung thông báo về lưu trú" quy định tại Điều 3 khoản này đối với những trường hợp người đến lưu trú trong khu vực biên giới, cửa khẩu.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về cư trú, quy định tại Điều 30, đại biểu đề nghị bổ sung một khoản quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc phối hợp với Bộ Công an thực hiện hoạt động quản lý cư trú, tạm trú, lưu trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng ở khu vực biên giới, cửa khẩu và kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về cư trú ở khu vực biên giới, cửa khẩu./.

Minh Hùng

Các bài viết khác