Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d28668a1-f9d6-90f0-c4c5-0b371da3f7af.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH HOÀNG ĐỨC THẮNG: KỊP THỜI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC NGHỊ ĐỊNH, THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

12/01/2021

Góp ý vào một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIV, đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng cần kịp thời sửa đổi, bổ sung các nghị định, thông tư hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị khẳng định, về nhận thức chung, xử lý vi phạm hành chính là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ trật tự kỷ cương hành chính trong quản lý nhà nước nhưng cũng phải bảo vệ quyền công dân, quyền con người theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, là vấn đề trực tiếp liên quan đến đời sống hằng ngày của nhân dân, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được toàn xã hội quan tâm. Qua gần 7 năm thực thi Luật Xử lý vi phạm hành chính, một số quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính không còn phù hợp nên việc sửa đổi, bổ sung luật là cần thiết.

Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng, trong thực tế chưa có một đạo luật nào Quốc hội giao cho Chính phủ ban hành nhiều nghị định thi hành như Luật Xử lý vi phạm hành chính vừa qua. Tính đến cuối tháng 8/2020 đã có 76 nghị định xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đang có hiệu lực và sắp có hiệu lực thi hành. Do đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua lần này thì các nghị định cũng phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đây là vấn đề phức tạp, cần phải nhiều thời gian. Do đó, đề nghị Quốc hội quy định thời gian để khi luật có hiệu lực, đảm bảo đủ thời gian để Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nghị định, vì thời gian luật có hiệu lực là ngày mùng 1/7/2021 là quá ngắn. Vì vậy, để tránh trường hợp lâu nay luật chờ nghị định, đại biểu đề nghị Quốc hội cần có nghị quyết giao trách nhiệm cho Chính phủ, các bộ, ngành phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các nghị định, thông tư hướng dẫn và thời hạn ấn định để khi luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thì các nghị định sửa đổi, bổ sung cũng có hiệu lực thi hành ngay, không được áp dụng nghị định cũ khi luật có hiệu lực.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị góp ý vào một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Góp ý về một số điều khoản cụ thể, tại khoản 9, sửa đổi bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 23, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị bỏ khoản 3 Điều 23, bởi lý do quy định này là trái thẩm quyền của Chính phủ, mâu thuẫn với thẩm quyền của Chính phủ được quy định tại Điều 4 của luật. Tại Điều 4 quy định: "Căn cứ quy định của luật này, Chính phủ quy định chi tiết mức phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh". Còn ở khoản 3 sửa đổi Điều 23 quy định: "Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung hình phạt hoặc mức phạt cụ thể", quy định như vậy là không đồng bộ về pháp luật. Về nguyên tắc, mức phạt phải tương ứng với hành vi vi phạm. Nếu căn cứ vào đặc thù của từng thành phố trực thuộc trung ương để Chính phủ giao quyền cho Hội đồng nhân dân thành phố đó thì vô hình trung dẫn đến sự tùy tiện và không thống nhất.

Tại khoản 4 Điều 23 Dự thảo Luật, đại biểu đề nghị quy định thêm nội dung trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xác định mức tiền phạt theo nguyên tắc: tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ, mức tiền phạt phải nằm trong khung tiền phạt được quy định đối với hành vi phạm. Lý do là để thuận lợi cho cả cơ quan có thẩm quyền căn cứ tình tiết để xác định khung hình phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng.

Cho ý kiến vào khoản 1 Điều 74, Dự thảo đoạn đầu khoản 1 nêu: "Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một năm kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa". Đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng, quy định như vậy là dễ dẫn đến người bị xử phạt vi phạm hành chính chây ì, coi thường pháp luật để tránh chấp hành quyết định xử phạt. Vì vậy, đề nghị chỉ quy định thời hiệu xử phạt hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và bỏ quy định thời hiệu chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Tại khoản 4, sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 86, đại biểu thống nhất với phương án 2. Tại điểm b khoản 2a Điều 86 của phương án 2, đề nghị bổ sung cụm từ “lĩnh vực thuộc ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự” và diễn đạt đầy đủ như sau: Để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, bảo vệ môi trường, lĩnh vực thuộc ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, có thể áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Góp ý vào khoản 41 sửa đổi, bổ sung Điều 87, đại biểu đề nghị bổ sung vào khoản 1 Điều 87 nội dung quy định về cấp trên ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính của cấp dưới. Lý do được đại biểu nêu ra là trong một số trường hợp cụ thể, cấp dưới có thẩm quyền xử phạt nhưng không có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cấp dưới có thẩm quyền cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện để tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

Bên cạnh đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính có tính thời gian, thời hạn là ngày làm việc khác với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tại khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 147 Bộ luật Dân sự năm 2015. Do đó, để tránh chồng chéo và mâu thuẫn, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị sửa đổi Điều 8 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính cho thống nhất với các quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính lần này cho thống nhất./.

Lan Hương