Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 558366a1-d9a9-90f0-c4c5-0aad9fa2b6e6.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ QUYẾT TÂM: QUAN TÂM ĐẾN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ SAU DỊCH BỆNH

23/02/2021

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, khi thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm – Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh cho rằng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cho năm 2021, Chính phủ cần quan tâm hơn đến các giải pháp hiệu quả cụ thể cho vấn đề vấn đề du lịch, sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp hỗ trợ để tận dụng được cơ hội phát triển sau đại dịch.

Thảo luận tại Tổ, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm – Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh nêu rõ, năm 2020 với nhiều biến động rất khó lường và không dự báo trước, tình hình thay đổi rất nhiều, nhiều phát sinh so với dự báo khi Quốc hội thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của năm 2020. Nhấn mạnh, đây là điều cần phải có nhìn nhận, có những phân tích, đại biểu đề nghị Chính phủ cùng với các bộ ngành cần phải nghiên cứu, đánh giá lại, cần phải thảo luận để có những bài học rất cụ thể cho dự báo của thời gian tới. Phải lượng định những tác động từ thực tế của năm 2020 cho năm 2021 và những năm tiếp theo. Nêu rõ, Báo cáo của Chính phủ cũng có đề cập vấn đề này nhưng đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng báo cáo chưa thể hiện hết và cũng có những vấn đề chưa trúng vào những điểm huyệt cho quá trình phát triển của thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm - Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh tại phiên thảo luận Tổ

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, qua theo dõi thực tế và qua tiếp xúc cử tri cho thấy sự linh hoạt trong sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, sự chuyển động, thích ứng với tình hình. Mặc dù chưa lường hết và nó diễn biến rất nhanh và rất phức tạp nhưng sự lãnh đạo của Đảng, các cấp ủy đảng, sự tuân thủ, sự chấp hành, sự linh hoạt, ứng phó co cho thấy rất rõ trong khó khăn đã bộc lộ ra năng lực lãnh đạo của Đảng. Một điều dễ nhận thấy nữa là sự tín nhiệm của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Đây là một sự khác biệt căn bản giữa nước ta với một số nước. Chính vì vậy mà chúng ta ngăn chặn dịch bệnh hay ứng phó với thiên tai đem lại một hiệu quả.

Cùng với đó là sự linh hoạt trong điều hành của Quốc hội và của Chính phủ. Quốc hội đưa ra những quyết sách rất kịp thời để giải quyết những khó khăn trước mắt cũng như định hướng cho lâu dài bằng những chính sách, chủ trương, quy định của pháp luật được người dân ủng hộ. Sự linh hoạt điều hành của Chính phủ phải nói kịp thời, quyết liệt, hiệu quả và được người dân đồng thuận.

Trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai dồn dập thiệt hại cả về con người, về kinh tế, về cuộc sống của người dân thì sức mạnh của người dân, lòng dân được huy động một cách hiệu quả, được phát động một cách kịp thời, sức dân bật lên. Đại biểu cho rằng không có gì thay thế được sức mạnh của lòng dân và sức dân, của cải ở trong dân. Do đó, nếu biết phát huy, biết huy động thì nó sẽ là cứu cánh cho Chính phủ, cho đất nước trong hoàn cảnh ngặt nghèo, khó khăn.

Đại biểu cho rằng trong báo cáo của Chính phủ và trong đánh giá của Quốc hội phải đánh giá kỹ không phải để tự hào mà để rút ra bài học kinh nghiệm, không phải chỉ đợi đến khi đất nước có vấn đề. Bài học đó phải được chuyển thành những giải pháp cho cả nhiệm kỳ tới, đặc biệt là cho năm 2021. Năm 2021 phải có những giải pháp để khắc phục khó khăn bởi đấy là năm mở đầu cho một nhiệm kỳ mới của Quốc hội cũng như của Chính phủ và của Đại hội Đảng các cấp, v.v. Không phải dễ để triển khai được Nghị quyết của các cấp, trong tình hình hiện nay. Nếu như các cấp ủy đảng không có những quyết sách để lãnh đạo và chỉ đạo để khắc phục hậu quả, khơi lại nguồn lực trong dân thì việc đưa nghị quyết đi vào cuộc sống không phải là vấn đề đơn giản trong năm 2021 cũng như những năm tiếp theo.

Trao đổi về giải pháp thúc đẩy nền kinh tế, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đề xuất, trong vấn đề du lịch cần khởi động lại, tính toán như thế nào về giảm giá về chăm sóc khách hàng, về quảng bá để những người có điều kiện thu nhập cỡ trung bình khá trở lên có thể hưởng thụ được những dịch vụ cao cấp mà trước đây chỉ phục vụ cho nước ngoài. Dẫn chứng thực tế thành phố Hồ Chí Minh khởi động khá sôi nổi nhưng có kết nối được các vùng, các miền, các địa phương với nhau hay không để tạo ra hiệu ứng, đại biểu cho rằng du lịch có thể trở lại một cách rất ngoạn mục nếu chúng ta đủ lực và sẵn sàng, đủ chủ trương. Vấn đề này trong báo cáo của Chính phủ vẫn thấy chung chung, chưa có chủ trương gì cụ thể. Do đó, đại biểu bày tỏ mong muốn Quốc hội phải bàn sâu chỗ này, bởi đây là nguồn thu trong nước rất tốt. Một là có được nguồn thu kích hoạt lại ngành du lịch, mặt khác, để người dân của Việt Nam được hưởng thụ những dịch vụ cao cấp, những dịch vụ đáng đồng tiền mà người ta vẫn có thể bỏ ra trong giai đoạn này. Du lịch cần phải có những giải pháp cụ thể hơn và có thể đạt được.

Về sản xuất nông nghiệp, theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiều cuộc họp ở rất nhiều vùng miền khác nhau và cũng đưa ra rất nhiều những nhận định, đánh giá và cũng có những chủ trương nhưng qua theo dõi cho thấy từ phát biểu, kết luận Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đi vào cuộc sống rất chậm, không đáp ứng được những mong muốn của Thủ tướng và của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn. Trong điều kiện tất cả các nước xung quanh, những nước là thị trường lớn của Việt Nam trong xuất khẩu nông nghiệp không sản xuất được, đây là dư địa, là cơ hội để Việt Nam có thể đẩy sản xuất nông nghiệp lên và cung cấp hàng hóa cho thị trường quốc tế. Đây cũng là một mũi tên 2 chiều, vừa kích cầu và kích sản xuất trong nước, vừa làm nhiệm vụ cung cấp hàng hóa trong khi nhiều nước đang gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề lương thực, vấn đề, thực phẩm v.v. Đại biểu bày tỏ mong muốn Chính phủ nói thêm về những giải pháp cho việc phát triển lĩnh vực nông nghiệp cũng như Quốc hội thảo luận sâu thêm về vấn đề này.

Cùng với sản xuất nông nghiệp là sản xuất hàng tiêu dùng, đây là cơ hội để đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, để thực hiện người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; kích hoạt sản xuất hàng trong nước, chất lượng, mẫu mã dịch vụ tốt để cung ứng cho nhu cầu ở trong nước cũng như xuất khẩu.

Cùng với đó là công nghiệp hỗ trợ, tận dụng cơ hội để kích hoạt lĩnh vực này cho tốt, để cung ứng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam sử dụng những mặt hàng lắp ráp do doanh nghiệp của Việt Nam cung cấp mà trước đây nhập của nước ngoài để đảm bảo được mặt hàng đó có thể xuất khẩu được, hình thành một mặt hàng hoàn thiện. Vấn đề đặt ra là phải có chính sách gì của Quốc hội, của Chính phủ để đẩy việc này lên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sống lại được và có thể phát triển được, từ đó tạo đà để công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chiếm ưu thế đối với các mặt hàng xuất khẩu.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh trên đây là 3 nội dung Chính phủ cần phải quan tâm hơn trong giải pháp để có hiệu quả cụ thể hơn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cho năm 2021.

Bên cạnh đó, đại biểu cung đề nghị Chính phủ phải có hướng dẫn và quản lý thống nhất về công tác quyên góp, hỗ trợ đối với những thiệt hại của người dân để tạo được sự đồng bộ và phát huy một cách tốt nhất sức dân. Vấn đề này nếu chỉ Chính phủ làm sex không nổi mà phải có cái sức dân. Nhưng nếu để sức dân một cách tự phát thì sẽ phát sinh vô vàn hệ lụy rất khó khắc phục. Cho nên cần phải có hướng dẫn và quản lý chung để biết đồng tiền đi tới đâu, đang được hỗ trợ như thế nào. Từ đó chúng ta mới trở lại một bài học muôn thuở là cái gì xã hội làm được thì để cho xã hội làm. Xã hội quyên góp được thì để cho xã hội quyên góp nhưng phải có sự quản lý. Còn chỗ nào xã hội không tới được, những vùng sâu, những vùng xa, những khó khăn, những vấn đề lớn như cầu, đường, trường, trạm, phải đầu tư lớn, đầu tư bài bản, những việc đó xã hội không làm được thì nguồn lực của Chính phủ phải đầu tư./.

Bảo Yến