Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 5e3552a1-a948-90f0-c4c5-00fd17d58ec0.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN QUANG MINH: CẦN CÓ DANH HIỆU GIA ĐÌNH TIÊU BIỂU NHẰM KHUYẾN KHÍCH PHONG TRÀO THI ĐUA

17/06/2022

Tham gia thảo luận về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), đại biểu Trần Quang Minh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho rằng cần có danh hiệu gia đình tiêu biểu nhằm khuyến khích phong trào thi đua của cá nhân, hộ gia đình ở địa phương, nhất là trên địa bàn khu dân cư.

 

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh

Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung chủ yếu của dự thảo Luật.

Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và chỉnh lý theo hướng quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn chung đạt danh hiệu Xã, Phường, Thị trấn tiêu biểu nhằm bảo đảm tính phổ quát chung nhất, thể hiện tại khoản 1 Điều 29 của dự thảo Luật. Vấn đề khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: ngày 29/3/2022, Bộ Chính trị đã có Kết luận về khen thưởng thành tích kháng chiến (tại Thông báo số 11-TB/TW). Thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, khoản 1 Điều 96 của dự thảo Luật đã quy định như sau: “Nhà nước tiếp tục xem xét, thực hiện, hoàn thành khen thưởng thành tích kháng chiến trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đối với những cá nhân, tập thể, gia đình đủ điều kiện, tiêu chuẩn”. Đồng thời, giao Chính phủ hướng dẫn thực hiện quy định này.

Về việc bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo việc tiếp thu, chỉnh lý, bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” đối với Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc như thể hiện tại khoản 2 Điều 96 của dự thảo Luật. Đồng thời, Chính phủ cần lưu ý rà soát đối tượng Thanh niên xung phong thời kỳ bảo vệ Tổ quốc, quy định chặt chẽ để bảo đảm ý nghĩa của hình thức khen thưởng này khi thực hiện nhiệm vụ được giao tại khoản 3 của Điều 96. Liên quan đến đề nghị nghiên cứu bổ sung đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học, bổ sung các “soạn giả” trong lĩnh vực sân khấu được xét danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội 02 phương án về Điều 66 để đại biểu Quốc hội thảo luận và cho ý kiến: Phương án 1: Bổ sung các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học, bổ sung các “soạn giả” trong lĩnh vực sân khấu được xét danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” tại Điều 66; Phương án 2: Giữ như quy định của Luật hiện hành. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiêng về phương án 1 và trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

 Đại biểu Trần Quang Minh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tham gia ý kiến tại phiên họp

Cho ý kiến về dự án Luật này, đại biểu Trần Quang Minh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cơ bản đồng tình với dự thảo Luật Thi đua khen thưởng (sưuar đổi) sau khi được tiếp thu các ý kiến được góp ý tại kỳ họp thứ 2. Góp ý về một số vấn đề cụ thể, đại biểu cho biết, về danh hiệu Gia đình văn hóa, trong dự thảo luật lần này có ý kiến cho rằng tên đảm bảo tính thiện, mỹ. Tuy nhiên, danh hiệu này cũng là nội dung chúng ta đã thực hiện nhiều năm nay, 4 năm gần đây được thực hiện theo Nghị định 122 của Chính phủ quy định về sẽ tặng danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố văn hóa. Kết quả từng năm cho thấy, danh hiệu này khá phổ biến đối với từng gia đình. Bình quân hằng năm có địa phương có trên 80% gia đình văn hóa, có những nơi lên tới 95%. Nếu chúng ta tiếp tục thực hiện danh hiệu này và chỉ dừng lại ở đây, không có danh hiệu cho gia đình tiêu biểu thì rất khó để tìm được hạt nhân điển hình tạo phong trào thi đua. Vốn dĩ trong dự thảo luật lần này chủ yếu đang đề cập đến các nội dung khen thưởng, ít nội dung về thi đua. Bên cạnh đó, nếu chỉ dừng lại ở danh hiệu gia đình văn hóa và thực hiện bình xét theo các tiêu chuẩn của Nghị định 122 thì ý nghĩa của danh hiệu gia đình văn hóa đối với hộ gia đình sẽ giảm dần, làm vơi bớt đi sự trân trọng đối với danh hiệu này, bởi vì hầu như gia đình nào cũng đạt. Theo đại biểu, nhất thiết nên có danh hiệu gia đình tiêu biểu thì mới khuyến khích được phong trào thi đua của cá nhân, hộ gia đình ở địa phương, nhất là trên địa bàn khu dân cư.

Đối với danh hiệu xã tiêu biểu, đại biểu đề nghị phải có tiêu chuẩn cứng, phải là xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu hoặc nâng cao. Còn đối với những vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa nói chung thì xã đạt chuẩn nông thôn mới, còn giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là hợp lý, phù hợp với từng địa phương và điều này góp phần quan trọng đối với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, đối với Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang. Đại biểu đề nghị nên bổ sung danh hiệu này vào mục 1 và mục 2 của Điều 54, đồng thời quy định việc tổng kết thành tích trong kháng chiến vẫn phải giữ nguyên Điều 96. Đại biểu cho rằng, nếu để tất cả vào điều cuối cùng ở điều khoản thi hành (Điều 96) đối với quy định thanh niên xung phong vẻ vang là không hợp lý và sẽ mất đi tính trân trọng, ghi nhận thành tích công lao đóng góp đối với thanh niên xung phong và tránh hiểu nhầm là có phân biệt, có đối xử. Bên cạnh đó, tôi rất băn khoăn đối với việc truy tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang cho đối tượng cựu thanh niên xung phong đã qua đời do bệnh tật già yếu. Vì thực tế những năm gần đây, nhiều cựu thanh niên xung phong lớn tuổi qua đời và bản thân họ rất mong đợi được nhận Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang nhưng không đợi nổi. Vì vậy, tôi đề nghị xem xét thấu đáo để an ủi gia đình người thân và cũng là cách giáo dục truyền thống của cha anh đối với thế hệ sau này về tinh thần yêu nước, giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Hồ Hương