Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 268d66a1-099e-90f0-c4c5-0cb2c0f73657.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH BÙI SỸ HOÀN: QUY ĐỊNH RÕ VỀ PHẠM VI, TÍNH CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG GÓP Ý, PHÊ BÌNH NGƯỜI CÓ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH

21/07/2022

Theo đại biểu Bùi Sỹ Hoàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương, dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) cần quy định rõ về phạm vi, tính chất của hoạt động góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư.

 

Đại biểu Bùi Sỹ Hoàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) gồm 6 chương, 62 điều, tăng 16 điều so với Luật hiện hành. Việc sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành nhằm hoàn thiện thể chế về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế nhà nước, xã hội cũng như vai trò của gia đình về lĩnh vực này, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới.

Nội dung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tập trung vào 03 chính sách lớn gồm: Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) gồm 6 chương, 62 Điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung nội dung 42 Điều trong Luật hiện hành; xây dựng mới hoàn toàn 17 Điều; bỏ 3 Điều, so với Luật hiện hành tăng 16 Điều.

Nhất trí với việc tiếp tục quy định cụ thể về các hành vi bạo lực gia đình, đại biểu Bùi Sỹ Hoàn cho rằng, việc quy định sẽ góp phần bảo đảm tính minh bạch, khắc phục tình trạng luật khung và thuận tiện trong hướng dẫn thi hành luật. Đồng thời tránh bỏ sót hành vi vi phạm, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi bạo lực gia đình được đánh giá là diễn biến khá phức tạp và với nhiều hình thức tinh vi. Tuy nhiên, quy định phân biệt giới tính thành viên gia đình khi phân chia tài sản thừa kế được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 4 của dự thảo luật cần phải được xem xét thêm ở một số khía cạnh sau để đảm bảo tính chặt chẽ và khả thi:

Một là, theo quy định tại Điều 657 Bộ luật Dân sự 2015 thì "người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra". Theo quy định này, trên thực tế, người phân chia di sản thừa kế có thể không phải là thành viên trong gia đình, như vậy, khi họ thực hiện hành vi phân biệt giới tính thành viên trong gia đình khi phân chia tài sản thừa kế sẽ không bị coi là hành vi bạo lực gia đình như quy định tại khoản 1 của Điều 3 dự thảo luật.

Thứ hai, trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi trên là người để lại di sản thừa kế, nhất là thừa kế theo di chúc thì cũng không có căn cứ. Vì theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 thì "cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình", đồng thời "việc phân chia di sản theo di chúc được thực hiện từ ý chí của người để lại di chúc", Điều 659 Bộ luật Dân sự năm 2015 và "việc phân chia di sản thừa kế chỉ được thực hiện khi người có tài sản đã chết", theo Điều 611 Bộ luật Dân sự. Lúc này, chủ thể thực hiện hành vi không còn tồn tại, dẫn đến quy định của luật không đảm bảo tính khả thi.

Liên quan đến biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, đại biểu Bùi Sỹ Hoàn nhấn mạnh, việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được quy định tại Điều 23 dự thảo luật chưa thể hiện rõ đây là thủ tục bắt buộc hay là khuyến khích thực hiện, có thực hiện đối với tất cả các vụ việc bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư hay không? Đối với hoạt động này, đại biểu đề nghị cân nhắc nên quy định là hoạt động được khuyến khích thực hiện tương tự như hoạt động hòa giải.

Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp người gây bạo lực đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự đang bị tạm giam thì hoạt động góp ý, phê bình sẽ không thể thực hiện được hoặc rất nhiều vụ việc bạo lực gia đình có tính chất nhạy cảm như bạo lực tình dục, bản thân người bị bạo lực thậm chí còn chịu đựng bạo lực, không muốn tố giác hành vi đó vì nhiều lý do. Vì vậy, quy định về góp ý, phê bình còn cần đảm bảo quyền và bí mật đời tư của người bị bạo lực, chỉ nên được thực hiện khi có sự đồng ý của người bị bạo lực. Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ về phạm vi, tính chất của hoạt động góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.

Ngoài ra, đại biểu còn đề nghị bổ sung trợ giúp viên pháp lý và đối tượng được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình. Trên thực tế việc này vẫn được thực hiện. Tuy nhiên, chưa quy định rõ trong luật, vì theo quy định tại điểm e khoản 7 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2016 thì nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính là đối tượng được trợ giúp pháp lý, đồng thời Trung tâm trợ giúp pháp lý là một trong những cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình theo Điều 44 của dự thảo. Do đó, để đảm bảo kỹ năng nâng cao đặc thù của những người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thì cần bổ sung trợ giúp viên pháp lý và đối tượng được tập huấn, bồi dưỡng./.

Lê Anh

Các bài viết khác