Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 337c66a1-89de-90f0-c4c5-03f4add2ea98.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÒ THỊ LUYẾN: CẦN KHUNG PHÁP LÝ CHO VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM

02/08/2022

Đóng góp ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Lò Thị Luyến- Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên cho rằng cần có khung pháp lý và cơ chế cấp kinh phí cho việc quản lý và điều trị bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, góp phần thực hiện an sinh xã hội và đạt mục tiêu chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

ĐBQH Phạm Thị Kiều: Cần quy định mô hình tổ chức quản lý chuỗi hệ thống khám bệnh, chữa bệnh

Đại biểu Lò Thị Luyến- Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Tham gia thảo luận ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Lò Thị Luyến- Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên cơ bản nhất trí với tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, một số chính sách chưa được đánh giá tác động hoặc đánh giá chưa đầy đủ, đề nghị cơ quan soạn thảo thể hiện rõ khoản 1 Điều 4 dự thảo về nội dung Nhà nước có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đại biểu Lò Thị Luyến cho rằng, Điều 73 dự thảo luật cần quy định cụ thể việc điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi và kinh phí điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi cần được đảm bảo chi từ Quỹ Bảo hiểm y tế nhằm sớm khắc phục thực trạng vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam hiện nay.

Theo đại biểu, trong nhiều thập niên qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm tới vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân, đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng được ban hành, được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật và được tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt. Tổng kết Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc đã giảm từ 29,3 năm 2010 xuống còn 19,6% năm 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn chênh lệch lớn giữa các vùng miền. Cụ thể, khu vực thành thị 12,4%, khu vực nông thôn là 14,9% và khu vực miền núi là 38%. Ở địa bàn miền núi, vùng khó khăn, vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì tỷ lệ suy dinh dưỡng cấp tính nặng vẫn là con số cao nhất. Suy dinh dưỡng là một bệnh được liệt kê trong Danh mục phân loại bệnh tật quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới ICD10 và ICD11.

Đại biểu nêu rõ, trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng thường sẽ bị suy yếu về hệ miễn dịch, gây chậm phát triển thể chất và trí tuệ và các vấn đề về sức khỏe khác. Trẻ suy dinh dưỡng cấp tính khi bị mắc phải các bệnh phổ biến như tiêu chảy và viêm phổi có nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần số với trẻ không bị suy dinh dưỡng. Tính tổng cả 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020 chúng ta chỉ giảm được 9,7%. Từ con số này chúng ta thấy rằng trong 1 năm để giảm tỷ lệ 1% số trẻ suy dinh dưỡng là một vấn đề rất khó khăn, nan giải.

Nhấn mạnh suy dinh dưỡng là bệnh có thể ngăn ngừa và điều trị được, đại biểu cho biết, nhiều thập niên qua, chúng ta đã tập trung truyền thông giáo dục về dinh dưỡng để nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng hợp lý. Nhưng hiện chưa có chính sách và nguồn tài chính nào được xác định từ nguồn ngân sách trung ương hoặc ngân sách địa phương cho việc can thiệp quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em, hậu quả là đến 90% trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng không được điều trị. Để can thiệp và điều trị kịp thời vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, cần có khung pháp lý và cơ chế cấp kinh phí cho việc quản lý và điều trị. Bệnh này cần được điều trị như các bệnh khác và có cơ chế chi trả điều trị từ Quỹ bảo hiểm y tế. Vì suy dinh dưỡng cấp tính nặng chỉ có thể được điều trị hiệu quả bằng cách sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt được kê đơn theo hướng dẫn của y tế. Đại biểu nhấn mạnh, đây là giải pháp đơn giản nhưng bền vững, sẽ đem lại hiệu quả rất lớn, góp phần thực hiện an sinh xã hội và đạt mục tiêu chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho biết, hiện nay, chúng ta đang có chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi, nhưng Quỹ bảo hiểm y tế không có danh mục chi cho điều trị bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ, vì sản phẩm suy dinh dưỡng chuyên biệt không phải là thuốc nên không có trong danh mục được Bảo hiểm y tế chi trả. Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tính toán, đánh giá xem nếu áp dụng việc chi trả để điều trị suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc thì mỗi năm kinh phí chi trả sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng chi của Quỹ bảo hiểm y tế.

Tại Điều 73 dự thảo Luật có quy định chính sách chung về dinh dưỡng tiết chế trong điều trị. Theo đó, đối với người bệnh ngoại trú thì được khám sàng lọc, đánh giá và tư vấn về dinh dưỡng; đối với người bệnh điều trị nội trú được chỉ định sử dụng dinh dưỡng sớm và điều trị bằng chế độ ăn bệnh lý. Theo đại biểu, cần quyết định rõ tiết chế trong điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em cả điều trị nội trú và điều trị ngoại trú theo hướng là được khám sàng lọc, đánh giá, tư vấn về dinh dưỡng và chỉ định dùng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt, vì điều trị cho một trẻ suy dinh dưỡng phải mất rất nhiều thời gian và tương đối dài.

Do vậy, đại biểu đề nghị việc điều trị suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi cần được nghiên cứu và được quy định cụ thể trong dự thảo luật. Đảm bảo có quy định pháp lý rõ ràng, làm cơ sở cho việc chi trả nguồn kinh phí từ Quỹ bảo hiểm y tế để can thiệp và điều trị sớm cho trẻ em suy dinh dưỡng tại nước ta hiện nay và đây chính là sự cụ thể hóa một phần nội dung Nhà nước có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại Điều 58 Hiến pháp năm 2013 và tại Điều 4 dự thảo luật này cũng đã đề cập.

Hồ Hương