Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 7c2a52a1-7946-90f0-c4c5-07fcb6e04bc2.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN DANH TÚ: QUY ĐỊNH CỤ THỂ HƠN VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA NHÂN DÂN

29/08/2022

Nhằm hoàn thiện dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát biểu ý kiến tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Danh Tú- Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang cho rằng dự thảo Luật cần quy định cụ thể hơn về trình tự, thủ tục nhân dân kiểm tra, nhân dân giám sát phù hợp với mỗi hình thức kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Bảo đảm bình đẳng, công khai và minh bạch trong thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp

Đại biểu Nguyễn Danh Tú- Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang

Tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại biểu Nguyễn Danh Tú- Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang cho biết, về chủ thể có thẩm quyền bàn và quyết định, khoản 2 Điều 15 dự thảo luật quy định: "Cử tri là người đang chấp hành án phạt tù có văn bản ủy quyền, được ghi tên vào danh sách cử tri". Tuy nhiên, khoản 1 Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: "Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo thì không được ghi tên vào danh sách cử tri". Như vậy là chưa có sự thống nhất giữa quy định của dự thảo luật với quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Bên cạnh đó, việc quy định người đang chấp hành án phạt tù có văn bản ủy quyền thì được ghi tên vào danh sách cử tri để bàn và quyết định những nội dung ở cộng đồng dân cư, trong thực tiễn cũng không phù hợp và cũng không có tính khả thi. Vì vậy, đại biểu đề nghị cân nhắc, điều chỉnh lại quy định tại khoản 2 Điều 15 dự thảo luật để bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của các quy định.

Về nhân dân kiểm tra, nhân dân giám sát, Điều 29 và Điều 32 dự thảo luật quy định: "2 hình thức nhân dân kiểm tra, 4 hình thức nhân dân giám sát". Đại biểu cho rằng, mỗi hình thức nhân dân kiểm tra, nhân dân giám sát có đặc điểm riêng với chủ thể, đối tượng, trình tự, thủ tục, hệ quả pháp lý là khác nhau. Tuy nhiên, dự thảo luật còn quy định rất chung về trình tự, thủ tục nhân dân kiểm tra, nhân dân giám sát theo hướng dẫn chiếu chung sang các quy định có liên quan. Đại biểu đề nghị dự thảo luật cần quy định cụ thể hơn về trình tự, thủ tục nhân dân kiểm tra, nhân dân giám sát phù hợp với mỗi hình thức kiểm tra, giám sát của nhân dân, nhất là trình tự, thủ tục Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát, để làm cơ sở thực hiện thống nhất trong thực tiễn và cũng là cơ sở để Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.

Bên cạnh đó, đại biểu cho biết, khoản 1 Điều 32 dự thảo luật có quy định: "Một trong các hình thức nhân dân giám sát là thông qua hoạt động giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp”. Dự thảo luật quy định trình tự, thủ tục nhân dân giám sát thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Dự thảo luật có phạm vi điều chỉnh quy định phải thực hiện dân chủ ở cơ sở sở. Theo đó, hoạt động giám sát của nhân dân quy định trong dự thảo luật có phạm vi là ở cơ sở. Hoạt động giám sát của nhân dân ở cơ sở khác hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Vì vậy, đại biểu cho rằng, dự thảo luật quy định hình thức nhân dân giám sát thông qua hoạt động giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là vượt ra ngoài phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần xem xét, cân nhắc nội dung này để bảo đảm phù hợp với phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật là ở phạm vi cơ sở.

Về Thanh tra nhân dân, theo quy định tại Điều 2, Điều 29 và Điều 32 dự thảo luật thì Thanh tra nhân dân là hình thức kiểm tra, giám sát của nhân dân thông qua Ban Thanh tra nhân dân là hình thức nhân dân kiểm tra, nhân dân giám sát. Như vậy, Ban Thanh tra nhân dân có 2 nhiệm vụ là kiểm tra và giám sát. Tuy nhiên, Chương V về Thanh tra nhân dân thì Điều 58 chỉ quy định Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát, chưa quy định về nhiệm vụ kiểm tra của Ban Thanh tra nhân dân. Như vậy, quy định về nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân tại Chương V dự thảo luật là chưa đầy đủ và chưa thống nhất với các nội dung tại Chương I, Chương II, Chương III của dự thảo luật.

Về chức năng kiểm tra và chức năng giám sát là 2 chức năng khác nhau, với thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hệ quả pháp lý là khác nhau. Tuy nhiên, dự thảo luật chưa có sự phân biệt giữa hoạt động kiểm tra, hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân. Vì vậy, đại biểu đề nghị dự thảo luật cần tiếp tục nghiên cứu quy định cụ thể hơn các nội dung liên quan hoạt động kiểm tra, hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, bảo đảm chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, khả thi.

Ngoài ra, về Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, Dự thảo luật có quy định về 2 tổ chức là Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Đối với Ban Thanh tra nhân dân, dự thảo luật quy định tương đối nhiều nội dung, như về khái niệm thanh tra nhân dân và có Chương V với 3 mục, 7 điều quy định về thanh tra nhân dân, trong đó quyết định về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân. Tuy nhiên, đối với Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, dự thảo luật quy định nhân dân kiểm tra, nhân dân giám sát thông qua Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng nhưng dự thảo luật chưa quy định về khái niệm giám sát đầu tư của cộng đồng cũng như chưa có quy định cụ thể về tổ chức hoạt động, nhiệm vụ của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Vì vậy, đại biểu đề nghị dự thảo luật cần xem xét, bổ sung thêm các quy định cụ thể hơn về Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng để bảo đảm quá trình triển khai thực hiện được thống nhất, bảo đảm cân đối, hài hòa các quy định về Ban Thanh tra nhân dân.

Hồ Hương

Các bài viết khác