Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 567167a1-d975-90f0-c4c5-07db199f5d4d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM ĐÌNH THANH: CẦN NGHIÊN CỨU KỸ VIỆC ÁP DỤNG LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP ĐÃ LY HÔN

12/09/2022

Tham gia ý kiến về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại biểu Phạm Đình Thanh – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum cho rằng nên nghiên cứu kỹ việc áp dụng quy định về hành vi bạo lực đối với trường hợp những người đã ly hôn.

Toàn cảnh Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách

Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và nhất trí với nhiều nội dung chính của dự án Luật. Ngay sau kỳ họp, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp tục nghiên cứu, tham vấn để tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và dự thảo Luật để gửi xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật.

Về hành vi bạo lực gia đình, hầu hết các hành vi bạo lực gia đình đều được thể hiện dưới dạng cụ thể của bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục hoặc bạo lực kinh tế. Tuy nhiên, các hành vi bạo lực tác động đến người bị bạo lực gia đình đan xen nhiều hình thức khác nhau, do vậy, nếu quy định khái quát thành 4 nhóm hành vi bạo lực gia đình thì có thể trùng lắp, bỏ sót hoặc không bao quát hết các hành vi. Quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật. Do vậy, dự thảo Luật tiếp tục quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình.

Có ý kiến đề nghị bỏ đối tượng áp dụng là người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng; có ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng là “người tình” của vợ, chồng đã ly hôn và con riêng của vợ, chồng hoặc của người đang chung sống với nhau như vợ chồng, con riêng của người đã ly hôn.

Giải trình nội dung này, Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, xuất phát từ nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình “lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm” thì mọi hành vi bạo lực xuất phát từ mối quan hệ gia đình giữa những đối tượng này và giữa những đối tượng này với người thân của hai bên cũng cần thiết phải áp dụng quy định của Luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình. Mặt khác, mọi hành vi đều được xem xét trong những trường hợp cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể gắn với trách nhiệm của các đương sự trong mối quan hệ cụ thể. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và bảo đảm tính khả thi, dự thảo Luật chỉnh lý có giao Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Đại biểu Phạm Đình Thanh – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum

Tham gia phát biểu ý kiến hoàn thiện dự án Luật này, đại biểu Phạm Đình Thanh – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 dự thảo luật, hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 điều này được áp dụng đối với một số đối tượng, trong đó có cả người đã ly hôn. Đại biểu cho rằng, quy định trên chưa thống nhất với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Theo đại biểu, khi đã ly hôn, quan hệ vợ, chồng chấm dứt, không còn là thành viên gia đình và trong giải thích từ ngữ tại khoản 1 Điều 2 của dự thảo luật đã ghi bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Do đó, nếu người đã ly hôn có hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều 3 dự thảo luật thì đã vi phạm quy định của pháp luật hành chính hoặc pháp luật hình sự, và phải tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xem xét, xử lý theo hướng xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo mức độ vi phạm. Theo đại biểu, pháp luật nước ta nhân văn nhưng cũng phải hết sức nghiêm minh, trong trường hợp đã ly hôn nhưng đối tượng có hành vi cưỡng ép thực hiện hành vi tình dục trái với ý muốn thì không thể coi đây là hành vi bạo lực gia đình để thực hiện biện pháp ngăn chặn theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Từ đó, đại biểu cho rằng không nên quy định các hành vi bạo lực tại khoản 1 Điều 3 được áp dụng đối với người đã ly hôn. Trường hợp cần thiết áp dụng với người đã ly hôn để thực hiện tốt yêu cầu về phòng ngừa, đấu tranh xử lý vi phạm tội phạm thì cũng nên rà soát, xem xét, lựa chọn để quy định một số hành vi bạo lực được quy định tại khoản 1 Điều 3 để áp dụng đối với người đã ly hôn, không phải áp dụng tất cả 15 hành vi quy định tại khoản 1 Điều 3 đối với người đã ly hôn. Trong trường hợp thực hiện phương án này thì cũng cần phải xem xét sửa lại nội dung giải thích từ ngữ tại khoản 1 Điều 2 dự thảo luật.

Góp ý về vấn đề trợ giúp pháp lý cho người bị bạo lực gia đình, đại biểu cho biết, điểm d khoản 1 Điều 9 dự thảo luật được trình lần này đã ghi quyền được trợ giúp pháp lý của người bị bạo lực gia đình như sau: Người bị bạo lực gia đình có các quyền sau đây: Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý và dịch vụ trợ giúp xã hội.

Đại biểu cho rằng, quy định nêu trên có thể sẽ gây hiểu nhầm là tất cả những người bị bạo lực gia đình đều có quyền được trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm e khoản 7 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 thì chỉ nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính mới thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Nói cách khác, quy định dự kiến tại điểm đ, điểm d khoản 1 Điều 11 dự án luật chưa phù hợp với quy định tại điểm e khoản 7 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Để thống nhất nội dung quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo căn cứ quy định tại điểm e khoản 7 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý để biên tập lại quyền của người bị bạo lực gia đình về trợ giúp pháp lý cho phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý. Theo đó, điểm d khoản 1 Điều 9 dự thảo luật nên quy định như sau: "Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, dịch vụ trợ giúp xã hội và trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý". Việc quy định như trên cũng đảm bảo phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 dự án luật, đó là người bị bạo lực gia đình được hỗ trợ dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý.

Minh Hùng

Các bài viết khác