Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 6d1a52a1-79b7-90f0-c4c5-034f785dc2c3.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: ĐỀ XUẤT LẬP TRẠM THU PHÍ VÀO NỘI ĐÔ HÀ NỘI - CHƯA PHÙ HỢP THỜI ĐIỂM

21/10/2022

Quan tâm đến dự thảo Đề án thu phí xe ô tô vào nội đô Hà Nội, bên lề hành lang Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội cho rằng cần đánh giá tổng thể tác động của việc thực hiện đề án, nhất là tác động đến nhân dân. Đồng thời cần lấy ý kiến nhân dân rộng rãi để nắm được ý chí của đối tượng chịu tác động.

 

Đại biểu Lê Thanh Vân – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau

Xem xét điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông để có giải pháp thích hợp

Vừa qua, Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” (đề án thu phí xe ô tô vào nội đô) vừa được đơn vị tư vấn là đại diện Trường Đại học Giao thông vận tải bổ sung, hoàn thiện báo cáo Sở Giao thông vận tải Hà Nội lần thứ 3.

Theo dự kiến, việc thu phí ô tô vào nội đô sẽ được thực hiện trong năm 2024, mức cao nhất 100.000 đồng mỗi xe. Khung phí này được tính toán làm căn cứ để xây dựng dự án đầu tư công nghệ thu phí và thành phố sẽ căn cứ vào thực tế để điều chỉnh mức thu phí chính xác ở từng giai đoạn.

Theo Đề án, từ nay đến năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ lập gần 100 trạm thu phí tại các tuyến đường hướng tâm, cửa ngõ để thu phí ô tô vào nội đô. Trong khi phương án trước đây, con số trạm thu phí được đơn vị tư vấn đề xuất chỉ là 87 trạm. Đề án thu phí ô tô vào nội thành Hà Nội mới luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và dư luận và các vị đại biểu Quốc hội.

Trao đổi bên lề hành lang Quốc hội về vấn đề này, đại biểu Lê Thanh Vân – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau cho biết, vấn đề thu phí nội đô không mới, tuy nhiên phải xem xét điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông của Thành phố Hà Nội để có giải pháp thích hợp. Theo đại biểu, ở các nước trên thế giới, thu phí nội đô chỉ thu một lần. Ngoài ra, văn minh giao thông, hạ tầng giao thông và cả ý thức tự giác của người dân tại các nước này khác so với ở Việt Nam. Do đó, dù chỉ thu một lần nhưng trật tự giao thông được thể hiện rõ qua hiệu quả quản lý.

Đại biểu Lê Thanh Vân cũng nêu rõ, với dự kiến thu phí nội đô của Thành phố Hà Nội qua 100 trạm kiểm soát như một “lưới bủa vây” nội đô, do đó cần hết sức thận trọng bởi chưa biết sẽ thu được bao nhiêu nhưng kinh phí chi trả cho đội ngũ quản lý đội sẽ lên nhiều lần. Lấy ví dụ trước đây Thành phố Hồ Chí Minh thành lập đội quản lý thu phí dừng đỗ xe, đến nay phải bù lỗ, đại biểu cho rằng cần đánh giá tổng thể tác động của việc thực hiện đề án, nhất là tác động đến nhân dân. Đồng thời cần lấy ý kiến nhân dân rộng rãi thông qua tổ chức độc lập, theo Luật Trưng cầu dân ý để nắm được ý chí của nhân dân.

Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội

Đại biểu Lê Thanh Vân cũng bày tỏ lo ngại về Đề án này, bởi với 100 điểm thu phí, dự toán khoảng 2.600 tỷ đồng để xây dựng các trạm, chưa tính đến bộ máy hoạt động, tổng thể để chi cho việc thực hiện sẽ "đội" lên bao nhiêu, trong khi chưa rõ sẽ thu được thế nào. Thay bằng thu phí nội đô như đề xuất của Hà Nội, đại biểu đề xuất áp dụng hình thức bán vé dán vào biển số xe để dễ kiểm soát. Việc kiểm soát có thể giao cho Cảnh sát giao thông và trật tự đô thị kiêm nhiệm thêm. Còn việc xây dựng các trạm thu phí vào nội đô cần hết sức cân nhắc.

Cùng quan tâm đến vấn đề này, đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội cho biết, tình trạng giao thông tại Thủ đô Hà Nội thường xuyên ùn tắc, do đó, giải pháp để hạn chế các phương tiện cá nhân đi vào nội đô là cần thiết, việc thu phí nội đô cũng nhằm mục đích này. Tuy nhiên, hạn chế phương tiện cá nhân phải song song với phát triển phương tiện công cộng để thay thế. Đại biểu nêu rõ, như tuyến tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông, khi có phương tiện công cộng, người dân sẽ tự động sẽ thay thế phương tiện cá nhân. Nếu chỉ riêng thu phí nội đô thì không giải quyết được vấn đề ùn tắc.

Việc lập trạm thu phí vào nội đô là chưa phù hợp 

Ở khía cạnh khác, TS.Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp nêu rõ, nếu tổ chức thực hiện việc thu phí vào nội đô tại thời điểm hiện nay là chưa khả thi. Bởi việc thu phí phương tiện vào nội đô là một trong nhiều giải pháp trong đề án giảm ùn tắc giao thông và giảm phương tiện cá nhân. Để thực hiện giảm phương tiện cá nhân và giảm ùn tắc giao thông phải thực hiện nhiều giải pháp chứ không riêng việc lập trạm thu phí vào nội đô.

Cùng với đó là điều kiện để áp dụng các giải pháp như thế nào? Hiện nay, phương tiện cá nhân vẫn là chủ yếu, thậm chí có thể chiếm tỷ lệ rất lớn đến 80%, do đó khi áp dụng các biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân sẽ tác động trực tiếp đến đời sống xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, khi hệ thống phương tiện công cộng chưa phát triển, phương tiện cá nhân là chủ yếu với lưu lượng giao thông đang rất lớn, trong khi đó hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được dẫn đến ùn tắc giao thông. Trong trường hợp lắp đặt 100 trạm thu phí xung quanh Thủ đô Hà Nội chắc chắn sẽ gây ùn tắc giao thông.

Lý giải về quan điểm này, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, mặc dù thu phí không dừng nhưng các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô tại giờ cao điểm, thậm chí vào buổi trưa cũng ùn dài và tắc. Nếu lắp đặt thêm các trạm thu phí chắc chắn hiện tượng ùn tắc sẽ nghiêm trọng hơn. Cùng với đó, khi hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển, việc lắp đặt trạm thu phí sẽ hạn chế phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, người dân đi làm chủ yếu bằng phương tiện cá nhân. Do đó, trong trường hợp không bỏ được việc làm thì người dân sẽ có thể chuyển nhà vào trong nội đô để tránh ùn tắc và không bị mất chi phí. Khi chuyển nhà như vậy, lượng dân cư trong nội đô sẽ tăng lên dẫn tới mật độ giao thông đông đúc hơn, từ đó thúc đẩy gia tăng dân số cơ học.

Mặt khác, người dân có thể bỏ việc để di chuyển ra ngoại thành tìm công việc. Trong khi đó, việc tạo ra công việc mới tại ngoại thành không nhiều, dẫn tới bức xúc trong vấn đề việc làm. Cho nên khi không bỏ được việc, không tìm được việc khác, người dân bắt buộc phải di chuyển vào nội đô, từ đó dẫn đến ùn tắc giao thông và phải nộp phí và sẽ tác động trực tiếp đến đời sống xã hội.

Ngoài ra, với 100 điểm thu phí, dự toán khoảng 2.600 tỷ đồng để xây dựng. Trong khi đó, ngân sách hiện nay đang còn nhiều khó khăn, số kinh phí bỏ ra để xây dựng các điểm thu phí có thể dùng vào việc xây trường học, giải quyết vấn đề giao thông công cộng… sẽ có ý nghĩa hơn. Cùng với việc xây dựng trạm thu phí còn phải lắp đặt thiết bị, máy móc, chi phí vận hành thêm một bộ máy trong khoảng thời gian dài và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị của Thủ đô.

TS.Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp

Luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh, với mục tiêu giảm phương tiện cá nhân và giảm ùn tắc giao thông, giải pháp lắp đặt trạm thu phí vào nội đô không phải giải pháp tích cực. Theo Luật sư, giải pháp tích cực nhất để giảm phương tiện cá nhân là phát triển phương tiện giao thông công cộng. Khi phương tiện công cộng đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu đi lại của người dân thì việc sử dụng phương tiện cá nhân sẽ tự giảm đi. Không mệnh lệnh hành chính nào bằng biện pháp đầu tư phát triển giao thông công cộng, trong đó có hạ tầng giao thông và các hình thức giao thông. Luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, việc áp dụng giải pháp này là chưa phù hợp, chưa khả thi, không mang lại hiệu quả, có thể gây thêm ùn tắc giao thông, tăng chi phí xã hội và tạo ra sự di chuyển cơ học của người lao động.

Bày tỏ không đồng tình với việc thu phí ô tô vào nội đô Hà Nội, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật nêu rõ, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển; việc lắp đặt trạm thu phí dẫn tới việc người dân không có phương tiện di chuyển thay thế. Đặc biệt, không thể “ép” người dân từ bỏ lựa chọn sử dụng phương tiện cá nhân trong các hoạt động khi hệ thống giao thông công cộng chưa tốt. Nếu áp dụng giải pháp thu phí trong bối cảnh đó sẽ gây khó khăn cho người dân, cản trở với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Khi mạng lưới, hệ thống phương tiện công cộng phát triển tốt, người dân sẽ tự hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân./.

Minh Thành

Các bài viết khác