Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a71952a1-a9d9-90f0-c4c5-0f605a9b45c2.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ KIM THÚY: CẦN XỬ LÝ NGHIÊM VỚI NGƯỜI CÓ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH

26/10/2022

Trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đang được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn ĐBQH Tp. Đà Nẵng nêu quan điểm: Cần xử lý nghiêm với người có hành vi bạo lực, đồng thời phòng ngừa những hành vi bạo lực trong tương lai.

SỬA ĐỔI LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH: CHÍNH SÁCH MỚI, KỲ VỌNG MỚI

Trong 7 dự án luật được thông quan qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) là một dự án gần gũi với từng gia đình và người dân, trước thực trạng đáng báo động về những vấn đề nghiêm trọng, trong đó nổi cộm là bạo lực gia đình. Trong thời gian gần đây, các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước đều kỳ vọng Luật này chính thức được thông qua và ban hành vào cuộc sống sẽ góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Có thể nói Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) là một luật khó, có phạm vi rộng, hàm chứa các vấn đề liên quan đến quyền con người, cũng như nhiều vấn đề đang được điều chỉnh bởi các luật khác. Do đó để thiết kế được những điều luật mới vừa đảm bảo sự kế thừa, vừa hợp lý, thống nhất không phải việc đơn giản. Tuy nhiên bám sát nguyên tắc “lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm”, dự thảo Luật đến nay đã có nhiều quy định được đánh giá là điểm mới đáng chú ý.

Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Phóng viên: Một trong những điểm đáng chú ý của dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) lần này quy định hành vi bạo lực gia đình sẽ áp dụng đối với người đã ly hôn và người chung sống như vợ chồng. Quan điểm của đại biểu về sự cần thiết của quy định này và đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện nay?

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn ĐBQH Tp. Đà Nẵng: Thực ra quy định hành vi bạo lực gia đình là sự kế thừa của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành. Tuy nhiên, nếu so về phạm vi có thu hẹp hơn để đáp ứng với thực tiễn đặt ra cũng như bảo đảm tính khả thi của luật. Trong thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp nam, nữ không kết hôn hoặc chưa kết hôn nhưng vẫn sống với nhau như vợ chồng, hoặc có trường hợp vợ chồng tuy đã ly hôn, mối quan hệ giữa họ không là quan hệ gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình song là mối quan hệ rất đặc thù dễ nảy sinh các tương tác, tiếp xúc trong cuộc sống, từ đó gia tăng nguy cơ xảy ra hành vi bạo lực. Ví dụ hai vợ chồng đã ly hôn chia mỗi người một con trong quá trình đó cũng lui tới để chăm sóc, nuôi dưỡng con. Nếu trong trường hợp này có hành vi bạo lực gia đình thì đối tượng bị bạo lực cần được bảo vệ để và xử lý nghiêm với người có hành vi bạo lực, đồng thời phòng ngừa những hành vi bạo lực trong tương lai. Đặc biệt quy định lần này theo hướng thu hẹp phạm vi và giao Chính phủ quy định chi tiết khoản này để tăng tính chặt chẽ của quy định.

Phóng viên: Trong suốt quá trình thảo luận, các đại biểu Quốc hội đều nhấn mạnh đến biện pháp cấm tiếp xúc trong các vụ việc bạo lực gia đình là rất cần thiết. Vậy quy định về biện pháp này theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã đến nay đã được điều chỉnh như thế nào?

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn ĐBQH Tp. Đà Nẵng: Biện pháp cấm tiếp xúc cũng là biện pháp được kế thừa từ luật hiện hành. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất trong quá trình thực hiện biện pháp này cần phải có đơn của nạn nhân bạo lực gia đình. Do đó, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đặc biệt Quốc hội đã lấy nhiều ý kiến tham vấn xung quanh vấn đề này và chỉnh lý theo hướng những trường hợp đe dọa đến tính mạng của người bị bạo lực gia đình thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thể ra quyết định cấm tiếp xúc trong các vụ việc bạo lực gia đình; đồng thời vấn đề này xuất phát từ nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình “lấy người bị bạo lực làm trung tâm” thì mọi hành vi bạo lực xuất phát từ mối quan hệ gia đình giữa những đối tượng này và giữa những đối tượng này với người thân của hai bên cũng cần thiết phải áp dụng quy định của Luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình; xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và bảo đảm tính khả thi, trên cơ sở nghiên cứu và tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo Luật và giao Chính phủ quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

Phóng viên: Một trong những điểm được coi là đột phá trong dự án luật lần này, là bổ sung các biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng và được kỳ vọng có tính răn đe mạnh mẽ, tính giáo dục cao. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tính khả thi. Vậy đại biểu có suy nghĩ gì về sự cần thiết của biện pháp mới này?

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn ĐBQH Tp. Đà Nẵng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn ĐBQH Tp. Đà Nẵng: Có thể nói rằng, biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng quy định tại Điều 33 của dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đây là biện pháp mới bổ sung so với dự thảo Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ 3. Biện pháp thực hiện công việc phục vụ cộng đồng được bổ sung trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội nhận thấy sự cần thiết cũng như một trong những biện pháp mang tính xã hội. Vì bản chất bạo lực gia đình mang tính xã hội đã đến mức xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự thì trước đó rất cần những biện pháp xã hội để mang tính phòng ngừa bạo lực gia đình đó, có thể nghiêm trọng hơn hoặc hạn chế mức thấp nhất tình trạng bạo lực gia đình trên thực tế. Do đó biện pháp mang tính xã hội nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng đều mang yếu tố tự nguyện.

Tại khoản 6, Điều 32 dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) quy định người có hành vi bạo lực gia đình được thực hiện đối với người đủ 18 tuổi trở lên có hành vi bạo lực gia đình 2 lần trở lên trong thời gian 12 tháng tự nguyện thực hiện công việc phục vụ cộng đồng thì không bị áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư. Công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình sinh sống; danh mục công việc này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã công nhận trên cơ sở thảo luận, quyết định của cộng đồng. Quy định biện pháp này mang tính răn đe, giáo dục, các cơ quan chủ trì soạn thảo cũng như cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ để đánh giá tính khả thi cũng như tham vấn ý kiến của người dân. Đồng thời, theo Báo cáo nghiên cứu, kết quả tham vấn ý kiến nhóm lãnh đạo, nhóm người dân và nhóm trẻ em tại 5 tỉnh, thành phố cho thấy, đây là biện pháp có tính răn đe, giáo dục cao và có tính khả thi.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Ánh Nguyệt - Phạm Thắng