Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 7e7866a1-392d-90f0-c4c5-0d00e508ddc4.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ HOÀNG ANH: CẦN LÀM RÕ NHỮNG CHỈ SỐ CÓ TÍNH CHẤT “NGƯỢC”

02/11/2022

Tham gia thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Anh- Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho rằng, một số điểm có tính chất “ngược” trong các chỉ số kinh tế ở nước ta so với thế giới cần được phân tích làm rõ.

Các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Đánh giá về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, nhiều kết quả tích cực như kinh tế vĩ mô ổn định, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội; chỉ số giá tiêu dùng và tỷ giá được kiểm soát; vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư toàn xã hội tăng cao với chất lượng ngày càng tốt hơn; xuất siêu đạt mức cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm; việc làm, đời sống nhân dân và người lao động được bảo đảm, từng bước cải thiện...

Nhất trí cao với Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, đại biểu Quốc hội  Trần Văn Tuấn cho rằng, năm 2022 mặc dù chịu nhiều sức ép lớn, khó khăn, chồng chất khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Trung ương, sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đạt được kết quả khá toàn diện.

Các đại biểu Quốc hội đều khẳng định, những kết quả đạt được là hết sức trân quý trong bối cảnh chịu nhiều tác động tiêu cực từ diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh cũng như tình hình thế giới. Tăng trưởng kinh tế cao. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngày càng được tăng cường, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cán cân thương mại tiếp tục, thặng dư xuất siêu, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền được giữ vững góp phần tăng cường củng cố, nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Để tiếp tục tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần chú trọng đến khu vực trong nước, nhất là dịch vụ tiêu dùng sẽ tăng mạnh vào cuối năm, đánh giá đúng nhu cầu hấp thụ vốn, xem xét cẩn trọng mức độ, thời hạn, hình thức, phương thức vay nợ công để vừa kích thích nền kinh tế phục hồi nhanh, bền vững, vừa bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn, khả năng trả nợ và sự ổn định dài hạn.

Đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Anh- Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai

Đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Anh- Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho biết, vào khoảng thời gian này năm 2021, khi thảo luận quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, mặc dù có nhiều niềm tin nhưng không ít lo lắng, ưu tư và cho đến thời điểm này chỉ còn 2 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2022, cả nước đang đối mặt với những thách thức, khó khăn vô cùng to lớn, khó lường. Nêu rõ bối cảnh này, nhưng theo đại biểu Lê Hoàng Anh, những kết quả 9 tháng đầu năm 2022 và dự kiến cả năm, nước ta đạt được những thành tựu rất quan trọng.

Đáng chú ý, nước ta đã kiểm soát rất tốt dịch Covid-19; 14/15 chỉ tiêu Quốc hội giao đều đạt và vượt, có chỉ tiêu vượt xa, trong đó GDP vượt 2% chỉ tiêu Quốc hội giao. "Những thành tựu quan trọng cơ bản đó đã chứng minh sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là hiệu quả. Kết quả đó cũng cho thấy vai trò, trách nhiệm, sự chủ động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội. Cùng với đó là sự nỗ lực đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, sự hy sinh tận hiến của chính quyền cơ sở, của đội ngũ công chức, viên chức và các lực lượng xã hội khác", đại biểu Lê Hoàng Anh nhấn mạnh.

Về hạn chế, bất cập, đại biểu Lê Hoàng Anh nêu lên một số điểm có tính chất “ngược”, cần phân tích làm rõ.

Thứ nhất, GDP trong nước tăng thì thế giới lại giảm, khi thế giới tăng thì trong nước lại thấp. Năm 2020, GDP trong nước đạt 2,91% thì thế giới âm 3,1%; năm 2021, thế giới tăng 5,9% thì Việt Nam giảm còn 2,58% và năm 2022, trong nước tăng đạt 8% thì thế giới dự báo giảm còn 2,4 - 3,2%. Nước ta có nền kinh tế rất mở nhưng lại ngược độ tăng trưởng GDP với thế giới..., đại biểu Lê Hoàng Anh nói.

Thứ hai, trước lo lắng cho thu ngân sách trước nhiều khó khăn, thách thức sẽ không hoàn thành nhưng kết quả 9 tháng đã hoàn thành hơn 94%, dự kiến vượt thu năm 2022 là rất lớn. Và vượt thu này xảy ra cả năm 2021 và các năm trước. Như vậy, cần xem xét lại dự báo và phân tích, dự báo về vấn đề này.

Thứ ba, nước ta đã rất quyết liệt trong chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản thì kết quả giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm lại thấp hơn với cùng kỳ năm 2021 - năm mà bị ảnh hưởng rất tiêu cực của đại dịch Covid-19. Thống nhất với 3 nhóm, 25 thách thức, khó khăn, vướng mắc trong Báo cáo của Chính phủ song về giải pháp, đại biểu Lê Hoàng Anh cho rằng, cần phải quyết liệt xử lý đối với từng dự án. Thực tế, cả nước trong 5 năm chỉ có 5.000 dự án nhưng ở đâu cũng thấy mắc, giải ngân rất là chậm. Thứ tư, các Chương trình mục tiêu quốc gia về cơ bản không giải ngân được vốn bố trí, có Chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân được nhưng đặc biệt thấp, chỉ được vài phần trăm nhưng giảm nghèo lại tiếp tục là điểm sáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Ước tỷ lệ giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cuối năm 2022 giảm khoảng 1%, đạt mục tiêu đề ra; 73% số xã đạt nông thôn mới hoàn thành chỉ tiêu đề ra; khoảng 255 cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 15 đơn vị so với kế hoạch đề ra (theo báo cáo của Chính phủ).

Chỉ rõ những vấn đề này, đại biểu Lê Hoàng Anh đề nghị, cần phải phân tích thấu đáo, cùng với dự toán thu ngân sách năm 2023 phải loại trừ đi chỉ tiêu mang tính thành tích để xử lý những năm sau bền vững hơn.

Thứ năm, Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra chính sách, giải pháp hỗ trợ khả thi, kịp thời, hiệu quả, nguồn lực đưa ra có khả năng giải ngân, hấp thụ nhanh. Tuy nhiên, gói đầu tư phát triển với 176.000 tỷ đồng đến nay giải ngân rất thấp. Đơn cử như 40.000 tỷ đồng dành cho hỗ trợ 2% lãi suất qua ngân hàng thương mại đến nay mới giải ngân đạt 13,5 tỷ đồng, khoảng 0,03%. Đại biểu Lê Hoàng Anh đề nghị, Chính phủ cần quan tâm đặc biệt nếu không chúng ta lại “ngược chiều vun vút”./.

Thu Phương