Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d36866a1-3959-90f0-c4c5-0247a189e268.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH SIU HƯƠNG: NGƯỜI TIÊU DÙNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC PHÁP LUẬT KHI THÔNG TIN SAI SỰ THẬT VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ

03/11/2022

Theo đại biểu Siu Hương- Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai, một số trường hợp người tiêu dùng đưa tin hay khiếu kiện sai sự thật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá dẫn tới ảnh hưởng tới cá nhân, tổ chức kinh doanh. Vì vậy, cần quy định cụ thể hơn về người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, khiếu kiện mình đưa ra.

SỬA ĐỔI LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỂ BẢO VỆ NGƯỜI DÂN TỐT HƠN VÀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Đây là đạo luật hướng tới bảo vệ quyền con người, quyền của người tiêu dùng trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. trong gần 12 năm thực thi, luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn luật đã góp phần thay đổi mạnh mẽ, kiến tạo khung khổ pháp lý, tạo nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục thúc đẩy phát triển công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế, xã hội trong nước và tác động của hội nhập quốc tế, nhiều nội dung của luật đã bộc lộ không ít bất cập.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 4, dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là một trong 7 dự án Luật được Quốc hội khóa XV thảo luận và đóng góp ý kiến. Đóng góp vào dự án Luật, đại biểu Siu Hương- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cho ý kiến về nghĩa vụ của người tiêu dùng (Điều 16). Theo đó, tại khoản 1 Điều 16 dự thảo có quy định nghĩa vụ của người tiêu dùng: “Phải kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tiêu dùng bền vững, không trái thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác”.


Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là một trong 7 dự án Luật được Quốc hội khóa XV thảo luận và đóng góp ý kiến.

Đại biểu Siu Hương cho rằng, quy định này không khả thi trên thực tế. Vì đối với một số loại hàng hóa tiêu dùng đơn giản, người tiêu dùng có thể dùng mắt thường nhận thấy chất lượng không đạt yêu cầu; nhưng có rất nhiều loại hàng hóa như thuốc tây, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc hàng tiêu dùng bị ngâm tẩm hóa chất... để đánh giá về chất lượng cần có chuyên môn, máy móc mới phát hiện được. Do đó, thay vì đẩy nghĩa vụ đánh giá chất lượng và chịu trách nhiệm với lựa chọn hàng hóa cho người tiêu dùng thì pháp luật cần có một cơ chế quản lý tốt hơn sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường, lên mạng... 

Đại biểu Siu Hương tán thành với quan điểm của cơ quan soạn thảo khi quy định người tiêu dùng có trách nhiệm thông tin phản ánh đến cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng (khoản 2 Điều 16 Dự thảo).

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một số trường hợp người tiêu dùng lạm dụng quyền của mình như đưa tin hay khiếu kiện sai sự thật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá dẫn tới ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh bình thường và lợi ích của cá nhân, tổ chức kinh doanh. Vì vậy, để hạn chế cũng như ràng buộc trách nhiệm của người tiêu dùng, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi, bổ sung điều khoản này theo hướng quy định cụ thể hơn nghĩa vụ của người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, khiếu kiện mình đưa ra. Trường hợp có thiệt hại xảy ra từ việc thông tin sai sự thật, khiếu kiện sai thì phải bồi thường cho cá nhân, tổ chức kinh doanh bị thiệt hại.


Đại biểu Siu Hương - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai.

Về trách nhiệm bảo đảm an toàn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng, đại biểu Siu Hương đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bãi bỏ quy định tại khoản 2 Điều 20 của Dự thảo bởi tính khả thi của điều luật. Trách nhiệm bảo đảm an toàn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng là điều kiện tiên quyết khi đưa vào hàng hóa, dịch vụ vào thị trường.

Tuy nhiên, theo đạ biểu Siu Hương, rất khó để tổ chức, cá nhân kinh doanh xác định được “sự phù hợp” của hàng hoá, dịch vụ đối với các nhóm người tiêu dùng “theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, khu vực địa lý, dân tộc, tình trạng sức khoẻ, đặc điểm tâm thần, thể chất, giới và đặc thù giới tính” như điều khoản quy định. Bởi lẽ để đánh giá được tính phù hợp nhà làm luật cần phải đưa ra tiêu chí cụ thể để các tổ chức, cá nhân căn cứ vào đó thực hiện. Hơn nữa, quy định này đang tạo điều kiện cho Nhà nước can thiệp vào quyền tự do kinh doanh và hiệu quả của doanh nghiệp - điều mà một nền kinh tế thị trường không cho phép.

Việc điều tra thị trường là hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của từng đơn vị và thường chiếm một phần chi phí không nhỏ. Thật thiếu sót khi Dự án Luật đặt ra yêu cầu mà chưa có đánh giá tác động của quy định này từ nhiều góc độ. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức kinh doanh. 

Ngoài ra, trên thực tế cá nhân, tổ chức kinh doanh cũng không thể thực hiện được quy định này bởi vướng những hạn chế về điều tra, thu thập thông tin khách hàng được quy định từ các Điều 8 đến Điều 12 của Dự thảo. Do đó, đại biểu Siu Hương cho rằng, việc đưa ra quy định không đảm bảo tính minh bạch, hợp lý cũng như không phù hợp với giải pháp tổ chức thực hiện thì quy định đó không cần thiết phải ban hành./.

Bích Lan