Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 368062a1-891a-90f0-c4c5-04834154ec5b.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN THỊ THU HẰNG: NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

28/11/2022

Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng cần quy định chi tiết các nội dung liên quan đến việc nâng cao hiệu quả bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ LUẬT BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (SỬA ĐỔI)

Nâng cao hiệu quả bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng

Qua nghiên cứu hồ sơ dự án luật, đại biểu Trần Thị Thu Hằng cơ bản thống nhất cao với việc sửa đổi dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu có một số ý kiến như sau:

Đối với các quy định tại Mục 1 Chương III về giao dịch từ xa. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát quy định các nội dung liên quan đến giao dịch điện tử như giao dịch hợp đồng trong giao dịch từ xa tại Điều 39, giao dịch trên không gian mạng tại Điều 40 để phù hợp, thống nhất với các quy định tại dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đang lấy ý kiến hiện nay.

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông tham gia phát biểu ý kiến

Về vấn đề sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng, quy định tại các Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11. Đại biểu cho rằng, thời gian qua trên thực tế, thông tin cá nhân của người tiêu dùng bị sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau, vấn đề thu thập thông tin ban đầu là chính sách nhưng sử dụng thông tin không đúng mục đích ban đầu đang là vấn nạn hiện nay. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định cụ thể hơn những chế tài để bảo vệ thông tin cá nhân cho người tiêu dùng, vì vậy dự thảo luật cũng cần bổ sung các quy định nhằm điều chỉnh vấn đề này để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng.

Theo đại biểu, tại Điều 7 dự thảo luật có nội dung quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương, tuy nhiên chưa đề cập đến các hành vi cụ thể tác động đến đối tượng gây tổn thương cho các đối tượng này, ví dụ như hành vi phân biệt đối xử dẫn đến pháp luật cần bảo vệ. Đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc gộp điểm d Điều 7 phụ nữ đang mang thai và điểm e Điều 7 phụ nữ sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thành một điểm đ với nội dung: phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, vì những quy định này có chung một đối tượng điều chỉnh là phụ nữ.

Tại khoản 3 Điều 11 dự thảo luật quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sử dụng thông tin của người tiêu dùng chính xác, phù hợp với mục đích, phạm vi đã thông báo và phải được người tiêu dùng đồng ý. Tuy nhiên, có những trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ thông báo khi thu thập thông tin, cụ thể quy định tại khoản 3 Điều 10 của dự thảo luật. Như vậy, các trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ thông báo khi thu thập thông tin sẽ không có quy định điều chỉnh. Đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định trường hợp này để dễ dàng áp dụng vào thực tiễn khi luật có hiệu lực thi hành.

Toàn cảnh phiên thảo luận

Tại khoản 3 Điều 12 dự thảo luật có quy định trong trường hợp hệ thống thông tin bị tấn công làm phát sinh nguy cơ mất thông tin của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc bên lưu trữ thông tin liên quan phải thông báo cho cơ quan chức năng trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện sự cố và thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin của người tiêu dùng. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo làm rõ cơ quan chức năng nêu trên là cơ quan nào để đảm bảo tính khả thi khi triển khai trên thực tế. Ngoài ra, Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đưa ra các yêu cầu nội dung này. Do đó, cần rà soát lại nội dung quy định tại dự thảo luật nhằm đảm bảo sự tương thích, thống nhất nội dung trong các văn bản pháp luật liên quan.

Quy định cụ thể về giải thích hợp đồng giao kết với người tiêu dùng

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho biết, tại Điều 24 có nội dung quy định trong trường hợp hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thì giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng. Như vậy, Điều 24 chỉ quy định ngắn gọn về việc giải thích hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo hướng có lợi cho người tiêu dùng trong trường hợp có cách hiểu khác nhau về nội dung nhưng không có quy định về đối tượng có quyền và nghĩa vụ phải giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, hướng dẫn, quy định rõ hơn về nội dung này, so sánh tính tương thích giữa Điều 24 với quy định của Bộ luật Dân sự về giải thích hợp đồng tại Điều 121 giải thích giao dịch dân sự, Điều 404 giải thích hợp đồng, Điều 587 bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra.

Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 34 dự thảo luật quy định "trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 2 điều này cùng gây thiệt hại thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh đó phải liên đới bồi thường cho người tiêu dùng". Trong khi tại Điều 587 bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra của Luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể, rõ ràng như sau: "Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại, trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau". Từ phân tích trên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo rà soát, nghiên cứu, đối chiếu với Bộ luật Dân sự để làm rõ thêm theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc dẫn chiếu sang Bộ Luật Dân sự để dễ dàng áp dụng vào thực tiễn, tạo nên cơ sở pháp lý thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Ngoài ra, nội dung tại Điều 37 Dự thảo luật gồm các định nghĩa hoặc giải thích về giao dịch từ xa, cung cấp dịch vụ liên lạc, bán hàng trực tiếp. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu đưa các nội dung này vào Điều 3 giải thích từ ngữ của dự thảo luật cho phù hợp.

Hồ Hương