Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 236466a1-0931-90f0-c4c5-0cc168f52415.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN QUỐC TUẤN: KHÔNG ĐỂ MỘT SỐ NỘI DUNG QUY HOẠCH XA RỜI THỰC TIỄN

07/01/2023

Phát biểu góp ý về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, điều chỉnh để đảm bảo không để một số nội dung quy hoạch xa rời thực tiễn.

TỔNG THUẬT SÁNG 07/01: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) phát biểu góp ý về Quy hoạch tổng thể quốc gia.

Đảm bảo không để một số nội dung quy hoạch xa rời thực tiễn

Đại biểu Trần Quốc Tuấn đánh giá rất cao sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan soạn thảo trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan cũng như nội dung của dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia trình Quốc hội lần này, đồng thời khẳng định đây là nội dung hết sức cần thiết và quan trọng để làm cơ sở triển khai lập nhiều quy hoạch quan trọng khác

Góp ý vào một số vấn đề cụ thể, đại biểu Trần Quốc Tuấn đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu, cập nhật, bổ sung thêm các nội dung quan trọng, những định hướng cơ bản đã được nêu trong các Nghị quyết của Bộ chính trị trong thời gian gần đây, đặc biệt là các Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của 06 vùng kinh tế trọng điểm cả nước và các Nghị quyết về phát triển các Thành phố lớn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 để nội dung Quy hoạch này phù hợp với quan điểm, mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhưng cũng vừa đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển của đất nước và đặc biệt là không xa rời thực tiễn.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho rằng, khi dự báo tương đối chính xác, chúng ta sẽ có được những khung số liệu nền tảng phục vụ cho việc xây dựng các kịch bản tăng trưởng phù hợp, tương ứng với các định hướng phát triển, đi kèm với các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế chính sách được đề xuất mang tính khả thi cao… Điển hình như trong quy hoạch định hướng xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực, nếu chúng ta không dự báo tốt về mức độ di dân đến các vùng kinh tế này, hoặc không có chính sách phát triển đồng bộ các vùng kinh tế, vùng đô thị vệ tinh, chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn, và đối mặt với những nguy cơ mật độ dân cư đông cục bộ, kéo theo hệ lụy gây tắt nghẽn giao thông hay ngập úng đô thị trong tương lai là điều không tránh khỏi. Đây là bài học kinh nghiệm quý báu và là vấn đề nhức nhói mà chúng ta đã và đang gặp phải hiện nay tại các khu đô thị lớn trên cả nước.

Cần đề xuất chính sách phát triển liên kết vùng một cách thực chất

Trong phần nội dung đánh giá chung về hiện trạng phát triển và tổ chức không gian phát triển đất nước giai đoạn vừa qua, có nêu ra 08 nhóm hạn chế, trong đó có nhóm hạn chế thứ nhất, đó là “Không gian phát triển bị chia cắt theo địa giới hành chính, liên kết vùng hạn chế, một số địa phương phát triển không dựa vào lợi thế của mình”.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho rằng nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là do thiếu cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế liên vùng, còn có tình trạng cục bộ địa phương theo đơn vị hành chính. Các yếu tố thể chế liên quan như các tổ chức điều phối vùng chưa có thẩm quyền đủ mạnh,…

Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn, liên kết vùng là một trong những định hướng quan trọng được nhấn mạnh tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị trong thời gian gần đây.

Các ĐBQH tại phiên họp.

Về phát triển các khu kinh tế ven biển, đại biểu Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh: phát triển các khu kinh tế ven biển là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam, do vậy đại biểu hoàn toàn thống nhất với nội dung thẩm tra của Ủy ban kinh tế quốc hội là, đề nghị làm rõ định hướng phát triển trong giai đoạn 2021 – 2030 đối với 08 khu kinh tế ven biển đã được Chính phủ ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016 – 2020.

Bao gồm: (1) khu kinh tế Chu Lai, tỉnh Quảng Nam - Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi; (2) khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng; (3) khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; (4) khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; (5) khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh; (6) khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên; (7) khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh; và (8) khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh.

Vì trong nội dung nhóm hạn chế thứ 5 của dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia có nêu “tính đến thời điểm hiện nay, việc triển khai xây dựng các khu kinh tế này rất chậm, đầu tư kết cấu hạ tầng còn hạn chế, thu hút đầu tư và phát triển các khu kinh tế này chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt là cơ chế, chính sách đã ban hành cho các khu kinh tế chưa vượt trội so với những nơi khác, dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao“.

Phần hạn chế đã nêu như thế, nhưng nội dung này chưa thấy được đề cập trong phần định hướng phát triển. Do vậy, đại biểu Trần Quốc Tuấn đề nghị cần phải nêu rõ nội dung định hướng phát triển đối với các khu kinh tế ven biển giai đoạn 2021-2030, đồng thời cũng cần bổ sung nội dung đề xuất cơ chế chính sách cho phát triển các khu kinh tế ven biển nhanh hơn, hiệu quả hơn, góp phần phát triển kinh tế biển Việt Nam bền vững hơn.  

Trọng Quỳnh

Các bài viết khác