Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 064466a1-698a-90f0-c4c5-07a5ed5f5ede.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA LÀM GIÀU SỨC MẠNH TỔNG HỢP QUỐC GIA

08/05/2023

Trong những năm qua, hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa của Việt Nam cơ bản bám sát, phục vụ tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, góp phần phát huy sức mạnh đối ngoại toàn diện của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để làm rõ nội dung này. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội giới thiệu đến độc giả bài viết “Hợp tác quốc tế về văn hóa làm giàu sức mạnh tổng hợp quốc gia” của PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: TRIỂN VỌNG SÁNG TRONG HỢP TÁC VĂN HÓA VỚI CUBA, ARGENTINA VÀ URUGUAY

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Trong thế giới toàn cầu hoá hiện nay, với xu thế chủ đạo là hòa bình, hợp tác cùng phát triển, văn hóa ngày càng giữ vai trò quan trọng. Để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đất nước ta cần phải chủ động hội nhập quốc tế bằng văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm giàu thêm văn hóa dân tộc, quảng bá hình ảnh Việt Nam, mở rộng ảnh hưởng, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Hợp tác quốc tế về văn hóa là tổng thể các hoạt động ứng xử, giao lưu, hợp tác về văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác, khu vực cộng đồng này với khu vực cộng đồng khác nhằm giới thiệu những tinh hoa và giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú và lan tỏa giá trị văn hóa quốc gia trong cộng đồng quốc tế, hỗ trợ tích cực cho các loại hình đối ngoại khác (chính trị, kinh tế…), để quốc gia chủ thể tăng cường hợp tác, phát triển.

Định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước

Được thực hiện bởi mọi tầng lớp xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ về cơ chế, chính sách và xây dựng thông điệp, hội nhập quốc tế về văn hóa thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, tạo điều kiện để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.

Đảng và Nhà nước đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020; Kết luận số 16-KL/TW ngày 14/2/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020; đặc biệt là Quyết định số 210/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và một số văn bản khác.

Nhờ những định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, giao lưu văn hóa với nước ngoài từng bước được mở rộng cùng với quá trình đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, hoạt động giao lưu các đoàn biểu diễn nghệ thuật và trao đổi sách báo, phim ảnh, triển lãm, nghiên cứu, đào tạo… giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới ngày càng được đẩy mạnh.

Nhiều hiệp định văn hóa với các nước và tổ chức quốc tế, các điều ước quốc tế song phương và đa phương về di sản văn hóa, về quyền tác giả và quyền liên quan đã được ký kết; nhiều dự án về hợp tác văn hóa được thực hiện có hiệu quả.

Chúng ta có nhiều cơ hội tiếp xúc rộng rãi hơn với văn hóa thế giới và chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Chủ động đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới

Các hoạt động văn hóa đối ngoại, quảng bá hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện trên diện rộng hơn, trọng điểm tại những địa bàn truyền thống, những đối tác quan trọng trong quan hệ quốc tế và hướng đến những địa bàn xa còn hiểu biết ít về Việt Nam. Những hoạt động này gây được tiếng vang và tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng bè bạn về truyền thống văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Chúng ta nhận thấy rõ những tăng cường sự hiện diện, tham gia và ảnh hưởng của Việt Nam tại các sự kiện có quy mô, chất lượng, uy tín nhất trên thế giới về văn hóa, như Triển lãm EXPO (EXPO Thượng Hải 2010, EXPO Hàn Quốc 2012, EXPO Milan 2015, EXPO Astana 2017 và EXPO Dubai 2021).

Các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh quốc tế vào Việt Nam và các triển lãm của Việt Nam ra nước ngoài thời gian qua cũng đã làm tốt việc giới thiệu văn hóa, đất nước, con người bạn bè quốc tế và con người Việt Nam, góp phần vào sự hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Việt Nam chủ động tham gia, thể hiện vai trò tích cực tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế về văn hóa, trong đó nổi bật có Tổ chức giáo dục, khoa học, văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), APEC, ASEAN…

Chúng ta chú trọng xây dựng, phát triển các hình thức quảng bá trực tuyến như website, mạng xã hội, các ấn phẩm, vật phẩm quảng bá (USB, sách, tài liệu, phim truyện và phim tài liệu đặc sắc...), chủ động làm việc với các đối tác nước ngoài như CNN, BBC, các sách, báo, tạp chí quốc tế để triển khai các chiến dịch quảng bá, giới thiệu về văn hóa và du lịch Việt Nam với thời lượng lớn (từ 1-3 tháng), phát sóng liên tục trên quy mô lớn; đón các đoàn phóng viên, báo chí, truyền hình, làm phim khu vực, quốc tế vào Việt Nam đưa tin, viết bài hoặc thông qua làm phim quảng bá trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài đã và đang triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia, chủ động quảng bá văn hóa, xúc tiến du lịch theo tinh thần tích cực hội nhập quốc tế và mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Các trung tâm này thực sự trở thành cầu nối trong quan hệ văn hóa đối ngoại; là điểm đến tin cậy của cộng đồng người Việt Nam ở xa Tổ quốc và bạn bè quốc tế có nhu cầu tìm hiểu về đất nước, con người và truyền thống văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Làm sinh động đời sống văn hóa tại Việt Nam

Bên cạnh các hoạt động văn hóa đối ngoại được tổ chức bằng hình thức các Tuần/ Ngày văn hóa Việt Nam, các Lễ hội văn hóa - du lịch ở nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng phối hợp triển khai các Tuần văn hóa/ những sự kiện văn hóa, thể thao lớn của các nước; hỗ trợ các địa phương giới thiệu, quảng bá văn hóa-nghệ thuật truyền thống đến với bạn bè quốc tế, như Festival Huế, Festival Trà Thái Nguyên, giao lưu văn hóa các địa phương biên giới Việt Nam-Lào, Việt Nam-Campuchia, các chương trình Năm Du lịch quốc gia tại các địa phương...

Nước ta cũng thường xuyên hợp tác chặt chẽ vói các cơ quan văn hóa Việt Nam với các trung tâm văn hóa nước ngoài như Viện Goethe, Trung tâm văn hóa Pháp, Quỹ văn hóa Nhật Bản và Quỹ trao đổi & phát triển văn hóa (CDEF)-Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội, Quỹ hỗ trợ nghệ thuật Hội đồng Anh.

Những mối quan hệ hợp tác này đã góp phần thúc đẩy những dự án văn hóa, những thử nghiệm nghệ thuật ở mức độ sâu rộng. Nhiều dự án nghệ thuật đã khuyến khích được những sáng tạo mới của các cá nhân nghệ sĩ, thu hút sự quan tâm của giới trẻ và đưa ra cách nhìn mới về những vấn đề của cuộc sống đương đại.

Như vậy, hợp tác quốc tế chủ động, tích cực về văn hóa không chỉ giúp chúng ta quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, có thêm nguồn lực phát triển văn hóa, mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, giúp đất nước ta xây dựng và khẳng định sức mạnh mềm của dân tộc, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế toàn diện./.

 

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội