Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f36966a1-4955-90f0-c4c5-0d5e2fd8e48e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ THỊ THANH XUÂN: ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI VAY

05/06/2023

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Lê Thị Thanh Xuân, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk kiến nghị xem xét bổ sung quy định về quyền và trách nhiệm của người vay, trong đó cần quy định chi tiết trách nhiệm của người vay để hạn chế việc né tránh trách nhiệm tạo ra nợ xấu.

CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, BẢO ĐẢM AN TOÀN HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Chính phủ trình dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV 

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gồm: 13 Chương, 195 Điều. So với Luật hiện hành, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) giữ nguyên 48 Điều, sửa đổi, bổ sung 144 Điều và bổ sung mới 10 Điều. Dự thảo Luật có sự kế thừa quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành và bổ sung việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, đại biểu Lê Thị Thanh Xuân cho biết, qua hơn 12 năm thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) số 47/2010/QH12, Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD số 47/2010 đã có những đóng góp quan trọng trong công tác quản lý cũng như tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ cấu lại các TCTD, cùng với việc phát triển và thay đổi mạnh mẽ của cách mạng công nghệ 4.0, Luật Các TCTD đã tồn tại một số hạn chế, cần chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, vì Nghị quyết 42/2017/QH 14 sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023 nên việc Luật hóa các chính sách xử lý nợ xấu có ý nghĩa quan trọng, qua đó, tạo được khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng một cách đồng bộ, có hiệu lực pháp lý cao, áp dụng ổn định, lâu dài.

Vì vậy, theo đại biểu việc ban hành Luật sửa đổi nhằm đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức tín dụng phát triển an toàn, bền vững thông qua việc lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức tín dụng; tạo lập nền tảng pháp lý cho hoạt động chuyển đổi số của tổ chức tín dụng.

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk

Về đối tượng áp dụng, đại biểu đề nghị bổ sung thêm cụm từ “cơ quan” vào đối tượng tại khoản 5 thành: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động...; việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu” để bao hàm đầy đủ đối tượng áp dụng là cơ quan Nhà nước (Chính phủ, NHNN, UBND các cấp, Tòa án nhân dân, cơ quan Thi hành án các cấp..), tổ chức (Bảo hiểm tiền gửi, các trung gian thanh toán, công ty mua bán nợ, doanh nghiệp,...) và cá nhân.

Liên quan đến giải thích từ ngữ (Điều 4): Tại khoản 5, đại biểu đề nghị không sử dụng cụm từ “doanh nghiệp siêu nhỏ” vì đây không phải là thuật ngữ pháp lý mà chỉ là khái niệm được sử dụng (báo chí, xã hội) để chỉ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, nhân lực, địa bàn, thị trường... Do đó, đại biểu đề nghị thay bằng cụm từ “doanh nghiệp quy mô nhỏ”.

Về những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ (Điều 33), đại biểu đề nghị bỏ điểm i, khoản 1, Điều 33 quy định người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc và chức danh tương đương của Quỹ tín dụng nhân dân đó không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.

Vì Điều 33 thuộc Mục 1 (Các quy định chung) của Chương III (Tổ chức, quản trị, điều hành của TCTD) do đó chỉ nên quy định chung các trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ của tất cả các loại hình TCTD. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể thành viên HĐQT, thành viên BKS của TCTD là HTX đã được quy định rõ tại Mục 6 của Chương III, nên không cần thiết phải quy định trước tại Điều 33 để tránh chồng chéo, trùng lặp.

Đối với quy định về Đại hội thành viên (Điều 80), đề nghị gộp nội dung 02 điểm h và điểm i của khoản 2 Điều 80 thành một điểm như sau: “Các nội dung khác không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan do HĐQT, BKS hoặc có ít nhất một phần ba tổng số thành viên đề nghị”. Vì điểm h quy định về phạm vi nội dung khác được Đại hội thành viên quyết định; còn điểm i quy định về thẩm quyền trình Đại hội thành viên quyết định các nội dung khác.

Về Hội đồng quản trị (Điều 81), đại biểu đề nghị sửa khoản 4 Điều 81 như sau: “Thành viên HĐQT phải là thành viên cá nhân hoặc người đại diện phần vốn góp của thành viên pháp nhân. Thành viên HĐQT không được đồng thời là thành viên BKS, Kế toán trưởng, Thủ quỹ của ngân hàng HTX, Quỹ tín dụng nhân dân và không phải là người có liên quan của thành viên HĐQT, Kế toán trưởng, Thủ quỹ”.

Lý giải về đề xuất này, đại biểu cho biết, để xác định rõ các trường hợp loại trừ không được bầu làm thành viên HĐQT; (ii) Mặt khác, trường hợp loại trừ không được bầu làm thành viên BKS đã được quy định rõ tại khoản 3 Điều 83 (Tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát)…

Về xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay (Điều 93), đại biểu tỉnh Đắk Lắk đề nghị Ban soạn thảo xem xét quy định đối với các khoản cho vay tiêu dùng có giá trị nhỏ của công ty tài chính chỉ cần yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin về khả năng tài chính của khách hàng thay vì cung cấp tài liệu, dữ liệu chứng minh khả năng tài chính.

Đối với thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm (Điều 187), dự thảo quy định “Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ án phí, thuế (trừ các khoản án phí liên quan trực tiếp đến việc xử lý tài sản bảo đảm, khoản thuế trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng chính tài sản bảo đảm đó gồm thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ), nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật.”

Theo đại biểu, thông thường, án phí và các chi phí khác để giúp xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu cần được ưu tiên thanh toán trước. Điều này sẽ giúp các bên liên quan có động lực để cùng giúp xử lý nợ xấu. Nếu không ưu tiên thanh toán án phí có thể dẫn đến hệ quả là giảm động lực của toà án trong việc giải quyết tranh chấp, xử lý nợ. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại đề xuất chính sách này.

Ngoài ra, đại biểu Lê Thị Thanh Xuân cũng đề nghị xem xét bổ sung quy định về quyền và trách nhiệm của người vay, trong đó, cần quy định chi tiết trách nhiệm của người vay để tránh việc né tránh trách nhiệm tạo ra nợ xấu./.

Lê Anh - Nghĩa Đức