Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 531d52a1-a9c0-90f0-c4c5-00f6a355dddf.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: RÀ SOÁT KỸ LƯỠNG, XÁC ĐỊNH CỤ THỂ NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT PHẢI TÍCH HỢP

10/06/2023

Sáng 10/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luạt Căn cước. Tham gia thảo luận, một số ý kiến đại biểu đề nghị cần rà soát kỹ lưỡng, xác định cụ thể những thông tin cần thiết phải tích hợp vào thẻ căn cước,...

THẢO LUẬN TỔ 13: RÀ SOÁT, CÂN NHẮC KỸ LƯỠNG VỀ VIỆC QUY ĐỊNH QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ cho ý kiến về Luật Căn cước. Dự án Luật do Chính phủ trình tại kỳ họp lần này, gồm 7 Chương và 46 Điều (trong đó, so với Luật Căn cước công dân năm 2014 thì dự thảo Luật đã sửa đổi 39/39 điều, bổ sung mới 07 điều). Theo đó, so với Luật Căn cước công dân năm 2014, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đã mở rộng thêm đối tượng cấp chứng nhận căn cước; tích hợp nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam trong Cơ sở dữ liệu quốc gia; thẻ căn cước; giấy chứng nhận căn cước; căn cước điện tử…

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết thông qua Luật Căn cước, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc xây dựng và ban hành luật nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý công dân trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử, giải quyết các thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến.

Tuy nhiên, để hoàn thiện dự thảo Luật, một số ý kiến đại biểu đề nghị, cần rà soát kỹ lưỡng, xác định cụ thể những thông tin cần thiết phải tích hợp vào thẻ căn cước công dân.

Đại biểu Ngô Trung Thành, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk phát biểu. 

Theo đại biểu Ngô Trung Thành, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk, việc tích hợp các thông tin ngoài căn cước vào thẻ Căn cước công dân sẽ tạo thuận tiện trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự. Tuy nhiên, phạm vi tích hợp đến đâu và như thế nào cần được bàn bạc kỹ lưỡng, thấu đáo nhằm bảo đảm sự trôi chảy, thuận lợi khi thực hiện.

Đại biểu tỉnh Đắk Lắk cho biết, có hai phương thức tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước công dân là những thông tin cá nhân được hiển thị ngay trên thẻ và những thông tin cá nhân được mã hoá vào chip gắn trên thẻ. Cần quy định rõ những thông tin nào được in trên thẻ và thông tin nào được mã hoá. Mặt khác, đối với những thông tin được mã hoá để tích hợp vào thẻ thì cần xác định phạm vi này để bảo đảm việc tích hợp những thông tin này là thực sự cần thiết và tạo thuận lợi trong quá trình quản lý, sử dụng dữ liệu dân cư. Do đó, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát thật kỹ càng, thông tin gì thực sự hiệu quả thì tích hợp vào thẻ Căn cước công dân; nội dung gì không hiệu quả thì không cần tích hợp.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh phát biểu. 

Nêu quan điểm về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh đề nghị, cần quy định cụ thể trường thông tin nào bắt buộc, trường thông tin nào cập nhật theo nhu cầu của người dân, trường thông tin nào chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định…; quy định thông tin về “nhóm máu” chỉ được thu thập, cập nhật “khi công dân có yêu cầu”;..

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị, nghiên cứu lược bỏ một số thông tin thiếu tính ổn định như “nơi tạm trú”, “nơi ở hiện tại”, “tình trạng khai báo tạm vắng”, “mối quan hệ với chủ hộ”, “số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử”… vì để bảo đảm tính chính xác thì các thông tin này phải được cập nhật thường xuyên, liên tục và kịp thời khi công dân thay đổi, dẫn đến thiếu khả thi. Hơn nữa, các thông tin về cư trú (các khoản 14, 15, 16, 17, 18, 20… Điều 10) là những thông tin đã được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, cần tăng cường khai thác thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu chứ không cần thiết cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đại biểu Nguyễn Hải Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp phát biểu. 

Tham gia góp ý vào dự thảo, đại biểu Nguyễn Hải Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, đây là Luật liên quan đến nhiều nội dung về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng, chia sẻ nhiều thông tin liên quan trực tiếp đến con người, đến quyền bảo vệ dữ liệu/thông tin bí mật đời tư cá nhân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

Do vậy, các quy định trong Luật cần đảm bảo cụ thể, rõ ràng, tránh việc nêu chung chung và không rõ khái niệm. Những thông tin được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước và Cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư cần được cụ thể, rõ phạm vi và nội hàm thông tin, và cần thống nhất quan điểm và nguyên tắc…

Góp ý vào quy định về Thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư , đại biểu cho biết:  Điều 10 quy định 23 loại thông tin trực tiếp mà Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thu thập; và 1 loại thông tin được chia sẻ từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của Chính phủ. So với Luật Căn cước công dân 2014, đã tăng thêm 8 loại thông tin (luật cũ quy định 15 loại thông tin).

Do đó, đại biểu đề nghị cần cân nhắc kỹ hơn các quy định nêu trong dự thảo. Đồng thời, cần bổ sung đánh giá tác động của việc triển khai cập nhật 8 loại dữ liệu công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia sau khi Luật được thông qua. Cách thức thực hiện như thế nào và kinh phí chi cho việc này ra sao?

Bên cạnh đó, tại khoản 23, yêu cầu cung cấp: Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử. Quy định này có phải là bắt buộc? Vì rất có thể hàng triệu người sẽ không có hoặc không có nhu cầu đăng ký số thuê bao điện thoại di động và thư điện tử, nhất là những người cao tuổi, người già, người có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Như vậy, Cơ quan soạn thảo cần điều chỉnh theo hướng quy định (1) Nhóm thông tin bắt buộc về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và (2) Nhóm thông tin tham khảo, và đối với Nhóm thông tin tham khảo thì không yêu cầu bắt buộc công dân phải cập nhật, bổ sung, chia sẻ. Cơ quan chức năng chỉ bổ sung nếu có từ các nguồn khác./.

Lê Anh - Nghĩa Đức