Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 335766a1-89c1-90f0-c4c5-019e721a70b3.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: RÀ SOÁT, CÂN NHẮC KỸ LƯỠNG QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

21/06/2023

Tại phiên thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), thẩm quyền giải tranh chấp đất đai đã trở thành một “điểm nóng” tranh luận. Có ý kiến cho rằng, cần quy định rõ ràng, chặt chẽ về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong vấn đề này. Tuy nhiên, cũng có đại biểu nêu quan điểm cần thống nhất giao thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho cơ quan tòa án.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 21/6: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Tại phiên thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đã tham gia thảo luận về thẩm quyền giải tranh chấp đất đai. Đại biểu Huỳnh Thanh Phương – Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh cho biết, Điều 234 dự thảo luật về cơ bản giữ nguyên thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như Luật Đất đai hiện hành, với định hướng vẫn mở rộng quyền của người dân trong việc lựa chọn cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Trong trường hợp đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân hay Tòa án nhân dân đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu trường hợp tranh chấp đất mà đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có tranh chấp tài sản gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân có thể giải quyết. Trường hợp tranh chấp đất mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có tranh chấp tài sản gắn liền với đất, nếu đương sự lựa chọn Ủy ban nhân dân giải quyết thì Ủy ban nhân dân chỉ có thể giải quyết phần tranh chấp đất, không thể giải quyết tranh chấp về tài sản nên đương sự cũng phải kiện ra tòa để giải quyết tranh chấp tài sản.

Đại biểu Huỳnh Thanh Phương – Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh 

Từ căn cứ trên, đại biểu đề nghị xem xét quy định thêm trường hợp tranh chấp đất đai, đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì giao cho Tòa án nhân dân giải quyết. Quy định tại khoản 3 điều này, đại biểu đề nghị xem xét lại quy trình và thủ tục đối với trường hợp các bên tranh chấp nếu không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp dưới thì làm đơn khiếu nại, giải quyết gửi đến cơ quan Ủy ban nhân dân cấp trên, không phải là gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Ủy ban nhân dân cấp trên. Nếu gửi đơn yêu cầu tranh chấp đến Ủy ban nhân dân cấp trên thì trình tự, thủ tục ra sao thì cũng chưa được quy định rõ trong luật.

Tại khoản 6 quy định Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất khi được Tòa án nhân dân yêu cầu để làm căn cứ giải quyết tranh chấp. Theo quy định tại khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Đại biểu phản ánh, hiện nay không có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm hoặc không cung cấp tài liệu, chứng cứ trong giải quyết vụ việc, vụ án dân sự. Trong thực tiễn, nhiều trường hợp Tòa án đã có văn bản yêu cầu cơ quan liên quan cung cấp chứng cứ thì việc cung cấp thường rất chậm. Khi đã hết thời hạn giải quyết vụ án mà vẫn chưa cung cấp thì Tòa án phải tạm đình chỉ giải quyết, chờ kết quả cung cấp tài liệu làm cho vụ việc kéo dài, tăng bức xúc cho người dân. Do vậy, đại biểu đề nghị cần có quy định chế tài mạnh mẽ hơn về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, các cơ quan liên quan trong việc cung cấp hồ sơ tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất khi được Tòa án nhân dân yêu cầu để làm căn cứ giải quyết tranh chấp.

Đại biểu Nguyễn Thanh Sang – Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thanh Sang – Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh cho biết, theo khoản 3 Điều 254 thì trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp, nếu không đồng ý cách giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì đương sự khiếu nại lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời cho phép đương sự được khởi kiện tại tòa án theo quy định của tố tụng hành chính.

Đại biểu nêu quan điểm, quy định như trong dự thảo sẽ rất tốn thời gian. Trong nhiều trường hợp, sau khi Ủy ban nhân dân huyện giải quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ phải giải quyết lần thứ hai, sau đó đương sự không đồng ý lại tiếp tục khởi kiện ra tòa. Đại biểu kiến nghị quy định Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp ngay từ đầu, để tránh trường hợp cùng một vụ việc mà qua nhiều vòng giải quyết từ Ủy ban nhân dân huyện đến Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trường hợp bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là người giải quyết lần thứ nhất, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là người giải quyết lần thứ hai và đương sự có quyền khởi kiện tiếp tục tại Tòa án hành chính. Như vậy, khoản a và khoản b đều quy định về thẩm quyền. Đại biểu cho rằng, đối với vấn đề này, cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên làm công tác quản lý nhà nước, còn hoạt động tranh chấp thì nên giao Tòa án nhân dân là phù hợp, để rút ngắn được thời gian giải quyết cho người dân.

Đại biểu Lê Xuân Thân, Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa 

Cùng phát biểu tại phiên họp, đại biểu Lê Xuân Thân, Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa cho biết, tờ trình đầu tiên của Chính phủ khi trình ra Quốc hội cho ý kiến lần đầu đã bỏ hẳn thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân đối với tranh chấp đất đai. Sau một thời gian  tiếp thu, dự thảo luật đã quy định như Luật Đất đai 2013, giao Ủy ban nhân dân giải quyết, sau đó khởi kiện ra Tòa hành chính.

Đại biểu cho rằng, quy định như vậy là không đúng, do Tòa hành chính giải quyết các quyết định hành chính và hành vi hành chính bị khiếu kiện, xem có căn cứ và có tính hợp pháp hay không, không phải để giải quyết tranh chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp phải thuộc về tòa án. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trước kia có giao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp cho Ủy ban nhân dân, nhưng từ năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương bỏ thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Ủy ban các cấp.

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, một việc không nên giao cho 2 cơ quan trở lên giải quyết, do vậy, cần phải tập trung ở cơ quan Tòa án. Hơn nữa, Điều 102 của Hiến pháp quy định rất rõ, tất cả mọi cơ quan, mọi tranh chấp đều do Tòa án xét xử, nghĩa là cơ quan xét xử duy nhất. Chính vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quay lại vấn đề toàn bộ tranh chấp, giải quyết tranh chấp về đất đai phải do cơ quan Tòa án các cấp giải quyết theo quy định pháp luật.

Minh Hùng