Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 333766a1-5917-90f0-c4c5-0b4314a4cbdd.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

CẦN KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA NHƯ MỘT TRỤ CỘT CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 CỦA LIÊN HỢP QUỐC

16/09/2023

Trao đổi bên lề sau phiên thảo luận về "Thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững", các Nghị sỹ trẻ cho rằng Quốc hội các nước cần khẳng định vai trò của văn hóa như một trụ cột của phát triển bền vững và thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc, phát huy vai trò của văn hóa trong các chính sách phát triển tại cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 16/9: PHIÊN THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ 3 – THÚC ĐẨY TÔN TRỌNG ĐA DẠNG VĂN HOÁ VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Các đại biểu có chung nhận định trong bối cảnh thế giới hiện nay, việc tôn trọng đa văn hóa để hướng đến phát triển bền vững là cần thiết. Vào tháng 6-2023, Morocco đã chủ trì Diễn đàn Liên tôn giáo, với sự tham gia của đại diện các nền tôn giáo lớn. Việc đối thoại liên tôn giáo, liên văn hóa, thúc đẩy đa dạng văn hóa là rất cần thiết. Đặc biệt, cần hướng tới những người yếu thế như phụ nữ, trẻ em, những người di cư, thanh niên, người tàn tật.

Hội nghị lần thứ 9 này, tiếp tục hướng tới đối tượng thanh niên, những chủ thể của tương lai là sự tiếp nối cho mạch nguồn quan điểm cần tôn trọng đa dạng văn hoá của nhau, Các quốc gia cần đoàn kết,  tìm ra tiếng nói chung về sự đa dạng trong thống nhất, để sự đa dạng văn hoá trở thành nguồn lực cho sự phát triển của thế giới hiện tại cũng như tương lai.

Toàn cảnh phiên thảo luận chuyên đề 3 "Thúc đẩy tôn trọng trong đa dạng văn hoá vì sự phát triển bền vững"

Ngay từ Tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hóa 2001, UNESCO khẳng định, đa dạng văn hóa là tài sản chung quý giá của nhân loại, cần thiết đối với nhân loại như đa dạng sinh học đối với tự nhiên, là khởi nguồn cho giao lưu, đổi mới và sáng tạo.

Tại Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa (Công ước 2005), UNESCO tiếp tục khẳng định, đa dạng văn hóa là một đặc tính của nhân loại, cần được tôn vinh và bảo vệ vì lợi ích của tất cả mọi người. Đa dạng văn hóa là một động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các cộng đồng, các dân tộc và các quốc gia, là yếu tố không thể thiếu đối với hòa bình và an ninh ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế.

Liên hệ cụ thể tại Liên bang Nga, Bà Latzutkina yulia, Thượng nghị sĩ Liên bang Nga nhấn mạnh Nga là 1 quốc gia đa dân tộc, có khoảng 200 dân tộc khác nhau, hội tụ tất cả các tôn giáo trên thế giới. chính sách của Liên bang Nga hướng đến là làm sao thống nhất tất cả các văn hoá với nhau cũng như phát triển văn hoá của tất cả các dân tộc của Nga.

Bà Latzutkina yulia, Thượng nghị sĩ Liên bang Nga khẳng định về hợp tác văn hoá giữa các nước với nhau là rất quan trọng. Đơn cử như sự hợp tác văn hoá giữa Nga và Việt Nam, các nghệ sĩ các nhà nhà hoạt động văn hoá Việt Nam tham gia các cuộc thi tại Nga đã đạt được nhiều giải cao. Gần đây, một nhạc sĩ trẻ VN đã tham dự một cuộc thi thúc đẩy văn hóa tại Nga đã đoạt giải cao, thúc đẩy lan tỉa, hợp tác văn hóa giữa 2 đất nước, Vì vậy đây là những vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh ngày nay.

Còn với bà Yetunde bakare, Thành viên Quốc hội Nigeria đánh giá cao phiên thảo luận về thúc đẩy đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững khi các Nghị sỹ trẻ đã cùng thống nhất được những giải pháp chiến lược nhằm giúp tăng cường khả năng hoà nhập cộng đồng đối với không chỉ thanh niên mà còn cả phụ nữ và những người khuyết tật nhằm tăng cường nền dân chủ vì một trong những trụ cột chính của nền dân chủ là hoà nhập cộng đồng.

Cũng vì vậy, theo ông Vincent ekow Asafuah, Thành viên Quốc hội Ghana, thì phiên thảo luận đã thực sự là nơi những nhà lãnh đạo trẻ chia sẻ về bảo vệ đa dạng văn hóa trong thế giới số ngày nay. Nhiều ý tưởng đã được học hỏi lẫn nhau để cùng hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn trong đa dạng văn hóa.

Thượng nghị sỹ Kenya, ông Methu John Muhia

Với Thượng nghị sỹ Kenya, ông Methu John Muhia, bày tỏ những chia sẻ và bài học được các nghị sỹ đưa ra tại phiên thảo luận, là những bài học và kinh nghiệm từ các nước, những chính sách mà Quốc hội Kenya có thể dựa vào đó học tập và chia sẻ. Thượng nghị sỹ Kenya Methu John Muhia bày tỏ sáng kiến đặc biệt ấn tượng của Đoàn Nghị sỹ trẻ đến từ Phần Lan, khi họ đã có thể thông qua những đạo luật kiểm duyệt nội dung trực tuyến, để ngay cả trẻ em cũng có thể tiếp xúc với thế giới số một cách an toàn, bảo vệ nền văn hóa của Quốc gia mình.

Như vậy để các quốc gia tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa riêng, có sự tôn trọng lẫn nhau về sự đa dạng văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc, đồng thời chia sẻ lẫn nhau, chắt lọc, phát huy tinh hoa văn hóa chung của nhân loại để cùng phát triển, thì việc đảm bảo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau sẽ đưa các quốc gia, các nền văn hóa cùng hợp tác, đối thoại, xây dựng niềm tin và chia sẻ để cùng tồn tại và phát triển thay vì tạo ra những xung đột và mâu thuẫn là hết sức cần thiết, trong đó giới trẻ là lực lượng có đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy và phát huy sự đa dạng của văn hóa. Để thế mạnh của giới trẻ được phát huy tối đa, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy đa dạng văn hóa, việc xây dựng, hoàn thiện khung khổ chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của giới trẻ có ý nghĩa then chốt.

Muốn vậy, theo các Nghị sỹ trẻ Quốc hội các nước cần phải đóng vai trò dẫn dắt, hướng tới xây dựng một mô hình quản trị mới và một khung khổ chính sách bao trùm dành cho giới trẻ. Các nhà hoạch định chính sách cần đưa chính những nguyên tắc phổ quát của đa dạng văn hóa trở thành triết lý định hướng trong mối quan hệ của mình và giới trẻ. Các Nghị sỹ trẻ cũng đưa ra khuyến nghị với Quốc hội các nước về việc cần khẳng định vai trò của văn hóa như một trụ cột của phát triển bền vững và thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc, phát huy vai trò của văn hóa trong các chính sách phát triển tại cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

Hải Yến

Các bài viết khác