Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 0b6c62a1-6907-90f0-c4c5-031231080bbf.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH SÙNG A LỀNH: TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC NỘI DUNG DỰ THẢO LUẬT TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT, KHẢ THI

11/11/2023

Mặc dù cho rằng việc xây dựng và ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh cho rằng, dự thảo Luật vẫn cần rà soát, hoàn thiện thêm một số nội dung để đảm bảo tính thống nhất, khả thi trong thực tiễn.

ĐBQH SÙNG A LỀNH: XÂY DỰNG LUẬT CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh đề nghị ban soạn thảo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện thêm một số nội dung để đảm bảo tính thống nhất, khả thi trong thực tiễn

Xây dựng, ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan

Phóng viên: Thưa ông, tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Ông có đánh giá như thế nào về sự cần thiết của dự án Luật này?

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh: Sau gần 15 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cho thấy, nhiều quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong lĩnh vực này, nhất là trước sự phát triển của hạ tầng giao thông, sự gia tăng nhanh chóng của số lượng phương tiện giao thông và tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được xây dựng và ban hành trên cơ sở sửa đổi Luật Giao thông đường bộ năm 2001, trong bối cảnh hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ còn hạn chế, phương tiện chủ yếu là xe mô tô, xe gắn máy. Theo đó, một số quy định tuy đã được điều chỉnh trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa sát với thực tiễn để tổ chức thực hiện như: Quy tắc giao thông; giải quyết tai nạn giao thông; chỉ huy, điều khiển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông, tuần tra, kiểm soát; quản lý phương tiện giao thông; quản lý người điều khiển phương tiện giao thông; quản lý, vận hành trung tâm chỉ huy giao thông… 

Do vậy, tôi cho rằng, việc xây dựng, ban hành Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan, với mục tiêu quan trọng là bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông, xác định cụ thể cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đảm bảo sự điều chỉnh sát thực tế về mặt pháp lý; khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Giao thông đường bộ hiện hành, phù hợp với xu thế phát triển pháp luật của nước ta và thông lệ quốc tế. Nhất là trong bối cảnh  thực trạng tai nạn giao thông ở nước ta vẫn ở mức cao và nghiêm trọng.

Rà soát các quy định đảm bảo tính thống nhất, khả thi trong thực tiễn

Phóng viên: Về các nội dung cụ thể của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, ông có góp ý gì để hoàn thiện, thưa ông?

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh: Trên cơ sở nghiên cứu Hồ sơ dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ do Chính phủ trình, tôi có một số ý kiến về dự án Luật này như sau:

Thứ nhất, về nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ,  tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 dự thảo Luật quy định: “1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; phòng ngừa tai nạn, vi phạm trật tự, an toàn giao thông và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cơ quan, tổ chức và cá nhân.; 3. Người tham gia giao thông phải chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.”

Về quy định này, tôi đề nghị nghiên cơ quan soạn thảo cứu bổ sung cụm từ “đường bộ” vào sau cụm từ “an toàn giao thông”, “ùn tắc giao thông” và “người tham gia giao thông” để đảm bảo thống nhất. Và được viết lại như sau: “1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phòng ngừa tai nạn, vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông đường bộ; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cơ quan, tổ chức và cá nhân.; 3. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.”

Thư hai, về các hành vi bị nghiêm cấm, quy định tại khoản 1, khoản 2 dự thảo Luật nêu rõ: “1. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; 2. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.” Tôi cho rằng, cần  bổ sung cụm từ “đường bộ” vào sau cụm từ “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông” tại khoản 1 để bảo đảm thống nhất, và được viết lại như sau: “1. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Bên cạnh đó. đề nghị nghiên cứu trình bày bố cục khoản 1 và khoản 2 thành một khoản thuộc nhóm hành vi có cùng nội hàm đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Xây dựng, ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan

Thứ ba, đối với quy định về Quy tắc chung, tại khoản 2, Điều 9 dự thảo Luật quy định: “Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ”. Tôi cho rằng, cơ quan soạn thảo thay từ “chỗ” thành cụm từ “vị trí ghế ngồi, gường nằm”. Bởi nếu ghi là “chỗ” có thể xảy ra trường hợp dây đai an toàn được sử dụng cho hàng hoá chở trên xe.

Đặc biệt thứ tư là quy định về vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt,  Khoản 1, Điều 13 dự thảo Luật quy đinh: “Vượt xe là tình huống giao thông mà xe đi phía sau phải di chuyển sang làn đường hoặc phần đường bên trái để lên trước xe phía trước, sau đó trở lại làn đường hoặc phần đường đã di chuyển ban đầu.”

Với quy định này, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi khoản 1 như sau: “Vượt xe là tình huống giao thông mà xe chạy phía sau di chuyển sang làn đường bên cạnh (trên đường có từ 02 làn đường cùng chiều trở lên) hoặc phần đường bên trái (trên đường hai chiều chỉ có 01 làn đường mỗi chiều) vượt lên trước xe chạy phía trước”.

Bởi lẽ đối với đường có từ 02 làn đường cùng chiều trở lên thì có thể di chuyển sang làn đường bên phải để vượt xe và tiếp tục đi vào làn đường đó mà không nhất thiết phải đi vào làn đường ban đầu.

Thứ năm, liên quan đến quy định dừng xe, đỗ xe, điểm a Khoản 3 Điều 17 dự thảo Luật quy định: “a) Dừng xe phải có tín hiệu, biển cảnh báo cho người điều khiển phương tiện khác biết trạng thái xe đang dừng”.

Theo quan điểm của tôi, quy định này nê  bỏ cụm từ “biển cảnh báo” trong đoạn vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 17, “Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết theo quy định tại các vị trí được phép dừng”. Do đó khi lưu thông trên đường, người điều khiển phương tiện vì nhiều lý do có thể phải dừng phương tiện trong một thời gian ngắn (ví dụ xe taxi chở khách), do đó nếu quy định mỗi khi dừng phải đặt biển cảnh báo sẽ không phù hợp và khả thi, nhất là tại các thành phố lớn.

Tại Khoản 4 Điều 17 dự thảo Luật quy định “Trên đường bộ khi phải dừng xe trong trường hợp khẩn cấp người điều khiển phương tiện phải cố gắng dừng xe ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy, trừ trường hợp bất khả kháng; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cố gắng dừng xe sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.”, quy định này cũng nên bỏ cụm từ “cố gắng” trong đoạn “Trên đường bộ khi phải dừng xe trong trường hợp khẩn cấp người điều khiển phương tiện phải cố gắng dừng xe ở nơi có lề đường rộng …” vì sử dụng cụm từ “cố gắng” ở đây không mang tính quy phạm pháp luật, sẽ dẫn đến việc khó xử lý đối với nhiều trường hợp trên thực tế.

Thứ sáu, về quy định sử dụng đèn, khoản 1 Điều 19 dự thảo Luật quy định: “Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải bật đèn chiếu sáng phía trước”.

Tuy nhiên, mùa đông trời có thể bắt đầu tối từ 18 giờ và đến 6 giờ ngày hôm sau trời vẫn chưa sáng, do đó nếu không bật đèn thì sẽ hạn chế tầm nhìn và mất an toàn. Đề nghị nghiên cứu chỉnh sửa nội dung này theo hướng quy định cụ thể thời gian bật sáng đèn vào mùa đông và mùa hè để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo an toàn.

Tăng cường giám sát xe ô tô đưa đón học sinh; kiểm soát tải trọng xe vận chuyển hàng hóa

Phóng viên: Tại dự thảo Luật trình Quốc hội lần này cũng có nhiều quy định liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong vận chuyển hàng hóa, người bằng xe ô tô, đặc biệt là xe đưa đón học sinh. Ông có đánh giá và góp ý như thế nào đối với các quy định này?

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh: Tôi cho rằng đây là những quy định rất cần thiết, nên được quy định cụ thể trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, tôi cũng có một số góp ý để tiếp tục hoàn thiện đối với các nội dung này.

Đầu tiên về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với xe ô tô đưa đón học sinh, tại điểm a, khoản 1, Điều 46 dự thảo luật, tôi đề nghị bổ sung thêm cụm từ “có lắp đặt camera” để nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình xe ô tô đưa đón học sinh. Theo đó, quy định này được viết lại như sau: “Bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định, có niên hạn sử dụng không quá 15 năm, có lắp đặt camera, có thiết bị đèn cảnh báo hoặc đăng ký màu sơn để nhận diện”.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh góp ý một số nội dung về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong vận chuyển hàng hóa, người bằng xe ô tô, đặc biệt là xe đưa đón học sinh

Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô, tôi đề nghị cần bổ sung thêm 01 khoản là khoản 4: “4. Thực hiện nghiêm hướng dẫn của biển báo, phân làn và các quy định kiểm soát tải trọng tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe”. Bởi tất cả các phương tiện vận chuyển hàng hoá phải bắt buộc được kiểm soát tải trọng tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe theo quy định.

Ngoài ra, về quy định người lái xe, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, điểm c, khoản 3, Điều 31 dự thảo Luật quy định: “ Sử dụng ô;”. Tôi đề nghị nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 3 thành: “Sử dụng ô (dù), điện thoại”. Bởi ngoài việc sử dụng ô (dù) thì sử dụng điện thoại khi đang lái xe là rất nguy hiểm cho người sử dụng phương tiện giao thông cũng như gây nguy hiểm cho những người khác khi cùng tham gia giao thông trên đường.

Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe bốn bánh có gắn động cơ, tôi cho rằng,  điểm b, khoản 1, Điều 45 dự thảo Luật nên bổ sung cụm từ “giá cước vận tải” để đảm bảo công khai, minh bạch về giá cước vận chuyển hành khách, và được viết lại như sau:“Lắp thiết bị giám sát hành trình, niêm yết tên, giá cước vận tải và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo quy định”.

Bên cạnh đó, tại khoản 2, Điều 45 dự thảo Luật quy định: “ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về thời gian, phạm vi hoạt động, trình tự, thủ tục cho phép hoạt động vận chuyển khách bằng xe bốn bánh có gắn động cơ và hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ trên địa bàn địa phương.” Về nội dung này, tôi cho rằng cần sửa đổi khoản 2 như sau: “Bộ giao thông vận tải tham mưu Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục cho phép hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe bốn bánh có gắn động cơ và hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về thời gian, phạm vi hoạt động, cho phép vận chuyển khách bằng xe bốn bánh có gắn động cơ và hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ trên địa bàn địa phương”.

Bởi hiện nay, việc sử dụng xe bốn bánh có gắn động cơ chở khách tại các khu du lịch trên cả nước đã được thực hiện ở rất nhiều tỉnh thành để phục vụ nhu cầu của người dân và giảm ô nhiễm môi trường. Để đảm bảo điều kiện kinh doanh thì Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp phép thống nhất trên cả nước; Ủy ban bân dân các tỉnh chỉ quy định về thời gian và phạm vi hoạt động phù hợp với từng địa phương.

Làm rõ các thuật ngữ được sử dụng

Phóng viên: Ngoài các nội dung cụ thể trên, ông có góp ý gì về kỹ thuật văn bản của dự thảo Luật này, thưa ông?

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh: Tôi cũng có góp ý một chút về mặt kỹ thuật. Cụ thể là về giải thích từ ngữ tại Điều 3, tại khoản 9 dự thảo quy định: “Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới”. Trong khi đó, khoản 8 quy định “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng”. Do đó, tôi cho rằng cần phải làm rõ sự khác nhau giữa hai thuật ngữ “người lái xe” và “người điều khiển …” để giải thích cho logic, phù hợp tại khoản 8, khoản 9; đồng thời đối với xe thô sơ, xe máy chuyên dùng thì chủ thể nào thực hiện.

Bên cạnh đó, tại khoản 10, tôi nghĩ nên bổ sung cụm từ “đường bộ” sau cụm từ “người điều khiển giao thông” để đảm bảo thống nhất với phạm vi điều chỉnh. Và được viết lại như sau: “Người điều khiển giao thông đường bộ là Cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông trên đường bộ”.

Tại khoản 20, ban soạn thảo cũng nên nghiên cứu chỉnh sửa cụm từ “Xe ô tô khách thành phố” thành “Xe ô tô khách đô thị” để thống nhất với nội hàm của khái niệm. Và được viết lại như sau: “Xe ô tô khách đô thị là xe ô tô chở người được thiết kế, sản xuất có số người cho phép chở kể cả người lái từ 17 người trở lên; trên xe có bố trí các ghế ngồi, chỗ đứng cho hành khách; có kết cấu và trang bị để vận chuyển hành khách trong đô thị và vùng lân cận, cho phép hành khách lên, xuống xe phù hợp với việc dừng, đỗ xe thường xuyên”

Cuối cùng, tại khoản 39 dự thảo Luật quy định: “Ùn tắc giao thông là tình trạng phương tiện giao thông bị dồn ứ, di chuyển với tốc độ rất chậm hoặc không thể di chuyển được”. Tôi cho rằng nên nghiên cứu chỉnh sửa thành “Ùn tắc giao thông đường bộ là tình trạng phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị dồn ứ, di chuyển với tốc độ rất chậm hoặc không thể di chuyển được” để bảo tính thống nhất.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Phương - Nghĩa Đức

Các bài viết khác