Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: be5766a1-b9b2-90f0-c4c5-027d5bd496f3.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

CẦN XEM XÉT KỸ LƯỠNG VIỆC MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

23/11/2023

Góp ý dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần xem xét kỹ lưỡng việc mở động đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thống nhất quy định về giảm tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi thống nhất với Luật Người cao tuổi.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 23/11: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI (SỬA ĐỔI)

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG DỰ THẢO LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI (SỬA ĐỔI)

Xem xét kỹ lưỡng việc mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đa số đại biểu Quốc hội khẳng định, bảo hiểm xã hội là chính sách rất nhân văn của Đảng và Nhà nước, nhằm mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và quyền lợi tốt nhất cho người lao động. Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện nhận được nhiều ý kiến tham gia góp ý. Nhiều đại biểu đồng tình với việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm đối tượng như Chính phủ đã đề xuất nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 28/NQ-TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Phạm Thị Kiều, đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông

Theo đại biểu Phạm Thị Kiều, đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông, việc mở rộng đối tượng hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố cho thấy dự thảo Luật đã quán triệt và thể chế hóa quan điểm của Nghị quyết số 28/NQ-TW đó là “mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác”, trong đó có đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Tuy nhiên, đại biểu Phạm Thị Kiều cho rằng,vấn đề cần quan tâm là nhiều người trong số nhóm đối tượng dự kiến được mở rộng như: người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; người làm việc không trọn thời gian; người quản lý, điều hành hợp tác xã... đều là những người có thu nhập thấp. 

Nêu thực tế, hiện nay phụ cấp hàng tháng cấp cho các đối tượng trên rất thấp mà phải trích nộp bảo hiểm xã hội nữa thì phần thực nhận của họ sẽ thấp hơn nữa, trong khi số lượng đối tượng này trên cả nước rất lớn nên phần ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm đóng cũng không nhỏ. 

Đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên, đại biểu Quốc hội tỉnh Long An 

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên, đại biểu Quốc hội tỉnh Long An cũng đề nghị, tiếp tục nghiên cứu quy định tại điểm a, khoản 1, điều 3 của dự thảo Luật về mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là “Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận  bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên, trừ hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật lao động”. 

Đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên cho rằng, quy định trên rất khó triển khai trong thực tế và không thể áp dụng một cách triệt để, hiệu quả bởi hiện nay có rất nhiều trường hợp lao động đặc thù không có giao kết hợp đồng lao động, không xác định được tiền lương, tiền công ổn định hàng tháng làm cơ sở cho việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay bảo hiểm xã hội tự nguyện. Có thể kể đến như lao động theo giá trị sản phẩm, lao động thời vụ, lao động giản đơn theo công việc... Do đó, đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần quy định chặt chẽ hơn về nhóm đối tượng này khi đưa vào đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để bảo đảm tính khả thi và bảo vệ tối đa quyền lợi của người lao động.

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai, đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai, đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên cũng cho rằng cần đánh giá kỹ tác động khi mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã mở rộng 5 đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, dù việc mở rộng này thể hiện định hướng từng bước mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, cũng cần đánh giá tác động đến các chi phí phát sinh, đồng thời cần có chế tài xử phạt nghiêm minh để tránh tình trạng chậm và trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Đại biểu phân tích, việc bổ sung các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thể hiện sự định hướng từng bước mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng sẽ làm phát sinh thêm chi phí của cả người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, cần nghiên cứu đánh giá kỹ tác động và làm rõ các lợi ích chi phí khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của các nhóm đối tượng này; tránh phát sinh các phản ứng tiêu cực.

Bên cạnh đó, theo báo cáo đánh giá tác động chính sách trong sách trong dự án luật, có gần 2 triệu hộ đăng ký kinh doanh, khoảng 270.000 người hoạt động không chuyên trách ở thôn tổ dân phố, chưa kể ba nhóm đối tượng còn lại chưa có thống kê cụ thể. Thực tiễn vừa qua cho thấy, tình trạng trốn, nợ đóng bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng dễ quản lý và dễ xử lý và xử lý hơn vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do đó nếu mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như dự thảo luật cần phải có chế tài quy định kiểm soát và thực hiện nghiêm xử lý xử phạt nghiêm minh, để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của các quy định…

Đại biểu Ma Thị Thúy, đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang

Cần thống nhất về chế độ trợ cấp hưu trí với Luật Người cao tuổi

Liên quan đến việc giảm tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi, đại biểu Ma Thị Thuý, đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đồng tình và cho rằng đây là nội dung rất cần thiết, đại biểu Ma Thị Thúy, đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang cho biết, theo quy định của Luật Người cao tuổi hiện nay, người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu được trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng. Nhưng dự thảo Luật lại quy định trợ cấp hưu trí xã hội cho tất cả công dân từ 75 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Vậy sẽ bỏ quy định trong Luật Người Cao tuổi hay vẫn giữ nguyên? Nếu bỏ thì chế độ bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng những người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng sẽ giải quyết như thế nào?

Chung quan điểm, đại biểu Trần Khánh Thu dẫn báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về số lượng của nhóm đối tượng này khoảng trên 800.000 người. Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng, đưa vào trong dự thảo Luật hay chỉnh sửa trong Luật Người cao tuổi thì cần tiếp tục cân nhắc thêm để bảo đảm phù hợp và đồng bộ. 

Đại biểu Trần Khánh Thu, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình

Đại biểu Trần Khánh Thu cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ hơn quy định này về đối tượng, độ tuổi, tên gọi, mức trợ cấp, các chính sách có liên quan, nguồn lực thực hiện và tính liên thông, tính đa tầng với các quy định khác nhằm bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc đã nêu trong dự thảo Luật. Bên cạnh đó, tại điểm a, khoản 1, Điều 22 quy định: mức trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ. Đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị, phải quy định cụ thể mức trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng so với mức lương tối thiểu để thuận lợi cho việc xác định kinh phí để bảo đảm thực hiện. 

Ngoài ra, về trợ cấp hưu trí đối với người 75 tuổi trở lên tại Điểm b, khoản 1 của Điều 22 quy định là tùy thuộc điều kiện kinh tế xã hội, khả năng cân đối ngân sách, kết hợp huy động nguồn lực xã hội tại địa phương, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Theo đại biểu Trần Khánh Thu, điều này chưa bảo đảm nguyên tắc thống nhất, bình đẳng chung trong cả nước. Sau khi Luật có hiệu lực, giữa các vùng, các tỉnh lại có quy định thêm thì chế độ của người cao tuổi ở địa bàn này lại không giống với địa bàn khác. Vì vậy, phải cân nhắc xem xét lại quy định này và có chính sách chung cho cả nước.

Hải Yến

Các bài viết khác