Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 402152a1-3974-90f0-c4c5-0b7974800891.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN DANH TÚ: TIẾP TỤC GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ QUAN TRỌNG CỦA TÀI LIỆU LƯU TRỮ

28/11/2023

Quốc hội vừa thảo luận về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi). Dự thảo Luật được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực lưu trữ. Tán thành với sự cần thiết của dự thảo Luật, TS.Nguyễn Danh Tú- Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Kiên Giang đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các nội dung để hoàn thiện dự thảo Luật, góp phần tiếp tục giữ gìn, phát huy những giá trị quan trọng của tài liệu lưu trữ

ĐBQH NGUYỄN DANH TÚ: TƯ TƯỞNG LẤY DÂN LÀM GỐC, GẦN DÂN, HIỂU DÂN, LẮNG NGHE DÂN, PHỤC VỤ DÂN LÀ YÊU CẦU HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI

ĐBQH NGUYỄN DANH TÚ: CÂN NHẮC KỸ VIỆC XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘ PHÒNG THỦ DÂN SỰ CĂN CỨ VÀO ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

TS.Nguyễn Danh Tú- Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Kiên Giang

Phóng viên: Quốc hội vừa thảo luận về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) với nhiều quy định được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực lưu trữ. Ông đánh giá thế nào về sự cần thiết của dự án Luật này?

TS.Nguyễn Danh Tú- Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Kiên Giang: Trước hết, tôi cơ bản nhất trí với nhiều nội dung trong Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi). Tôi cho rằng, công tác lưu trữ có vai trò, ý nghĩa quan trọng; tài liệu lưu trữ có giá trị to lớn, cần được gìn giữ và phát huy giá trị. Bởi nếu lưu trữ không tốt thì “sẽ làm mất những tài liệu có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn tại Thông đạt số 01/VP ngày 03/01/1946 và Ngày này đã trở thành Ngày truyền thống của ngành Lưu trữ Việt Nam.

Tôi cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật Lưu trữ lần này là cần thiết để tiếp tục thể chế hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chủ trương của Đảng về lĩnh vực lưu trữ, khắc phục những bất cập của Luật Lưu trữ năm 2011, đẩy mạnh chuyển đổi số để tận dụng hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị quan trọng của tài liệu lưu trữ mà các thế hệ đi trước để lại trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay và mai sau.

Phóng viên: Đối với nội dung về hủy tài liệu hết giá trị, trong đó có cả những tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt, quan điểm của ông thế nào?

TS.Nguyễn Danh Tú- Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Kiên Giang: Về hủy tài liệu hết giá trị quy định Điều 15, theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 dự thảo Luật thì việc hủy tài liệu được thực hiện đối với tài liệu lưu trữ hết giá trị, trong đó bao gồm: “Tài liệu lưu trữ bị hỏng nặng không còn khả năng phục hồi”. Như vậy, tài liệu bị hủy có thể bao gồm tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt nhưng bị hỏng nặng không còn khả năng phục hồi.

Tôi nhận thấy, theo quy định tại Điều 12 dự thảo Luật thì tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt là tài liệu có giá trị và tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam; phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của quốc gia, dân tộc; quá trình hình thành, xác lập và thực thi chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, biên giới quốc gia; vật mang tin, hình thức trình bày độc đáo, có tính thẩm mỹ và nghệ thuật; kỹ thuật, phương pháp chế tác độc đáo, tiêu biểu, điển hình của thời kỳ lịch sử; hình thành trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt về thời gian, địa điểm và tác giả…

Dòng họ Đào ở xóm Phú Thọ, xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) hiện vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn 17 sắc phong các triều vua ban cho dòng họ. Những tấm sắc phong ấy như báu vật và được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong dòng họ

Vì vậy, tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt là những tài liệu đặc biệt quan trọng. Dù có thể tài liệu này bị hỏng nặng không còn khả năng phục hồi nhưng những phần còn lại của tài liệu đó, vẫn có ý nghĩa, giá trị về lịch sử, truyền thống, văn hóa, chứng tích, di sản lưu trữ,… về những giai đoạn lịch sử, về những sự kiện, con người… Nếu chúng ta hủy những tài liệu này thì sẽ mất mãi mãi những tài liệu quý đó.

Tôi cho rằng, sẽ rất ý nghĩa nếu chúng ta trưng bày tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt mặc dù bị hỏng nặng không còn khả năng phục hồi, bên cạnh bản tài liệu dự phòng của tài liệu đó với những thông tin bảo đảm tính toàn vẹn, độ chính xác và khôi phục đầy đủ dữ liệu.

Vì vậy, tôi đề nghị dự thảo Luật cần quy định những tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt mặc dù bị hỏng nặng không còn khả năng phục hồi vẫn cần tiếp tục được lưu trữ hoặc chuyển sang bảo tàng để lưu giữ, trưng bày, tiếp tục phát huy giá trị của những tài liệu đó, mà không hủy những tài liệu quý này.  

Phóng viên: Đối với nội dung về những tài liệu lưu trữ tiếp cận có điều kiện của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) đã thực sự chặt chẽ chưa, thưa ông?

TS.Nguyễn Danh Tú- Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Kiên Giang: Điều 25 dự thảo Luật này đang quy định tiêu chí và thẩm quyền ban hành danh mục tài liệu lưu trữ tiếp cận có điều kiện. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa quy định cụ thể về điều kiện để tổ chức, cá nhân được tiếp cận tài liệu lưu trữ có điều kiện, mà mới chỉ giao người đứng đầu cơ quan, tổ chức và người đứng đầu Lưu trữ lịch sử quyết định việc quản lý, sử dụng tài liệu này.

Tôi nhận thấy, việc dự thảo Luật quy định cụ thể những điều kiện được tiếp cận loại tài liệu này là rất quan trọng, vừa liên quan đến quyền tiếp cận tài liệu lưu trữ của tổ chức, cá nhân, vừa phòng tránh việc sử dụng nội dung thông tin trong tài liệu này ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức…

Vì vậy, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu quy định các điều kiện hoặc tiêu chí xác định các điều kiện tiếp cận đối với tài liệu lưu trữ tiếp cận có điều kiện, như: khi nào được tiếp cận, ai được tiếp cận, nghĩa vụ, trách nhiệm của người tiếp cận,... Đây cũng là cơ sở để người đứng đầu cơ quan, tổ chức và người đứng đầu Lưu trữ lịch sử quyết định cụ thể việc quản lý, sử dụng đối với loại tài liệu này, bảo đảm tính thống nhất trong áp dụng pháp luật.

Phóng viên: “Giải mật tài liệu lưu trữ” là nội dung quan trọng của dự thảo Luật. Ý kiến của ông thế nào?

TS.Nguyễn Danh Tú- Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Kiên Giang: Qua nghiên cứu nội dung này, thứ nhất, khoản 3 Điều 27 dự thảo Luật đang quy định 04 căn cứ giải mật tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử. Tôi nhận thấy, khoản 2 Điều 22 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước đã quy định 03 trường hợp giải mật. Vì vậy, dự thảo Luật cần rà soát các căn cứ giải mật bảo đảm tương thích, phù hợp với quy định tại Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Theo đó, điểm b khoản 3 Điều 27 dự thảo Luật quy định căn cứ giải mật là: “Danh mục bí mật nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành”. Tôi nhận thấy, căn cứ này đã thuộc căn cứ quy định tại điểm a là: “Quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước”. Bởi vì, điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước đã quy định một trong các trường hợp giải mật là: “Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước”. Đây chính là pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Như vậy, dự thảo Luật chỉ cần quy định căn cứ giải mật là: “Quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước” là đã bao gồm căn cứ “Danh mục bí mật nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành”.

Di chúc Bác Hồ. Ảnh tư liệu/hochiminh.vn

Bên cạnh đó, điểm c khoản 3 Điều 27 dự thảo Luật quy định căn cứ giải mật là: “Nội dung của từng tài liệu lưu trữ cụ thể nếu việc giải mật có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc”. Theo tôi, đây không phải là căn cứ giải mật, mà ngược lại, đây là căn cứ gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Còn tại điểm d khoản 3 Điều 27 dự thảo Luật quy định căn cứ giải mật: “Một phần hoặc toàn bộ tài liệu lưu trữ công bố giải mật bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”. Đây là trường hợp, một phần hoặc toàn bộ tài liệu đã được giải mật bởi cơ quan, tổ chức khác. Tài liệu đã giải mật không phải là căn cứ để lại giải mật chính tài liệu đó. Nếu quy định đây là căn cứ giải mật tài liệu thì người đứng đầu Lưu trữ lịch sử của Nhà nước lại phải thành lập Hội đồng giải mật theo quy định tại khoản 5 Điều 27 dự thảo Luật. Như vậy, là không cần thiết và cũng không phù hợp với Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Vì vậy, tôi đề nghị tiếp tục rà soát, chỉnh lý các căn cứ giải mật tài liệu lưu trữ quy định tại khoản 3 Điều 27 dự thảo Luật.

Thứ hai, khoản 5 Điều 27 dự thảo Luật quy định về Hội đồng giải mật tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử của Nhà nước. Theo đó, Hội đồng này có tối thiểu 07 thành viên. Mặc dù theo dự thảo Luật thì thành viên Hội đồng bao gồm “…nhà quản lý, nhà khoa học hoặc người am hiểu về tài liệu lưu trữ cần giải mật…” và “Lưu trữ lịch sử giải mật tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức không còn hoạt động ở thời điểm giải mật tài liệu và giải mật đối với trường hợp không xác định được cơ quan xác định bí mật nhà nước”.

Theo tôi, dự thảo Luật cần thiết quy định một trong các thành phần cố định của Hội đồng giải mật này là đại diện cơ quan quản lý nhà nước trong ngành, lĩnh vực có liên quan đến tài liệu lưu trữ cần xem xét, giải mật. Vì cơ quan quản lý nhà nước trong ngành, lĩnh vực liên quan đến tài liệu lưu trữ cần giải mật sẽ nắm rõ tính chất, nội dung, mức độ nhạy cảm… của các thông tin trong tài liệu lưu trữ được xem xét, giải mật, nhất là trong trường hợp xem xét, giải mật thuộc trường hợp: “Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế” theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.      

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Phương - Nghĩa Đức

Các bài viết khác