Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 8b0b67a1-09ec-90f0-c4c5-004231a3389e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐQBH Nguyễn Đức Chung - TP Hà Nội: Thẩm quyền đăng ký hộ tịch nên giữ ở cấp tỉnh

20/06/2014

Qua nghiên cứu dự thảo luật cũng như Tờ trình của Chính phủ và bản thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, cũng như ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội trước tôi, tôi cũng đồng tình là chúng ta cần phải có Luật hộ tịch để tiến tới nằm chung trong hệ thống sau khi thông qua Hiến pháp năm 2013 để hệ thống hóa toàn bộ giấy tờ nhà nước theo quy chuẩn phù hợp trong giai đoạn mới. Đi vào vấn đề cụ thể tôi xin được phát biểu 4 ý kiến:

Thứ nhất, ngoài ý kiến của đại biểu Lừu, đại biểu Sinh đã phát biểu, đã nêu những căn cứ về việc giao thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký đối với có yếu tố người nước ngoài, tôi thấy việc này chưa phù hợp mà chúng ta nên giữ ở cấp tỉnh. Bởi vì phần sau trong luật này có nêu tiến tới chúng ta lập toàn bộ hệ thống dữ liệu điện tử trong vấn đề liên quan đến cấp toàn bộ số định danh từ giấy khai sinh cho đến hộ tịch. Đương nhiên, tới đây nhập chúng ta phải kéo hơn 1.000 đường truyền đến tất cả các huyện. Trang bị hệ thống, con người với số lượng đăng ký có yếu tố người nước ngoài hiện nay chúng ta để ở cấp tỉnh vừa phù hợp là Sở Ngoại vụ, gắn với Sở Tư pháp xác minh ở các tỉnh sẽ phù hợp hơn. Toàn bộ lưu trữ liên quan đến người nước ngoài cũng như xác minh cho nhân thân thì ở phía công an các tỉnh xác minh những yếu tố này. Như thế sở ở các tỉnh sẽ phù hợp hơn. Tôi muốn nêu thêm một căn cứ như vậy.

Vấn đề thứ hai, liên quan đến cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh. Điểm a, Khoản 1, Điều 14 dự thảo luật có nội dung là đăng ký khai sinh có nội dung số định danh cá nhân. Theo giải trình của Chính phủ thì khi đăng ký khai sinh công chức tư pháp, hộ tịch cập nhật nội dung vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dân cư do Bộ Công an quản lý để lấy số định danh cá nhân, ghi số hộ tịch vào giấy khai sinh. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật căn cước công dân lại quy định đối với người từ mùng 1 tháng 1 năm 2016 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp số định danh cá nhân cho người đó. Khi được làm khai sinh đối với người trước mùng 1 tháng 1 năm 2016 hoặc sinh từ mùng 1 tháng 1 năm 2016 nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì khi đăng ký khai sinh thì được cấp số định danh cá nhân thông qua cấp thẻ căn cước công dân.

Báo cáo Quốc hội đề án 896 chúng ta xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia là cơ sở nền tảng gốc để sau đó phân cấp phục vụ cho các ngành khác, phục vụ xây dựng một Chính phủ điện tử. Nếu như chúng ta xây dựng cấp số định danh cá nhân từ khi khai sinh, có nghĩa là chúng ta cũng phải tiến tới kéo đường truyền cáp quang cho đến hơn mười ngàn xã và trang bị, thiết bị đầu, hệ thống máy chủ tôi không nói nhưng hệ thống máy tính cũng phải cung cấp cho đến tận xã, liệu thời gian hơn một năm nữa chúng ta có triển khai kịp việc này hay không. Về con người, về cơ sở vật chất, chúng ta cần phải có tính toán liên quan đến cơ sở vật chất, trong phần liên quan đến hạ tầng mà chúng ta có thể đảm đương được hay không. Phần này chúng tôi cũng nêu để các đồng chí tham khảo cũng như Ban soạn thảo lần sau cho thêm đại biểu các thông tin liên quan đến xung quanh nếu như quyết định như vậy dự án sẽ tốn kém như thế nào.

Vấn đề thứ ba, về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Khoản 1, Điều 59 dự thảo luật quy định dữ liệu điện tử được kết nối để trao đổi thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo đề án 896 về việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo chúng tôi hiểu cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ là cơ sở nền tảng gốc để sau này cho tất cả các ngành, các cấp khác sử dụng cơ sở dữ liệu này trên cơ sở các ngành, các cấp khác chỉ được xây dựng cơ sở dữ liệu là phân hệ của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chứ tránh tình trạng nếu như chúng ta không nêu. Nên tôi đề nghị trong soạn thảo của luật nêu rõ là cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là một phân hệ của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Có như vậy để tránh tình trạng sau luật này được thông qua thì trên cơ sở những điều luật này chúng ta lại xây dựng một đề án, lại làm đề án để đi thu thập lại toàn bộ dữ liệu để phục vụ cho việc làm hộ tịch này của Bộ Tư pháp thì sẽ gây tốn kém mà chúng ta nên tập trung nguồn lực cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau đó từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì chúng ta kết nối và cơ sở này chỉ là một phân hệ.

Ý kiến thứ tư, qua phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội từ sáng liên quan đến Luật căn cước cũng như buổi chiều hôm nay có hai đại biểu có băn khoăn liên quan đến xung quanh vấn đề bảo mật các dữ liệu thông tin đến cá nhân trong quá trình xây dựng dữ liệu quốc gia về dân cư cũng như dữ liệu quản lý và xây dựng trong quá trình làm chứng minh thư nhân dân. Ở đây qua thực tiễn tôi xin cung cấp các đại biểu thêm mấy thông tin như sau:

Thứ nhất, trên địa bàn Thành phố Hà Nội chúng tôi đang xây dựng hệ thống điện tử hóa toàn bộ quản lý nhân hộ khẩu của lực lượng cảnh sát khu vực thành dữ liệu điện tử và cách làm là chúng tôi thuê hệ thống Server của Tập đoàn Viettel và Tập đoàn Viettel là kéo các đường truyền cho Công an Hà Nội và Công an Hà Nội chỉ có tự trang bị máy tính cho cảnh sát khu vực để nhập dữ liệu. Cảnh sát khu vực chúng tôi có 1.700 người và hiện nay cơ quan công an quản lý là quản lý dữ liệu về nhân hộ khẩu của công dân thì chúng tôi đã có 32 thông tin. Từ 32 thông tin này chúng tôi cập nhật vào máy tính và từ trên cơ sở đó để thành một dữ liệu chung. Cách cập nhật và bảo mật về mặt bảo mật phần cứng thì do Tập đoàn Viettel chịu trách nhiệm và bảo mật đường truyền cũng do Tập đoàn Viettel chịu trách nhiệm.

Còn bảo mật liên quan đến người sử dụng thì công nghệ hiện nay chúng tôi sử dụng đó là công nghệ điện toán đám mây và toàn bộ được chạy trên nền tảng cơ sở dữ liệu của hãng Oracle và khi viết các phần mềm thì chúng tôi có phân ra nhiều phân hệ quản lý khác nhau và phân hệ quản lý việc bảo mật này hoàn toàn chúng ta yên tâm:

Thứ nhất là đối với từng cảnh sát khu vực thì chúng tôi mã hóa đối với bộ máy tính của cảnh sát khu vực nào, tên như thế nào thì người đó mới cập nhật được.

Thứ hai là toàn bộ các dữ liệu ổ cứng cũng như của máy tính đó đều được mã hóa để bảo mật.

Thứ ba, mỗi một người được cấp một Password và 12 chữ số anh phải nhập trong 30 giây, nếu như trong 30 giây anh không nhập được thì anh phải nhập lại lần thứ hai và nếu qua 3 lần thì không nhập được, như vậy thì trung tâm phải cấp lại cho anh thì anh mới cấp được. Sau khi cảnh sát khu vực nhập xong thì phó phường kiểm tra toàn bộ dữ liệu và đến trưởng phường kiểm tra toàn bộ dữ liệu đó, sau đó enter hệ thống dữ liệu đó chính xác rồi thì mới chạy vào máy chủ để quản lý. Chúng tôi phân cấp sử dụng thì ai sử dụng ở máy tính nào thì được phân cấp quyền sử dụng, cho nên với công nghệ hiện nay có thể đảm bảo bảo mật được.

 

ĐQBH Nguyễn Đức Chung - TP Hà Nội

Các bài viết khác