Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a90f67a1-1988-90f0-c4c5-0be12cccbcff.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Các đại biểu thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

24/10/2014

Trong phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) ngày 23.10, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành việc bổ sung đối tượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đại biểu Hồ Thị Thủy - Vĩnh Phúc: Đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cần được bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong phạm vi chế độ hưu trí và tử tuất theo phương án 2 do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình xin ý kiến đại biểu Quốc hội. Cán bộ không chuyên trách cấp xã là những người giữ chức danh như Phó công an, Phó Chỉ huy quân sự, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và cấp phó các tổ chức chính trị, xã hội và trưởng các hội đặc thù, một số chức danh khác để thực hiện công tác chuyên môn theo lĩnh vực. Thực tế người giữ các chức danh này, một số đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì không phải tham gia bảo hiểm xã hội nữa. Một số cán bộ hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, nhất là một số chức danh thông qua chế độ bầu cử, nên khi họ không giữ chức vụ thì tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để có thể tham gia được liên tục theo quy định của chính sách liên thông giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhằm đảm bảo an sinh khi không còn tuổi lao động. Mặt khác, hiện nay cán bộ không chuyên trách ở cấp xã đang hưởng phụ cấp theo mức do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, nên mức phụ cấp khác nhau, đa số hưởng mức thấp hơn mức lương cơ sở hiện hành, trừ chức danh Phó công an và Phó chỉ huy quân sự. Bổ sung đối tượng cán bộ không chuyên trách cấp xã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể tăng thêm ngân sách nhà nước do mức hỗ trợ hàng tháng ở những địa phương phải tăng mức phụ cấp lên bằng mức lương cơ sở. Chính sách này đã thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với cơ sở nói chung và cán bộ cấp xã nói riêng, nơi thực thi các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để tránh việc triển khai thực hiện luật không kiểm soát được các đối tượng, dẫn đến việc tăng số lượng cán bộ không chuyên trách cấp xã để hưởng chế độ này, Chính phủ cần có giải pháp quản lý chặt chẽ để hạn chế việc tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Đại biểu Lê Trọng Sang - TP Hồ Chí Minh: Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đối với người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn. Tôi đồng tình với nhiều ý kiến phát biểu trước tôi, nhóm đối tượng này phải được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tôi xin nêu thêm mấy lý do sau đây:
Thứ nhất, tuy là người hoạt động không chuyên trách nhưng đội ngũ cán bộ này đang đảm nhận những chức danh quan trọng trong bộ máy ở xã. Vấn đề này, đại biểu Hồ Thị Xuân Thủy đoàn Vĩnh Phúc đã phân tích kỹ. Đồng thời họ cũng phải làm việc toàn thời gian như cán bộ, công chức cấp xã.
Thứ hai, các cơ quan trong hệ thống chính trị ở xã là cơ quan quản lý cũng là người sử dụng lao động trực tiếp phân công giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ này và người hoạt động không chuyên trách cũng là người lao động. Khi nhận nhiệm vụ được giao phải có trách nhiệm hoàn thành, thực chất quan hệ này đã làm phát sinh quan hệ lao động.
Thứ ba, thực tiễn cho thấy, số người hoạt động không chuyên trách ở xã hiện nay cùng với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hợp thành nguồn cung cấp cán bộ tại địa phương. Nhưng chính sách hiện hành một bên theo chế độ hưởng lương, một bên hưởng theo chế độ phụ cấp đang nảy sinh những vấn đề bất cập thì chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện đã và sẽ tác động đến tâm tư cũng như trách nhiệm của cán bộ và tất nhiên cũng khó thu hút và giữ được cán bộ giỏi làm việc ở cấp này.
Thứ tư, dự thảo luật đã mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như người làm việc theo hợp đồng lao động từ 1 đến dưới 3 tháng. Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động v.v... Tôi cho rằng, người hoạt động không chuyên trách ở xã cũng đáng được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Điều này, có địa phương cũng đã áp dụng. Nếu vì lý do ngân sách, tôi đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ chỉ đạo tổng kết, đánh giá hoạt động của bộ máy không chuyên trách tại địa phương làm cơ sở để xác định chức danh và số lượng cán bộ.

Đại biểu Nguyễn Thị Phúc - Bình Thuận: Từ thực tiễn hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nhằm động viên khuyến khích cán bộ không chuyên trách và đảm bảo sự công bằng trong thực hiện chính sách giữa các đối tượng cán bộ tại địa phương. Theo tôi cần phải bổ sung người hoạt động không chuyên trách cấp xã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với những lý do cụ thể như sau:

Một, nếu cho rằng đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cấp xã không có thời gian làm việc cố định, không chọn ngày, chọn tháng nên chỉ hưởng phụ cấp công việc là không phù hợp với thực tế. Tại cơ sở cán bộ không chuyên trách làm việc như cán bộ, công chức cả về thời gian và công việc. Sự đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cấp xã được cấp ủy, chính quyền, cử tri công nhận và kiến nghị nhiều lần về chế độ, chính sách, trong đó có chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hiện nay có rất nhiều cán bộ không chuyên trách ở cấp xã có quá trình làm việc lâu dài nhưng đến tuổi nghỉ hưu lại không có chế độ gì là rất thiệt thòi. Do vậy có rất nhiều trường hợp không yên tâm công tác. Có trường hợp rất tích cực, rất nhiệt tình, phát huy rất tốt công việc nhưng không có lương, không có chính sách nên họ đành phải nghỉ tham gia công tác để lo cuộc sống gia đình.

Hai, về bố trí kinh phí hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ không chuyên trách. Nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhà nước hỗ trợ 10%, nếu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì nhà nước hỗ trợ 14%. Chênh lệch hỗ trợ của nhà nước giữa hai hình thức tham gia bảo hiểm là 4%, tương đương khoảng 126 tỷ đồng trên 1 năm. Tôi nghĩ với khoản kinh phí chênh lệch này cũng không thể bù đắp hết công sức và những khó khăn vất vả mà cán bộ không chuyên trách phải vượt qua.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hằng - Nam Định: Tôi đề nghị quy định những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong phạm vi chế độ hưu trí và tử tuất vì lý do sau đây.
Lý do thứ nhất, đa số những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thời gian làm việc dài, tương đối ổn định tại cấp xã và đều có mong muốn được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thực tế cho thấy những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đảm nhiệm rất nhiều các công việc khác nhau, như tiếp nhận hồ sơ, văn bản, tham gia xác minh đơn thư, làm các báo cáo, hồ sơ hộ nghèo, cho đến tham gia giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trên địa bàn.
Cấp xã là nơi trực tiếp triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Qua thực tiễn có thể khẳng định được trong việc đảm bảo an ninh, trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có sự đóng góp không nhỏ của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Mặt khác, họ là những người làm việc cho nhà nước ở cấp xã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận chức danh, tuy rằng không thể được hưởng chính sách như đối với cán bộ chuyên trách cấp xã nhưng chế độ chính sách của nhà nước đối với họ còn thấp. Cụ thể là được hưởng mức phụ cấp hàng tháng theo chức danh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Hai, cùng với chính sách liên thông giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ đảm bảo cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã có thể tham gia bảo hiểm liên tục đến khi đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Thực tế ở cơ sở đã có nhiều trường hợp ở nhiệm kỳ này giữ vị trí cấp phó một đoàn thể chính trị xã hội cấp xã, nhiệm kỳ sau vẫn tiếp tục giữ vị trí đó hoặc tham gia ở một vị trí khác. Như vậy là đã tham gia bảo hiểm xã hội được 2 nhiệm kỳ, 10 năm. Họ có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm một thời gian nữa, nếu lại tiếp tục công tác thì đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho đến khi đủ điều kiện hưởng lương hưu trí. Như vậy, đã đảm bảo cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã được hưởng quyền an sinh xã hội đã được quy định tại Điều 34 Hiến pháp năm 2013.

Cổng thông tin điện tử