Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ad2167a1-69f7-90f0-c4c5-0a42f5326f87.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Trần Thị Hiền - Hà Nam: Cần tiến hành tổng rà soát chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề công lập

06/11/2014

Qua nghiên cứu Báo cáo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề và nghiên cứu từ các nguồn thông tin khác, Việt Nam là quốc gia đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Nhìn vào thực tế cho thấy, nguồn nhân lực chất lượng còn thấp, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao, năng suất lao động còn rất thấp so với khu vực và thế giới. Điều này dẫn đến việc thu hút đầu tư từ bên ngoài sẽ bị hạn chế. Vì vậy, bên cạnh nhiều chính sách khác thì chính sách dạy nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội là một đòi hỏi khách quan. Từ thực trạng trên, qua nghiên cứu, tôi xin tham gia 2 vấn đề trong Luật giáo dục nghề nghiệp.

Đại biểu Quốc hội ĐBQH Trần Thị Hiền - Hà Nam phát biểu ý kiến

Thứ nhất, về sự tham gia của doanh nghiệp đối với hoạt động dạy nghề. Theo tôi trước hết luật cần có cơ chế gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo, bởi việc gắn kết này có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển bền vững của giáo dục nghề nghiệp. Vấn đề này cần được thể hiện toàn diện từ xây dựng chương trình, nội dung phương pháp giáo dục đến phương án tuyển sinh, tạo việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp. Thực tế ở nước ta mặc dù sự gắn kết giáo dục với xã hội được coi là một nguyên lý giáo dục, nhưng mối liên kết giữa các trường từ trung cấp tới cao đẳng, đại học với các đơn vị sử dụng lao động gắn kết chưa cao, dẫn đến hệ quả đào tạo thường không đáp ứng ngay được yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Nhiều người được đào tạo ra không tìm được việc làm, nhiều lao động được tuyển dụng nhưng không đáp ứng được yêu cầu công việc, dẫn đến khi vào làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải tự tổ chức đào tạo lại, điều đó không những lãng phí về mặt thời gian, mà còn tốn công sức, tiền của của người lao động và người sử dụng lao động.

Qua nghiên cứu cho thấy sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo quy định tại Chương IV dự thảo luật từ Điều 52 đến Điều 53 chưa cụ thể, minh bạch giữa quyền và trách nhiệm, cơ chế tham gia của doanh nghiệp trong tham gia giáo dục nghề nghiệp. Tôi đề nghị cần nghiên cứu cụ thể hơn về cơ chế, chính sách, giải pháp khả thi để quy định trong luật, nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp. Sự đánh giá của doanh nghiệp và thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để nâng cao chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đây là căn cứ để mở nghề, xác định số lượng tuyển sinh của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời phải có tổng kết, đánh giá thực tiễn để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo trong quá trình đào tạo nghề.

Thứ hai, về mô hình tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Theo quy định của luật có 2 mô hình tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp là công lập và tư thục. Cơ chế hợp tác công tư, tức là hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong đào tạo nghề chưa được đặt ra trong luật. Trong khi đó vấn đề này được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện và đem lại hiệu quả rất cao cả về số lượng người học và chất lượng đào tạo.

Qua nghiên cứu tôi được biết Cộng hòa liên bang Đức và một số nước phát triển tại các cơ sở đào tạo kỹ sư thực hành và công nhân thường có sự liên kết giữa Nhà nước và doanh nghiệp theo tỷ lệ doanh nghiệp bỏ ra 70% nhà nước 30% tổng chi phí đào tạo; học sinh có 70% thời gian học tại doanh nghiệp, 30% học tại trường và trong thời gian học tại doanh nghiệp học sinh được tiếp cận toàn bộ thiết bị công nghệ mới, quy trình làm việc bình thường. Với cách đào tạo này nguồn nhân lực được đào tạo hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu xã hội sau khi ra trường. Tôi đề nghị cần nghiên cứu mô hình này để quy định trong luật.

Đối với cơ sở công lập theo quy định của dự thảo luật có 2 cơ chế quản lý:
Một là cơ chế tự chủ toàn diện,
Hai là cơ chế tự chủ một phần,
Theo quan điểm của tôi, để tạo cơ chế mở cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiến gần hơn đến cơ chế thị trường cần phải quy định cơ chế tự chủ toàn diện, nhà nước chỉ đầu tư ban đầu cho cơ sở giáo dục công lập như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Còn lại để cho cơ chế thị trường tự điều tiết.

Về tuyển sinh, cơ cấu ngành, nghề, học phí, trả lương giáo viên, người quản lý. Nếu làm được điều này thì người học sẽ cân nhắc kỹ nghề cần học và phải có trách nhiệm với nghề mình lựa chọn. Nếu tách bạch rõ được mô hình này để định hướng đúng và đi đúng hướng thì tức khắc theo quy luật của thị trường sẽ tự đào thải những cơ sở yếu kém, chất lượng thấp. Nếu để cơ chế thị trường tự chủ một phần thì cơ sở giáo dục sẽ bị động trong khâu tuyển sinh, chương trình đào tạo không thu hút được giáo viên giỏi, có kinh nghiệm tham gia dạy nghề theo mô hình này. Trên hết là gánh nặng ngân sách sẽ bị đè nặng hơn và không cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào muốn thoát khỏi bầu sữa ngân sách bao cấp.

Để đào tạo những nghề đặc thù mũi nhọn theo quy hoạch nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực trong tương lai hoặc trong những ngành nghề khó tuyển sinh mà nhà nước đang có nhu cầu thì nhà nước nên thực hiện theo cơ chế đấu thầu công khai giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Mặt khác, theo quy định của luật hiện hành có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền thành lập các cơ sở giáo dục, từ trung cấp đến cao đẳng nghề, các bộ, ngành, các địa phương đều có thẩm quyền này và tất cả các cơ sở này đều đạt công lập, vậy ngân sách nào gánh nổi. Chất lượng đào tạo chưa thể khẳng định, tôi đề nghị cần phải tiến hành tổng rà soát các cơ sở đào tạo nghề công lập hiện nay để có hướng xử lý. Cơ sở nào không đủ điều kiện dứt khoát cho giải thể, bán đấu giá để lấy kinh phí tập trung cho các cơ sở có chất lượng, uy tín đã được khẳng định trên thị trường lao động.

ĐBQH Trần Thị Hiền - Hà Nam

Các bài viết khác