Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: c22767a1-19bf-90f0-c4c5-02366fe7e687.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Dân sự là nền tảng của cuộc sống, liên quan đến quyền con người và quyền công dân đã được Hiến pháp ghi nhận nên rất thận trọng khi biểu quyết thông qua

14/11/2014

Dân sự là nền tảng của cuộc sống, liên quan đến xác lập, bảo vệ các quyền dân sự, quyền con người và quyền công dân đã được Hiến pháp ghi nhận.

Bộ luật Dân sự là đạo luật rất quan trọng, tác động đến các mối quan hệ cơ bản của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động và đời sống của các tổ chức, cá nhân, gia đình. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ một quy định nào của Bộ luật hiện hành cũng cần được cân nhắc thận trọng và thuyết minh cụ thể làm cơ sở cho QH xem xét, quyết định. Và cũng không nhất thiết phải đặt vấn đề sẽ thông qua đạo luật này tại Kỳ họp thứ Chín tới mà có thể lùi thời gian để bảo đảm khi QH ấn nút thông qua những vấn đề đang còn cấn cái, vướng mắc trong thực tiễn đều đã được xử lý.

ĐBQH Vũ Huy Hoàng (Lạng Sơn): Các điều khoản có liên quan đến yếu tố nước ngoài cần được thiết kế lần sửa đổi này, bảo đảm sau khi ban hành sẽ không vướng với luật có liên quan khác

Bộ luật Dân sự năm 2005 được QH thông qua trong giai đoạn Việt Nam chưa hội nhập quốc tế. Năm 2007, Việt Nam mới trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Vì vậy, quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa toàn diện, quy mô chưa rộng, có nhiều nội dung liên quan đến yếu tố nước ngoài chưa được đề cập, hoặc chỉ được đề cập có mức độ. Chính yếu tố này đã gây cản trở các quan hệ kinh tế, hợp tác đầu tư nước ngoài, có trường hợp có liên quan đến các quy định về dân sự, mà chưa được quy định, hoặc quy định chưa rõ trong Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng như các luật khác có liên quan. Ví dụ các vấn đề về đất đai, quyền sử dụng đất, tài sản trên đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài có yêu cầu. Hay vấn đề bảo lãnh của Chính phủ, các dự án đầu tư có liên quan đến hình thức BOT. Theo đó nhà đầu tư nước ngoài xây dựng dự án, vận hành và hết một thời hạn nhất định theo quy định của Hiến pháp chuyển sang không bồi hoàn cho nhà nước Việt Nam. Vì thế, nhà đầu tư có quyền đề nghị, yêu cầu Chính phủ Việt Nam bảo lãnh một số nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ của Chính phủ, nghĩa vụ của Việt Nam, nếu Việt Nam có tham gia dự án đó. Bộ Công thương đã xử lý khá nhiều những trường hợp nêu trên, nhất là trong dự án nhà máy điện theo hình thức BOT. Hay vấn đề áp dụng luật cũng tương tự như vậy, nhà đầu tư nước ngoài thường đề nghị, khi xảy ra tranh chấp giữa nhà đầu tư với Chính phủ Việt Nam hoặc với tổ chức Việt Nam, nhà đầu tư mong muốn áp dụng Luật nước ngoài thông dụng, như Luật của nước Anh trong lĩnh vực kinh tế, trường hợp này khiến Bộ Công thương lúng túng trong thực hiện, dù Bộ Tư pháp có ý kiến, song cơ sở dẫn chiếu của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các luật khác có liên quan chưa vững chắc. Điều này khiến các dự án đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT, các nội dung liên quan đến dân sự vẫn phát sinh vấn đề phải giải quyết. 

Trước tình hình đó, tôi đề nghị, sửa đổi Bộ luật Dân sự - bộ luật quan trọng điều chỉnh nội dung của các luật có liên quan đến vấn đề hội nhập quốc tế - do vậy, các điều khoản có liên quan đến yếu tố nước ngoài cần phải được thiết kế, thể hiện như thế nào để sau này khi ban hành các luật khác, hoặc xử lý các trường hợp có liên quan đến yếu tố nước ngoài không bị vướng bởi luật, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, ký kết Hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác trên thế giới và đang tiếp tục đàm phán để ký khuyến khích bảo hộ đầu tư với hơn 40 nước... về những nội dung đều có liên quan đến hành vi dân sự.

Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có nhiều nội dung liên quan đến các luật khác như: dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)... đang trình QH xem xét, thông qua. Cụ thể, trong Luật Đầu tư có liên quan đến quyền sử dụng đất, trách nhiệm bồi hoàn..., nhất qua những sự việc ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), hay Bình Dương vừa qua... Trong khi đó, về nguyên tắc chung, những nội dung này phải thể hiện trong Bộ luật Dân sự, Ban soạn thảo cần tính toán đến thực tế này để thể hiện các nội dung trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đáp ứng được yêu cầu thực tế đang đặt ra.

Tôi cũng đề nghị, vì tính chất phức tạp của Bộ luật Dân sự, việc tham khảo ý kiến của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài, Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết. Điều này sẽ góp phần bảo đảm khi QH ấn nút thông qua dự thảo Bộ luật này, những vấn đề còn cấn cái, vướng mắc trong thực tiễn, thì Bộ luật Dân sự (sửa đổi) lần này phải xử lý được. Do vậy, không nên đặt vấn đề tại Kỳ họp thứ Chín tới, QH sẽ xem xét thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi) này mà có thể lùi thời gian thông qua dự thảo Bộ luật tại Kỳ họp thứ Mười.

ĐBQH Bùi Văn Xuyền (Thái Bình): Ghi nhận tài sản công thuộc sở hữu toàn dân là sở hữu chung hợp nhất... phù hợp với tinh thần của Hiến pháp

Về thời hiệu khởi kiện, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định các vụ kiện dân sự đều có thời hiệu nhất định, kể cả thời hiệu về quyền hay về nghĩa vụ. Quy định như vậy đã giúp giảm áp lực cho Tòa án các cấp. Tờ trình của Chính phủ về dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cho rằng, để tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân được Hiến pháp và pháp luật công nhận đều được tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm kịp thời, thì Tòa án hoặc trọng tài sẽ vẫn thụ lý, giải quyết và tuyên bố chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự, dù cho vụ án đã hết thời hiệu yêu cầu xử lý. Tôi băn khoăn: quy định này có tạo áp lực cho Tòa án phải xử lý những vụ án lâu ngày, khó điều tra, xác minh tính đúng đắn của vụ án không? Việc giải quyết những vụ án này có hiệu quả không hay lại gây khiếu kiện, tố cáo kéo dài? Trong khi đó, quy định về thời hiệu khởi kiện tại Bộ luật Dân sự năm 2005 đã thực hiện ổn định trong 10 năm nay, không cho thấy quyền dân sự của người dân bị mất đi. Mặt khác, quy định hiện hành cũng nêu cao trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ quyền dân sự, quyền sở hữu tài sản của mình. Ban soạn thảo cần nghiên cứu đưa ra thời hạn đủ để người dân có thể suy nghĩ về việc bảo vệ quyền của mình cũng như để những trường hợp ra nước ngoài sinh sống nhiều năm, hoặc ốm đau nhiều ngày vẫn có thể bảo vệ quyền của họ.

Về hình thức sở hữu, Tờ trình của Chính phủ đưa ra hai phương án. Phương án 1 là hình thức sở hữu trong Bộ luật Dân sự bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung. Phương án 2 là hình thức sở hữu trong Bộ luật Dân sự bao gồm sở hữu riêng và sở hữu chung, trong đó, sở hữu toàn dân thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tôi tán thành với phương án 2, dù có ý kiến cho rằng, Hiến pháp năm 2013 đã quy định hình thức sở hữu toàn dân với tài sản quốc gia, nên một bộ luật quy định về quyền nhân thân, về tài sản không cớ gì lại bỏ hình thức sở hữu toàn dân. Quan điểm này không phải không hợp lý. Song có thể thấy, việc quy định sở hữu toàn dân thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý là phù hợp với nội dung, tinh thần của Hiến pháp (tài sản công thuộc sở hữu của toàn dân). Đồng thời, tạo chế độ pháp lý cụ thể để Nhà nước thực hiện vai trò trong đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý tài sản công.

ĐBQH Trịnh Thị Thanh Bình (Bến Tre): Cần đầu tư thêm quy định về giao dịch dân sự bị vô hiệu do giả tạo để ngăn chặn tình trạng lợi dụng Tòa án để tẩu tán tài sản

Từ thực tế thi hành Bộ luật Dân sự hiện hành, tôi thấy cần làm rõ một số vấn đề trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trình QH lần này. Bởi tính chất đặc thù của pháp luật dân sự là một câu, một từ, một dấu chấm, dấu phẩy có thể quyết định toàn bộ quyền về tài sản, nhân thân của cá nhân, tổ chức, trong đó, tôi cho rằng, cần cân nhắc kỹ càng quy định: Tòa án không được từ chối bất cứ yêu cầu giải quyết nào của người dân. Thực tế, ở nhiều địa phương khu vực phía Nam, thì Tòa án phải từ chối nhiều trường hợp kiện đào mộ lên chuyển đi nơi khác, do phong tục trong này không có nghĩa trang riêng, mà thường để mộ ở phần đất hương hỏa của gia đình. Nhưng Luật Đất đai và Luật Nhà ở lại không có quy định ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đối với đất hương hỏa, nhà từ đường là sở hữu chung của những người đồng thừa kế. Vì thế, anh nào đăng ký kê khai thì đều được cấp đăng ký như nhau, và khi có một số cá nhân mất đạo đức muốn bán mảnh đất, nhà thờ thì thường kiện ra Tòa án đòi phải đào mộ lên để miếng đất sạch, nâng giá đất. Cá biệt có những trường hợp không chỉ kiện ra Tòa án đòi đào mộ mà còn bắt thân nhân của ngôi mộ - vốn là cha, chú của mình, phải bồi thường, vì ngôi mộ làm giảm giá trị đất. Việc cá nhân bắt Tòa án xét xử những đơn kiện mất đạo đức như vậy phải được giải quyết trong Bộ luật Dân sự. Tất nhiên, Tòa án có thể thụ lý vụ án, còn chấp nhận hay không chấp nhận đơn kiện sẽ căn cứ theo quy định pháp luật, theo phong tục, tập quán. Nhưng nếu đưa vụ kiện lên Tòa án sẽ gây ra tốn kém về tố tụng cho Nhà nước và người dân. Thay vì như vậy, tôi cho rằng, trong Bộ luật Dân sự sửa đổi lần này cần quy định những yêu cầu trái với đạo đức xã hội, trái pháp luật thì không cần thụ lý ngay từ đầu.

Từ trước khi được cử tri bầu làm ĐBQH, tôi đã nhiều lần kiến nghị, Luật Đất đai cần quy định về nhà từ đường, đất hương hỏa trong quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, để khẳng định ngôi nhà, mảnh đất đó chỉ được sử dụng cho mục đích chung của gia đình, dòng họ. Tuy nhiên, Luật Đất đai qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung vẫn quy định phẳng lỳ về nội dung này, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà không có ghi chú về đất hương hỏa, nhà từ đường. Do đó, ai mà kê khai đứng quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người đó có quyền. Nhiều bản án đưa ra khiến người dân phản ứng vì không đúng đạo đức, song Tòa án chẳng có cơ sở để từ chối yêu cầu. Tình trạng này phổ biến trong xã hội, chứ không cá biệt. Theo phong tục, thường sau khi chia tài sản cho con, cháu thường dành một khoảnh đất làm nhà hương hỏa, hay ai sống với cha mẹ đến cuối đời sẽ chịu trách nhiệm quản lý ngôi nhà này. Tuy nhiên, có những người sau khi nhận phần tài sản của mình, sử dụng hết tiền bán phần đất, nhà ở được chia lại quay lại đòi chia mảnh đất, nhà hương hỏa. Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre từng giải quyết vụ án dân sự 175 người xâu xé một miếng đất, quyền lợi còn như cái kẹo nhưng phải làm tố tụng qua nhiều năm. Tòa án nhân dân phải bênh vực cho cái gì khi mà vụ án đang làm đạo đức xã hội xuống cấp thêm? Nếu Bộ luật Dân sự không xử lý được những vụ việc như vậy thì việc giữ gìn đạo đức, lập lại trật tự an toàn xã hội sẽ khó thực hiện.

Tờ trình của Chính phủ cho rằng Tòa án phải tiếp nhận vụ án để tránh bức xúc trong xã hội, khiếu kiện kéo dài. Nhưng thực tế lại cho thấy, nếu người dân vẫn còn nhìn ra con đường để đi tiếp đối với những vụ việc như vậy, thì sẽ kiện tới cùng. Cảnh con kiện cha, em kiện anh diễn ra phổ biến cũng vì lẽ này. Dân sự là nền tảng của cuộc sống, liên quan đến quyền nhân thân, quyền tài sản, nên phải quan tâm đến nội dung này, quy định về di sản thờ cúng cần được xử lý chặt chẽ, đầy đủ hơn trong Luật.

Đối với quy định thời hiệu khởi kiện, tôi thấy, xử lý như từ Điều 164 đến Điều 172 trong dự thảo vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế, vì trong các luật chuyên ngành đã quy định thời hiệu hợp đồng, hợp đồng lao động... Trong dân sự, thì thời hiệu được xác định từ khi xác lập quyền và nghĩa vụ và Tòa án căn cứ vào đây để xem xét vụ án. Mặt khác, khi sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 đã gài một nguyên tắc: những trường hợp đòi quyền sở hữu sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện để khắc phục tình trạng một số đối tượng chây ỳ đến quá thời hạn khởi kiện nhằm chiếm hữu trái phép tài sản dù Hiến pháp đã bảo vệ triệt để quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân. Trong dự thảo có điều quy định về xác lập quyền sử dụng, điều khác lại xác lập quyền yêu cầu, tương ứng với quyền khởi kiện. Nếu đã quy định xác lập quyền sở hữu, thì không nên giữ quy định quyền khởi kiện trong dự thảo Bộ luật Dân sự, mà nên chuyển sang Bộ luật Tố tụng dân sự quy định.

Ban soạn thảo cần cân nhắc quy định về giao dịch dân sự bị vô hiệu do giả tạo do có sức ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc bảo vệ quyền của người thứ ba ngay tình. Hiện nay, nhiều trường hợp lợi dụng hợp đồng để tẩu tán tài sản khi đang thực hiện bản án, khiến dù Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do giả tạo thì người ta vẫn lách luật được. Trong trường hợp này, dù Tòa án xét vô hiệu hợp đồng đã ký kết thì số tiền thu được từ việc bán mảnh đất vẫn phải chia cho người đã mua lại, không được trao toàn bộ cho người bị hại trong vụ án đầu tiên. Bởi nguyên tắc thi hành án là nếu trong cùng một lúc có nhiều vụ án, thì phải thi hành hết cho những người có liên quan. Đương sự rành quy định này nên mượn tay Tòa án để tẩu tán tài sản hoặc giảm bớt nghĩa vụ pháp lý phải thi hành. Chúng ta chưa kiểm soát được thu nhập của người dân, mà quy định về vô hiệu giao dịch dân sự giả tạo đơn giản sẽ rất nguy hiểm. Đây là lần đầu cho ý kiến về dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) nên cần đầu tư thêm quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo để tránh trường hợp trốn tránh, tẩu tản tài sản khi thực hiện nghĩa vụ pháp lý.

(Theo Đại biểu nhân dân)