Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 564267a1-d92b-90f0-c4c5-03d8ae001ebf.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Đại biểu Quốc hội Triệu Thanh Dung - tỉnh Cao Bằng: Giải quyết căn bản điểm thiếu, điểm yếu trong thực trạng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của nước ta

22/11/2016

Chiều 18/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Du lịch (sửa đổi). Phát biểu tại hội trường, đại biểu Quốc hội Triệu Thanh Dung - tỉnh Cao Bằng nhấn mạnh, thực trạng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của nước ta vừa thiếu, vừa yếu.

Quan tâm đến thực trạng hoạt động du lịch của nước ta, đại biểu Quốc hội Triệu Thanh Dung- tỉnh Cao Bằng cho rằng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam hiện nay nhìn chung vừa thiếu, vừa yếu và công tác quản lý còn nhiều bật cập. Đại biểu chỉ ra rằng, đội ngũ hướng dẫn viên đang còn thiếu  ở chỗ theo thống kê, cả nước chỉ có 9.500 hướng dẫn viên du lịch quốc tế phục vụ cho 8 triệu lượt khách nước ngoài du lịch tại Việt Nam và 6 triệu lượt khách Việt Nam ra nước ngoài du lịch trong một năm. Chỉ có 7.150 hướng dẫn viên du lịch nội địa phục vụ cho hơn 45 triệu lượt khách du lịch trong một năm, ước tính để phục vụ lượng khách trên cần tối thiểu 25 nghìn hướng dẫn viên quốc tế và 50 nghìn hướng dẫn viên nội địa. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do những bất cập trong quy định liên quan đến việc cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên được quy định trong Luật du lịch năm 2005.

Không chỉ thiếu, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn yếu ở vốn kiến thức, trình độ hiểu biết, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống đặc biệt là khả năng ngoại ngữ, nhất là các ngoại ngữ hiếm. Một trong những nguyên nhân của hạn chế trên là do công tác đào tạo hướng dẫn viên chưa chuyên nghiệp, chưa thống nhất. Phần lớn các cơ sở đào tạo có chuyên ngành hướng dẫn là các trường trung cấp, đại học được mở mã ngành Việt Nam học hoặc ngành quản trị dịch vụ du lịch lữ hành nên việc đào tạo cũng như giảng dạy chưa được chuẩn hóa.

Đại biểu Quốc hội Triệu Thanh Dung chỉ rõ, theo Thông tư số 15 ngày 08/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về danh mục giáo dục đào tạo cấp 4 trình độ cao đẳng, đại học thì ngành đào tạo du lịch chưa được đề cập trong danh mục này, điều này gây ra sự không thống nhất giữa các hệ đào tạo chuyên ngành về du lịch nói chung và hướng dẫn viên du lịch nói riêng. Mặt khác, phần lớn hướng dẫn viên du lịch không xác định làm nghề lâu dài nên không có động lực phấn đấu hoàn thiện. Công tác quản lý còn nhiều bất cập như tình trạng hướng dẫn viên du lịch chui xuất hiện ngày càng nhiều ở những điểm du lịch nổi tiếng, cá biệt có hướng dẫn viên du lịch chui là người nước ngoài, nói tiếng nước ngoài, sử dụng đồng tiền nước ngoài và xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam như trường hợp ở thành phố Đà Nẵng mà chúng ta đã biết. Đại biểu Triệu Thanh Dung cũng nhấn mạnh, đây không phải trường hợp đầu tiên hướng dẫn viên nước ngoài xuyên tạc lịch sử văn hóa Việt Nam và ở Đà Nẵng có khoảng 60 hướng dẫn viên người Trung Quốc hoạt động du lịch chui trên địa bàn, nghiêm trọng hơn hầu hết công ty lữ hành nhận dẫn đoàn khách Trung Quốc đều do người Việt đứng tên để đảm bảo thủ tục pháp lý còn điều hành hoạt động đều do người Trung Quốc đứng sau.

Sau khi nghiên cứu những quyết định về hướng dẫn viên du lịch trong dự thảo Luật du lịch (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Triệu Thanh Dung cho rằng, những quy định này mới chỉ khắc phục được điểm thiếu mà chưa giải quyết căn bản được điểm yếu và công tác quản lý hướng dẫn viên du lịch.

Thể hiện ở chỗ luật chỉ khắc phục tình trạng thiếu hướng dẫn viên bằng cách hạ tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên mà chưa có quy định về kiểm tra kiến thức, kỹ năng của hướng dẫn viên. Việc cấp lại thẻ hướng dẫn viên cũng không có yêu cầu cập nhật kiến thức mới phù hợp với từng thời điểm, từng giai đoạn dự thảo luật, mặc dù không công nhận nhưng cũng không có điều khoản cấm hướng dẫn viên du lịch nước ngoài hành nghề tại Việt Nam và các quy định hoặc viện dẫn quy định về chế tài xử lý cụ thể.

Trên cơ sở những phân tích trên, đại biểu Quốc hội Triệu Thanh Dung kiến nghị một số nội dung như sau:

Thứ nhất, bổ sung quy định tổ chức thi sát hạch trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ để đảm bảo chất lượng nhân lực, xin cấp thể hành nghề hướng dẫn viên du lịch tạo điều kiện cho người có nhu cầu tự học và đăng ký thi xác nhận trình độ để cấp thẻ hướng dẫn viên. Tổng cục Du lịch tiếp tục duy trì, nâng cấp hệ thống quản lý hướng dẫn viên du lịch trên mạng. Phối hợp với các trường đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch và ngoại ngữ. Công khai thông tin trên mạng, để tạo điều kiện cho việc thẩm định và cấp thẻ. Đề xuất nghiên cứu quy định đề ra việc cấp thẻ hướng dẫn viên trong hiệp hội lữ hành và các trường đào tạo để thuận tiện vừa đào tạo, vừa tổ chức thi và có thể gộp các kỳ thi lấy chứng chỉ nghiệp vụ và khi cấp thẻ để giảm bớt thủ tục, nhà nước chỉ làm nhiệm vụ quản lý và giám sát.

Thứ hai, cần quy định về việc cập nhật kiến thức, về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, kiến thức về các sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch mới của địa phương trước khi đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch. Đồng thời tổ chức kiểm tra kiến thức trước khi cấp đổi thẻ cho hướng dẫn viên, việc quy định này để khắc phục tình trạng đánh trống ghi tên, thúc đẩy hướng dẫn viên không ngừng tự học, tự nghiên cứu đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực hướng dẫn viên du lịch được cấp đổi thẻ khi hành nghề hướng dẫn.

Thứ ba, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung vào danh mục giáo dục mã ngành đào tạo du lịch, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường chuyên đào tạo về du lịch, đầu tư phát triển và đảm bảo quyền lợi của các em sinh viên khi đăng ký học tập nghề du lịch. Đồng thời ban hành quy chuẩn chung về đào tạo hướng dẫn viên du lịch, trong đó chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên.

Thứ tư, bổ sung quy định về cấm hướng dẫn viên nước ngoài hành nghề tại Việt Nam hoặc điều kiện để cấp thẻ hành nghề hướng dẫn viên, là người có quốc tịch Việt Nam và có quy định hoặc viện dẫn quy định về chế tài để xử lý. Chế tài xử phạt không chỉ áp dụng với các đối tượng hành nghề chui mà còn áp dụng đối với những đối tượng hướng dẫn viên người Việt có thể hành nghề hợp pháp hay những công ty lữ hành tiếp tay cho các hành vi trái pháp luật làm xấu hình ảnh văn hóa, lịch sử, đất nước và con người Việt Nam.

Minh Hương lược ghi

Các bài viết khác