Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: bb4a67a1-2911-90f0-c4c5-0b5977d22da5.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Đại biểu Lưu Đức Long – tỉnh Vĩnh Phúc: xem xét xác định lại các nguyên tắc trong Luật thủy lợi

08/06/2017

Sáng 08/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật thủy lợi. Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Lưu Đức Long – tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng các quy định về nguyên tắc chưa bao quát tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Đảng đã đề ra trong phát triển nền kinh tế đất nước, phát triển ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy lợi nói riêng. Vì vậy cần phải xem xét xác định lại các nguyên tắc trong Luật.

Đại biểu Lưu Đức Long - tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu tại Hội trường            Ảnh: Đình Nam

Điều 4 dự thảo Luật thủy lợi quy định nguyên tắc trong hoạt động thủy lợi:

1. Phù hợp với nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, kết hợp theo địa giới hành chính, phục vụ đa mục tiêu.

2. Bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

3. Chủ động tích trữ nước, điều hòa, chuyển nước, phân phối nước, tiêu, thoát nước giữa các mùa, vùng bảo đảm yêu cầu sản xuất, sinh hoạt theo hệ thống công trình thủy lợi, lưu vực sông, vùng và toàn quốc.

4. Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; bảo đảm số lượng, chất lượng nước trong công trình thủy lợi.

5. Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; huy động sự tham gia của toàn dân trong hoạt động thủy lợi.

6. Tổ chức, cá nhân được sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và phải trả tiền theo quy định của pháp luật; được bảo đảm an toàn trước những tác động bất lợi trong quá trình xây dựng và khai thác công trình thủy lợi.

Theo đại biểu Lưu Đức Long việc xác định đúng nguyên tắc của luật mang ý nghĩa rất quan trọng. Vì đó là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ nội dung quy định cụ thể trong luật, đảm bảo giữ đúng định hướng trong quá trình thể chế hóa các chủ trương quan điểm phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp thủy lợi của Đảng, Nhà nước hiện nay.

Tuy nhiên trong dự thảo luật ngoài 6 nguyên tắc quy định tại Điều 4 còn thấy tại các Điều 13 (Nguyên tắc lập quy hoạch thủy lợi), Điều 15 (Nguyên tắc trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi), Điều 19 (Nguyên tắc quản lý khai thác công trình thủy lợi) và Điều 35 (Nguyên tắc và căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi) tiếp tục quy định các nguyên tắc cụ thể về các nội dung quy hoạch thủy lợi đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, quản lý khai thác công trình thủy lợi, định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi. Đại biểu đặt vấn đề có thực sự cần thiết không khi trong cùng một luật nhưng vừa quy định nguyên tắc chung, vừa có những quy định nguyên tắc rất cụ thể.

Đại biểu Lưu Đức Long cho rằng, các nguyên tắc tại Điều 4 đã rất cụ thể nhưng chưa bao quát tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Đảng đã đề ra trong phát triển nền kinh tế đất nước, cũng như trong ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy lợi nói riêng. Trong giai đoạn trước mắt, xác định đến năm 2020 phát triển thủy lợi theo định hướng hiện đại hóa tăng dần mức đảm bảo cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ du lịch; Đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xóa đói giảm nghèo; Chủ động phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nâng cao mức bảo đảm tiêu thoát nước chống úng ngập, bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì vậy, trên cơ sở các định hướng chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được thể chế hóa tại tờ trình của Chính phủ, đại biểu đề nghị  Quốc hội xem xét, xác định lại các nguyên tắc trong luật. Theo đó đề xuất quy định 6 nội dung:

Thứ nhất, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thủy lợi trên phạm vi cả nước từ Trung ương đến cơ sở, thực hiện phân cấp, phân quyền, ủy quyền quản lý cho bộ, ngành, địa phương và từng bước xã hội hóa nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, hoạt động thủy lợi phải đảm bảo toàn diện đúng quy hoạch, có chiến lược tầm nhìn thực hiện đồng bộ theo lộ trình, có trọng điểm, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài, đảm bảo phát triển bền vững phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Thứ ba, đầu tư phát triển thủy lợi phải mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài theo phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm". Các công trình thủy lợi phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ quan, thực hiện đa dạng tổng hợp, đảm bảo hài hòa giữa thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Thứ tư, nhà nước đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho phát triển thủy lợi, từng bước tạo cơ chế tiếp cận thị trường, đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động dịch vụ thủy lợi.

Thứ năm, phát huy vai trò trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý, vận hành và bảo vệ công trình, nhà nước có chính sách khuyến khích và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, đầu tư vốn, nghiên cứu khoa học. Áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc xây dựng, bổ sung, tu bổ, tôn tạo, khai thác, bảo vệ các công trình thủy lợi.

Thứ sáu, phải đảm bảo thực hiện cam kết quốc tế về lĩnh vực thủy lợi.

Bảo Yến

Các bài viết khác