Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 306867a1-0983-90f0-c4c5-0ff5047fc0ed.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRƯƠNG ANH TUẤN – NAM ĐỊNH: CẦN QUY ĐỊNH RÕ THẨM QUYỀN BAN BỐ LỆNH GIỚI NGHIÊM ĐỂ PHÙ HỢP VỚI LUẬT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

24/05/2018

Chiều 22/5, theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội Trương Anh Tuấn - Nam Định, đề nghị dự thảo luật cần quy định rõ thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm để phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đại biểu Quốc hội Trương Anh Tuấn - Nam Định, phát biểu tại Hội trường

Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Trương Anh Tuấn nhận định, dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) lần này đã thể chế hóa được quan điểm của Đảng về quốc phòng toàn dân, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, để góp phần hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu kiến nghị cần xem xét sửa đổi Điều 23 quy định về giới nghiêm cụ thể như sau:

Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 23 cần quy định rõ giới nghiêm là biện pháp quản lý đặc biệt của nhà nước nhằm hạn chế người, phương tiện đi lại, hoạt động vào thời gian nhất định tại những khu vực nhất định. Quy định như vậy để nhấn mạnh việc giới nghiêm là hạn chế quyền con người là biện pháp đặc biệt có tác động trực tiếp tạo nên sự bất bình thường trong đời sống xã hội. Vì vậy, cần được xem xét, cân nhắc thận trọng, áp dụng khi thật cần thiết.

Thứ hai, trong dự thảo luật, tại Điều 23 ở khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 có dùng cụm từ "Lệnh giới nghiêm" và đặc biệt tại khoản 3 điều này có quy định thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm thuộc về Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân cấp huyện, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Quy định như vậy không đúng với tinh thần của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì lại là một văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước và chỉ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp chỉ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức quyết định. Như vậy, việc ban hành lệnh không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và cũng không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi)

Đại biểu Trương Anh Tuấn tán thành thẩm quyền về giới nghiêm của Thủ tướng Chính phủ, của Ủy ban nhân dân các cấp đã nêu trong dự thảo luật, nhưng đề nghị cần phải thay cụm từ "lệnh giới nghiêm" bằng "quyết định giới nghiêm" để việc ban bố giới nghiêm phù hợp với quy định tại Điều 4 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, Điều 23 của dự thảo luật nên viết lại như sau:

1. Giới nghiêm là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt nhằm hạn chế người, phương tiện hoạt động đi lại trong thời gian nhất định tại những khu vực nhất định.

2. Quyết định giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp, đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Thẩm quyền quyết định giới nghiêm:

a. Thủ tướng Chính phủ quyết định giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương các tỉnh.

b. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp huyện.

c. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp xã.

d. Ủy ban đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt quyết định giới nghiêm tại một hoặc một số khu hành chính.

4. Quyết định giới nghiêm phải xác định rõ khu vực giới nghiêm đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành quyết định giới nghiêm.

c. Thời hạn bắt đầu và kết thúc hiệu lực giới nghiêm nhiều nhất không được quá 23 giờ khi hết hiệu lực nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban hành quyết định mới.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khu vực giới nghiêm.

đ. Quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở khu vực giới nghiêm.

Về khoản 6, Chính phủ quy định chi tiết trình tự ban hành, bãi bỏ quyết định giới nghiêm, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương liên quan thi hành quyết định giới nghiêm.

Vân Ngọc

Các bài viết khác