Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 896d67a1-9990-90f0-c4c5-0a7c2bb1b771.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM QUANG THANH – TP HÀ NỘI: QUY ĐỊNH CẤM CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN HÀNH VI CẢN TRỞ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG LÀ HẾT SỨC CẦN THIẾT

25/05/2018

Chiều 24/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Phát biểu tại Hội trường, Đại biểu Quốc hội Phạm Quang Thanh - Tp.Hà Nội cho rằng, quy định cấm cơ quan nhà nước thực hiện hành vi cản trở cạnh tranh trên thị trường như quy định tại Điều 8 dự thảo luật là hết sức cần thiết.

Đại biểu Quốc hội Phạm Quang Thanh - TP Hà Nội phát biểu tại Hội trường

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh của dự án luật tại Điều 1, liên quan đến phạm vi điều chỉnh, dự án luật có nên điều chỉnh cả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không. Đại biểu Phạm Quang Thanh cho rằng ngoài một số lĩnh vực cụ thể như sở hữu trí tuệ, viễn thông, quảng cáo v.v... đã có quy định trong các luật tương ứng, còn nhiều lĩnh vực khác chưa có quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy có tương đối nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã và đang diễn ra ở nước ta dưới nhiều hình thức trong nhiều lĩnh vực. Do đó, cần thiết có cơ sở pháp lý về nội dung này làm căn cứ để các cơ quan hữu quan xử lý trong trường hợp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trong thực tế.

Để giải quyết vấn đề giữa Luật Cạnh tranh và các luật khác có điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong một số lĩnh vực cụ thể. Điều 4 dự thảo luật cũng đã quy định rõ, luật khác có liên quan quy định cụ thể hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng quy định của luật đó. Đại biểu cho rằng quy định như vậy là phù hợp. Đại biểu cũng tán tán thành việc mở rộng phạm vi điều chỉnh như dự thảo luật, mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án luật đối với cả những hành vi thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.  Vì thực tế thời gian qua đã có nhiều thương vụ tập trung kinh tế và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng ảnh hưởng đến cạnh tranh trên thị trường trong nước.

Thứ hai, về tập trung kinh tế, đại biểu tán thành với cách tiếp cận việc xử lý các hành vi tập trung kinh tế bị cấm như dự thảo luật, đây là nội dung tiến bộ so với Luật Cạnh tranh năm 2004, không chỉ dựa vào yếu tố thị phần mà còn dựa trên đánh giá mức độ tác động và khả năng gây tác động, cả tích cực và tiêu cực của giao dịch tập trung kinh tế. Quy định như vậy vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa có ý nghĩa khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các hoạt động mua bán, sáp nhập để ngày càng lớn mạnh, đổi mới công nghệ, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ nhằm phát triển một cộng đồng doanh nghiệp hiệu quả. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế tư nhân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những nội dung này đã được quy định rõ trong dự thảo luật tại các Điều 31, 32, 33, 37 và 38.

Thứ ba, về hành vi bị cấm đối với cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân (Điều 8), thực tế thời gian qua đã có tình trạng một số cơ quan nhà nước, đặc biệt một số địa phương có hành vi can thiệp trực tiếp và gián tiếp một cách bất bình đẳng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Ví dụ như ban hành văn bản hành chính như công văn, thư công để yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân mua hoặc sử dụng một số loại hàng hóa, dịch vụ nào đó hay của một doanh nghiệp nào đó, hoặc định hướng doanh nghiệp bán sản phẩm nhất định cho khu vực nhất định, hoặc phân biệt đối xử các doanh nghiệp cùng cung cấp một loại sản phẩm và một loại dịch vụ, ưu tiên doanh nghiệp quốc doanh v.v...

Bên cạnh đó, thực tế cũng có một số hiệp hội đưa thông tin không chính xác, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, có trường hợp gây ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm. Do vậy, quy định cấm cơ quan nhà nước thực hiện hành vi cản trở cạnh tranh trên thị trường như quy định tại Điều 8 dự thảo luật là hết sức cần thiết. Dự thảo luật cũng đã bổ sung quy định cấm tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi như cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, các biện pháp chế tài với hành vi này và trách nhiệm của các cơ quan cũng đã được quy định rõ tại Điều 113 và 116 của dự thảo.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp chiều 24/5

Thứ tư, về lạm dụng vị trí độc quyền, liên quan đến nội dung này, nhiều đại biểu và cử tri quan tâm đến quy định kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước và đặt vấn đề có hiện tượng chuyển độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, ảnh hưởng tới quyền lợi một số doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng. Ví dụ, xăng dầu, mặc dù thị trường thời gian qua đã có biến chuyển nhưng hơn 50% thị phần bán lẻ ở Việt Nam vẫn đang thuộc về 3 doanh nghiệp có vốn nhà nước là Petrolimex, PVOil và Saigon Petro. Gần đây dư luận xã hội cũng rất băn khoăn trước đề xuất về bỏ xăng A95, chỉ kinh doanh xăng E5 đồng nghĩa với việc loại bỏ khả năng lựa chọn của người tiêu dùng, trong khi hiệu quả xăng sinh học E5 còn gây nhiều tranh cãi. Hiện cả nước có duy nhất một đơn vị cung cấp Ethanol để phục vụ phối trộn với xăng sinh học E5 và gần đây với lý do giá xăng đầu vào tăng lên nên doanh nghiệp đó tăng giá cồn E100 thêm 1.000 đồng/lít, dù doanh nghiệp khẳng định không phải do độc quyền mà tăng giá như dư luận vẫn hoài nghi về lợi ích của doanh nghiệp sản xuất Ethanol, nếu cả nước chỉ có xăng sinh học thì sẽ chỉ có một doanh nghiệp duy nhất được hưởng lợi.

Trong một nền kinh tế thị trường, khi đưa một sản phẩm mới vào thị trường như E5 RON95 phải tuân thủ nguyên tắc để tăng thêm sự lựa chọn chứ không phải là bắt buộc thay thế, nhất là khi một số kỹ thuật viên cho biết không phải mọi loại xe đều thích hợp để sử dụng E5, mức tiêu hao nguyên liệu lớn hơn, khi phương tiện xảy ra hỏng hóc do không thích ứng với xăng E5 thì người tiêu dùng lại phải chịu thiệt hại. Cần tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường, vận hành các cung cầu thay vì ép buộc người dùng sử dụng một loại mặt hàng. Như vậy, đối với các lĩnh vực độc quyền này cần có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước để đảm bảo không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp.

Đối với Luật Cạnh tranh, vấn đề độc quyền nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Luật cạnh tranh chỉ quy định về doanh nghiệp có vị trí độc quyền, cấm thực hiện hành vi lạm dụng vị trí độc quyền và kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, các nội dung này đã thể hiện đầy đủ Điều 26, Điều 28, Điều 29 dự án luật.

Vân Ngọc

Các bài viết khác