Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 367867a1-692c-90f0-c4c5-0a903919a996.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN VĂN MÃO - NGHỆ AN: NẾU ÁP DỤNG QUY ĐỊNH THỜI HIỆU SẼ DẪN ĐẾN BỎ LỌT TỘI PHẠM VÀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT NHẤT LÀ TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

28/05/2018

Sáng 24/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Tố Cáo (sửa đổi). Phát biểu tại phiên làm việc, đại biểu Trần Văn Mão - Nghệ An cho rằng nếu áp dụng quy định thời hiệu sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật nhất là trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Mão phát biểu tại phiên thảo luận

Góp ý vào dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi), về hình thức tố cáo tại Điều 22 của dự thảo luật, đại biểu Trần Văn Mão cho biết, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc tiếp nhận các hình thức tố cáo qua các phương tiện như phương tiện fax, thư điện tử, điện thoại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong thực hiện quyền tự do dân chủ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Song, trong điều kiện thực tế nhiều năm qua thực hiện Luật Tố cáo hiện hành chúng ta đang thực hiện hai hình thức, tố cáo bằng văn bản và tố cáo trực tiếp. Nhìn dưới ba góc độ:

Thứ nhất, về mặt thực tiễn thông qua thực hiện hai hình thức tố cáo thì số vụ tố cáo, thụ lý giải quyết tố cáo chỉ đạt tỷ lệ chưa đầy 18% là tố cáo đúng còn chủ yếu là tố cáo sai và tố cáo có đúng có sai. Việc mở rộng các hình thức tố cáo qua các phương tiện như thông tin điện tử, điện thoại trong điều kiện như hiện nay như trong dự thảo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật thấy rằng có một số ý kiến cho rằng tố cáo mở rộng hoặc qua các hình thức như trên sẽ dẫn đến trong tình trạng hiện nay đó là có sự lợi dụng dân chủ, tố cáo tràn lan, gây khó khăn và quá tải trong đầu tư, tập trung nhiều nguồn lực con người và các trang thiết bị cho việc xác minh và có nguy cơ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của nhà nước, ảnh hưởng, hệ lụy nghiêm trọng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội và hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước và uy tín đối với cán bộ, công chức.

Thứ hai, về mặt pháp lý cũng cần phải có nghiên cứu thật kỹ lưỡng và cân nhắc. Theo đại biểu Trần Văn Mão cho biết, Luật Tố cáo (sửa đổi) cũng cần phải tính đến việc phát huy quyền dân chủ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác cũng phải cân nhắc để xác minh và làm rõ các vấn đề liên quan đến bảo vệ cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các bên có liên quan. Đó là tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong bộ máy nhà nước có điều kiện thuận lợi và kiểm soát được để xử lý các đơn thư tố cáo theo quy định của pháp luật.

Toàn cảnh phiên làm việc buổi sáng 24/5

Thứ ba, cũng phải bảo vệ và tạo thuận lợi cho người bị tố cáo trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc tố cáo. Trên thực tế, với một trách nhiệm trong 15 năm làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, chúng tôi thấy rằng chỉ một cú điện thoại mà chúng ta đã phải huy động hết tất cả các cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc một tin nhắn nhưng cũng cần phải có một thời gian rất dài để xác minh các vấn đề có liên quan đến việc tố cáo đúng hay sai và đơn vị, địa chỉ nằm ở chỗ nào, vậy nên sẽ vô cùng khó khăn và tạo ra một áp lực rất lớn đòi hỏi nguồn nhân lực và một cơ sở vật chất kể cả kinh phí để bảo đảm cho việc thực hiện việc khiếu nại, tố cáo. Chính vì lí do đó, với những điều kiện cụ thể như vậy, đại biểu Trần Văn Mão đề nghị Quốc hội cần phải có cân nhắc trước lúc quyết định các vấn đề và theo quan điểm của tôi thì vẫn giữ nguyên như hai hình thức là tố cáo hiện nay theo luật hiện hành là phù hợp và bảo đảm tính khả thi cũng như bảo đảm tầm kiểm soát, ràng buộc trách nhiệm của các bên có liên quan.

Về thời hiệu tố cáo, việc bỏ quy định thời hiệu tố cáo là rất cần thiết tại khoản 1 Điều 2 đã xác định rất rõ trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật đã ghi hậu quả cho xã hội, nếu quy định thời hiệu sẽ dẫn đến tình trạng có hành vi bị xử lý, có hành vi không bị xử lý và như vậy tính nghiêm minh của pháp luật sẽ ảnh hưởng. Mặt khác có một thực tế người tố cáo có thể phát hiện hành vi vi phạm pháp luật từ trước nhưng khi họ đang ở trong tình trạng phụ thuộc là người trong cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm, cấp trên, cấp dưới, họ không dám tố cáo mà khi thoát ra khỏi tình trạng phụ thuộc mới dám tố cáo. Nếu áp dụng quy định thời hiệu sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật nhất là trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đại biểu Trần Văn Mão đề nghị bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo còn thời hiệu xử lý theo quy định của pháp luật để bảo đảm tính thống nhất trong việc bỏ quy định thời hiệu tố cáo.

Mai Trang

Các bài viết khác