Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 8c8d67a1-0927-90f0-c4c5-05726427df44.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN THỊ HOA RY – BẠC LIÊU: BỔ SUNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN XÓA BỎ THÁI ĐỘ KỲ THỊ, PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI ĐƯỢC ĐẶC XÁ

13/06/2018

Sáng 11/6, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đặc xá (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry - Bạc Liêu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền về ý nghĩa của việc đặc xá, xóa bỏ thái độ kỳ thị phân biệt đối xử với người được đặc xá.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry - Bạc Liêu phát biểu tại Hội trường

Trước hết, về thời điểm đặc xá quy định tại Điều 5 của dự thảo luật, đại biểu thống nhất với quy định về 3 thời điểm đặc xá trong dự thảo luật, tuy nhiên đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu và trong phần giải thích từ ngữ cần làm rõ khái niệm "sự kiện trọng đại của đất nước". Như trong Báo cáo thẩm tra cũng đề cập, đó là Chính phủ chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, chính vì vậy để đảm bảo tính minh bạch và sự chủ động của các cơ quan trong thực hiện và có cơ sở trong triển khai thực hiện nhiệm vụ thì nên làm rõ khái niệm này trong dự thảo luật.

Thứ hai, về điều kiện đề nghị đặc xá nhân sự kiện trọng đại và các ngày lễ lớn của đất nước tại Khoản 1 Điều 10. Đại biểu nhận thấy quy định tại khoản 1 điều này có nhiều nét cơ bản giống với quy định của Điều 66 Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn. Hơn nữa trong này cũng chưa thể hiện rõ sự khoan hồng đặc biệt của nhà nước đối với người phạm tội. Theo quy định của khoản 1, nếu so sánh với luật hiện hành thì có bổ sung một số tội đặc biệt nguy hiểm vi phạm do lỗi cố ý như các tội về xâm phạm an ninh quốc gia tại Chương XIII, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh tại Chương XXVI, tội khủng bố ở Điều 299 v.v... và một số tội khác, khi chấp hành được ít nhất 2/3 thời gian thì cũng được xem xét đặc xá. Đại biểu đề nghị Quốc hội phải cân nhắc hết sức thận trọng, bởi vì đây là những tội danh mang tính chất nguy hiểm mà vi phạm này là do lỗi cố ý. Trong khi Bộ luật Hình sự không cho phép tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với đối tượng này, nhưng nay lại xem xét đặc xá thì tôi cho là quá rộng và không công bằng, cũng không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, làm giảm ý nghĩa của việc đặc xá. Chính vì vậy, đại biểu cho rằng chỉ nên quy định đối với đối tượng đặc xá tại khoản 2 Điều 10 là phù hợp.

Tại Điều 10 điểm c khoản 1 quy định về điều kiện đề nghị được đặc xá là "đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền và đã nộp án phí, trong trường hợp chưa chấp hành xong do Chủ tịch nước xem xét quyết định". Đại biểu cơ bản thống nhất với quy định này, nhằm tạo cơ hội cho phạm nhân chấp hành cải tạo tốt, lập công lớn nhưng khó khăn về kinh tế thì được xem xét đặc xá do Chủ tịch nước xem xét quyết định. Tuy nhiên, đề nghị Quốc hội nên thận trọng cân nhắc thêm. Mục đích của quy định này nhằm tạo điều kiện cho người được đặc xá sau khi được trả tự do có điều kiện lao động để thi hành nghĩa vụ dân sự. Trong thực tiễn cho thấy trong trường hợp người bị hại chưa đảm bảo được lợi ích chính đáng theo quy định của pháp luật mà đối tượng lại được xem xét đặc xá là không đảm bảo sự công bằng và không nhận được sự đồng tình cao của xã hội. Không loại trừ có trường hợp còn thách thức người bị hại đi khiếu kiện gây thêm phức tạp trong xã hội.

Từ những phân tích trên để đảm bảo sự công bằng và tránh phát sinh những khiếu kiện phức tạp, đại biểu đề nghị trong trường hợp khi người bị hại chưa đảm bảo về lợi ích chính đáng không nên xem xét đặc xá.

Vấn đề thứ ba, liên quan đến các trường hợp không đề nghị đặc xá tại Điều 11 dự thảo luật, trong dự thảo này lại thu hẹp điều kiện so với luật hiện hành. Trong báo cáo 10 năm thi hành Luật Đặc xá đã được các cơ quan chức năng áp dụng thực hiện khá chặt chẽ, đúng quy định, gần 50.000 người được đặc xá đã tái hòa nhập cộng đồng, có việc làm và thu nhập ổn định. Nhưng vẫn còn một tỷ lệ nhất định sau khi được đặc xá lại tiếp tục vi phạm pháp luật, tái phạm tội và gây bất an cho xã hội. Chính vì vậy đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nên cân nhắc đối với các trường hợp không đề nghị đặc xá như dự thảo luật hiện hành đó là bổ sung thêm 2 trường hợp là trước đó đã được đặc xá và có từ 2 tiền án trở lên.

Vấn đề thứ tư, về nghĩa vụ của người đặc xá tại Điều 13. Ở đây quy định có 2 khoản, khoản thứ nhất là "nộp đơn xin đặc xá theo quy định của pháp luật", khoản thứ hai quy định là "khai báo đầy đủ, trung thực thông tin cá nhân liên quan đến việc đề nghị đặc xá". Tôi cho rằng quy định này chưa có đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của người đặc xá. Ví dụ trường hợp tuy được đặc xá nhưng còn phải thi hành hình phạt bổ sung như quy định trong dự thảo, nếu chúng ta quy định thế này chưa thể hiện rõ. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung thêm để quy định chặt chẽ hơn về nghĩa vụ của người được đặc xá.

Vấn đề thứ năm, về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức có liên quan tại Điều 33. Tại khoản 1 quy định về việc tuyên truyền, phổ biến Luật Đặc xá, quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. Thực tiễn cho thấy đối với người được đặc xá một trong những chướng ngại lớn nhất đó là việc họ tái hòa nhập cộng đồng và sự kỳ thị của xã hội đối với họ. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo trong quy định tại khoản 1 có bổ sung thêm trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền về ý nghĩa của việc đặc xá, xóa bỏ thái độ kỳ thị phân biệt đối xử với người đặc xá cũng như là công tác cảm hóa để nhằm tiếp thêm sức mạnh và giúp đỡ cho họ sớm vượt qua khó khăn, tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. 

Vân Ngọc

Các bài viết khác