Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: fcfd67a1-e9ed-90f0-c4c5-0558993430ee.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐẠI BIỂU BÙI NGỌC CHƯƠNG: CHẤT VẤN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SẠT LỞ Ở BỜ SÔNG, BỜ BIỂN TỈNH CÀ MAU

27/10/2019

Nhiều năm qua Chính phủ và các Bộ ngành đã quan tâm, đầu tư nhưng tình trạng sạt lở ở Cà Mau vẫn diễn ra nghiêm trọng, làm mất đi nhiều diện tích đất, hư hại hệ thống hạ tầng giao thông, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Trước tình trạng này, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Bùi Ngọc Chương, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau đã chất vấn Thủ tướng Chính phủ về giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Sạt lở ngày càng nghiêm trọng

Tuyến đê biển Tây có vai trò ngăn mặn, bảo vệ hệ sinh thái ngọt với hơn 90.000 héc ta đất sản xuất nông nghiệp của hơn 26.000 hộ dân huyện U Minh và Trần Văn Thời, tuy nhiên, sóng to, gió lớn, triều cường dâng cao chỉ trong 3 ngày từ ngày 2-4/8/2019 đã cướp đi chiều dài thân đê biển Tây hơn 300 mét.

Anh Tạ Văn Chức, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cho biết: Dù là địa phương thường xuyên chịu sự tác động khắc nghiệt của thời tiết, song tình trạng triều cường dâng cao đột ngột kèm theo sóng to gió lớn đánh trực tiếp vào chân đê, nước biển dâng cao và tràn sâu vào trong vùng ngọt hóa là hiện tượng hiếm.

Anh Tạ Văn Chức: Lần đầu tiên chứng kiến sóng biển đánh cao và sâu vào vùng ngọt hóa

Sạt lở không chỉ xảy ra ở bờ biển Tây, mà ở cả bờ biển Đông và ngay trong nội đồng với tỷ lệ và mức độ thiệt hại ngày càng gia tăng. 11 năm qua, rừng ven biển của tỉnh Cà Mau đã bị mất gần 9.000 ha. Trong đó, bờ biển Tây bị xói lở có chiều dài khoảng 57.000m, nhiều đoạn xói lở sâu, có nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào. Đối với bờ biển Đông, tình trạng xói lở xảy ra với chiều dài 48.000m, nhiều đoạn xói lở sâu và làm mất 80-100m đất rừng phòng hộ mỗi năm.

Tình trạng sạt lở bờ sông của tỉnh Cà Mau cũng đang diễn biến hết sức phức tạp, tập trung tại các huyện Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển. Từ năm 2018 đến nay, đã có trên 3,4km bờ sông bị cuốn trôi; Hiện có 27 vị trí sạt lở bờ sông với chiều dài 38km. Đáng chú ý là xuất hiện 8 vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở cao với chiều dài trên 4,8km, liên quan đến hơn 1.000 hộ dân đang sinh sống, kinh doanh trong khu vực cần phải sớm được di dời để bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Thời gian qua, Cà Mau đã xử lý khắc phục xói lở nhiều vị trí xung yếu ven biển với tổng chiều dài 29 km với số vốn khoảng 956 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện vẫn có trên 26km bờ biển, bờ sông sạt lở nghiêm trọng, trong khi đó thời tiết diễn biến ngày càng cực đoan, khắc nghiệt đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản người dân. Trước mỗi nguy hiểm này, ngày 20/9, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải buộc phải ký Quyết định về tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển và sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh. Theo đó địa phương đã khoanh vùng khu vực bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở, thiết lập hành lang an toàn. Đồng thời vận động nhân dân di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm; bố trí lực lượng trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở để kịp thời ứng phó...

Khảo sát thực địa về tình hình sạt lở bờ biển tại tỉnh Cà Mau mới đây, ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, nhận định: Sạt lở ở Cà Mau là rất nghiêm trọng, cấp bách. Trước mắt cần xử lý những điểm sạt lở trọng yếu. Về lâu dài, ứng dụng các công nghệ kè bảo vệ phù hợp. Bảo vệ đê biển gắn với tạo bãi trồng rừng phòng hộ.

Đoàn công tác Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội ​khảo sát thực tế sạt lở tại Cà Mau

Giám sát về "Tình hình thực hiện các Điều ước quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên", ngày 26/8, Đoàn công tác Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sĩ Cương làm Trưởng đoàn đã khảo sát thực tế đoạn đê biển Tây và làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sĩ Cương nhận định biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang là mối đe dọa và thách thức lớn đối với tỉnh Cà Mau. Việc đầu tư công trình sạt lở là rất quan trọng và cấp bách. Tuy nhiên, việc đầu tư phải hết sức thận trọng, hiệu quả và đảm bảo tính khoa học - kỹ thuật, tránh lãng phí để giúp địa phương nâng cao hiệu quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Việc đầu tư các công trình dân sinh hay công trình chống sạt lở, thoát lũ ... cũng cần tính toán kỹ đến việc đảm bảo cuộc sống của người dân gắn với văn hóa, phong tục, tập quán.

Các chuyên gia nhận định, Cà Mau là tỉnh có 3 mặt tiếp giáp với biển nên chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhất là tình trạng sạt lở bờ sông, ven biển sẽ ngày càng diễn biến phức tạp. Sạt lở cũng không theo quy luật “bên lở, bên bồi” theo thủy triều hay theo mùa mà diễn ra quanh năm, tại hầu khắp các vùng ven biển, cửa sông.

 Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

Trước tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng tại tỉnh Cà Mau, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Bùi Ngọc Chương, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau đã chất vấn Thủ tướng Chính phủ về giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở tỉnh Cà Mau.

Ngày 06 tháng 7 năm 2017, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký văn bản số 932 trả lời vấn đề Đại biểu Bùi Ngọc Chương chất vấn.

Văn bản trả lời nêu rõ: Trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2017 sạt lở bờ sông, bờ biển đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng tại nhiều địa phương trên cả nước, uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Cà Mau. Theo thống kê, cả nước có 1.794 khu vực bị sạt lở thuộc 59/63 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài trên 2.300 km, riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 700 km bờ sông, bờ biển bị sạt lở. Tình trạng suy thoái rừng ngập mặn đã và đang diễn ra nghiêm trọng ở khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long, trung bình mỗi năm trên 500 ha rừng bị phá hủy

Ngoài nguyên nhân khách quan do địa chất mềm yếu, biến động của dòng chảy, hải lưu, sóng gió, thủy triều thì có những nguyên nhân chủ quan từ hoạt động của con người gây suy giảm phù sa, bùn cát ở thượng nguồn, tình trạng khai thác cát quá mức, khai thác hải sản ven biển.

Từ năm 2011 đến năm 2017, ngân sách trung ương đã hỗ trợ các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long xử lý khoảng 37 km bờ biển bị sạt lở, trong đó riêng tại Cà Mau đã xử lý gần 24 km với tổng kinh phí 652 tỷ đồng. Về cơ bản, các công trình đã phát huy hiệu quả nhưng do nguồn lực còn hạn chế, đầu tư chưa đồng bộ nên một số công trình hiệu quả đầu tư thấp hoặc hư hỏng trong quá trình sử dụng.

Văn bản trả lời của Chính phủ cũng nhận định: Tình hình sạt lở vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, đe dọa an toàn của hệ thống đê biển và công trình cơ sở hạ tầng.

Về giải pháp trước mắt: Tiếp tục quan trắc, giám sát sạt lở, kịp thời cảnh báo và tổ chức di dời dân cư bảo đảm an toàn; hỗ trợ kịp thời và tái định cư, bảo đảm ổn định đời sống người dân; khắc phục khẩn cấp các khu vực sạt lở nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến khu dân cư tập trung, công trình hạ tầng thiết yếu không thể di dời.

Về lâu dài: Hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn giải pháp khắc phục sạt lở; Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hướng dẫn việc xây dựng công trình, nhà cửa, không để xây dựng nhà cửa, công trình tại các khu vực nguy hiểm; Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các địa phương quản lý lòng, bờ sông, khu vực ven biển; quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình, nhà cửa ven sông; siết chặt quy hoạch, cấp phép, khai thác cát sỏi trên sông, ven biển, xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động khai thác cát sỏi, nhất là khai thác trái phép, sai phép, thu hồi các giấy phép đã cấp nhưng gây sạt lở trong quá trình khai thác.

Tăng cường hợp tác quốc tế nghiên cứu các giải pháp phòng chống sạt lở bờ biển, khôi phục rừng ngập mặn; đồng thời phối hợp với các nước trong thượng nguồn sông Mê Công theo tinh thần hợp tác khai thác, sử dụng hài hòa, hiệu quả, bền vững tài nguyên nước, các bên cùng có lợi, bảo đảm lợi ích quốc gia, theo đúng thông lệ quốc tế đối với dòng sông xuyên quốc gia.

Cần có cơ chế thu hút các nhà đầu tư

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã tập trung khắc phục sạt lở nhiều vị trí nguy hiểm, thế nhưng đa phần những công trình này chỉ mang tính tình thế ở những nơi đặc biệt xung yếu mà chưa có biện pháp tổng thể, lâu dài. Đất sản xuất, nhà cửa, rừng phòng hộ vẫn tiếp tục có nguy cơ bị cuốn trôi. Điều này tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất, sinh kế của người dân vùng sông nước Cà Mau. Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với đại biểu Bùi Ngọc Chương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà mau, về nội dung này.

Đại biểu Bùi Ngọc Chương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau

Phóng viên: Thưa đại biểu, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, là một trong nhiều Đại biểu Quốc hội đã chất vấn Thủ tướng Chính phủ. Đại biểu cho biết nội dung chất vấn tập trung ở khía cạnh nào?

Đại biểu Bùi Ngọc Chương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau: Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, trước tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng tại tỉnh Cà Mau, tôi đã có chất vấn Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp của Chính phủ, các bộ ngành liên quan về vấn đề này.

Phóng viên: Với vai trò là Đại biểu dân cử, quan điểm của Đại biểu về nội dung trả lời của Thủ tướng Chính phủ xung quanh vấn đề Đại biểu chất vấn?

Đại biểu Bùi Ngọc Chương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau: Ngày 06/07/2017, Thừa quỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chính thức có văn bản trả lời chất vấn vấn đề tôi đặt ra. Về cơ bản, tôi đồng tình với nội dung trả lời tại văn bản số 932 của Chính phủ. Trong văn bản trả lời Phó Thủ tướng đã nêu ra được nội dung tôi quan tâm thực trang, nguyên nhân, đặc biệt là Chính phủ và các bộ ngành tích cực có những giải pháp và phương hướng để xử lý trước mắt cũng như lâu dài trước tình trạng sạt lở này tại Cà Mau. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, theo tôi, các giải pháp Chính phủ đưa ra phải được triển khai trong các chương trình, kế hoạch, hành động cụ thể hơn, rõ hơn.

Phóng viên: Đã hơn 2 năm đại biểu đưa vấn đề này ra chất vấn, đến nay, tình trạng sạt lở tại Cà Mau diễn biến như thế nào và theo đại biểu đâu là nguyên nhân của tình trạng sạt lở?

Đại biểu Bùi Ngọc Chương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau: Tôi đánh giá cao những nỗ lực cũng như quyết tâm của Chính phủ trong việc tập trung giải quyết tình trạng sạt lở tại Cà Mau, đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật để từng bước khắc phục tình trạng sạt lở. Tuy nhiên, tình trạng sạt lở tại tỉnh Cà Mau vẫn đang là bài toán nan giải, thậm chí hết sức nghiêm trọng. Triều cường, nước biển dâng, đai rừng phòng hộ ngày ngày bị nuốt trôi, sạt lở ven biển, ven sông liên tục xảy ra. Nhiều điểm sạt lở ăn sâu vào trong nhà dân.

Ngoài tác nhân biến đổi khí hậu gây ra, sạt lở tại Cà Mau còn do địa hình thấp so với mặt nước biển, điều kiện địa chất nền đất yếu. Bên cạnh đó, nguồn lực của địa phương không đảm bảo, trong khi đó nguồn đầu tư từ Trung ương còn hàn chế, phân kỳ qua từng năm. Mặt khác, sự xuất hiện của nhiều phương tiện giao thông đường thủy, cùng với tác nhân từ phía con người cư dân cơi nới, xây dựng nhà cửa ven sông ngày càng nhiều, làm gia tăng tải trọng của tầng đất mặt ven sông khiến quá trình sạt lở diễn ra nhanh hơn.

Phóng viên: Ngoài những giải pháp Chính phủ đưa ra trong phần trả lời chất vấn, đại biểu có đề xuất gì để bảo vệ bờ sông, bờ biển của tỉnh Cà Mau?

Đại biểu Bùi Ngọc Chương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau:

Biến đổi khí hậu tác động rất mạnh mẽ và nhanh chóng, Cà Mau là một trong những địa phương chịu hậu quả nặng nề. Ngoài giải pháp Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đưa ra, tôi cho rằng chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa giải pháp về kỹ thuật, xây kè tạo bãi trồng rừng ven biển. Tuy nhiên, do sạt lở tại Cà Mau rất nghiêm trong, song những nguồn lực được huy động đầu tư trong thời gian qua còn quá ít so với thực tế, do vậy chưa được khắc phục kịp thời, trong khi đó biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp, diện tích mất rừng phòng hộ xung yếu ven biển ngày càng gia tăng. Vì vậy, giải pháp thu hút về nguồn lực, nguồn kinh phí từ các nhà đầu tư tư nhân là rất quan trọng. Theo tôi cần có cơ chế, chính sách thí điểm, tạo điều kiện để các nhà đầu tư tư nhân tham gia cùng với nhà nước trong công tác phòng chống sạt lở tại Cà Mau. Có như vậy chúng ta mới huy động tối đa nguồn lực và nguồn kinh phí!

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Đánh giá cao những nỗ lực cũng như quyết tâm của Chính phủ trong việc tập trung giải quyết tình trạng sạt lở tại Cà Mau nói riêng và đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, đại biểu Bùi Ngọc Chương cũng lưu ý, để giải quyết tình trạng sạt lở tại Cà Mau thì cần phải thực hiện nghiêm túc các giải pháp của Chính phủ đưa ra như: tăng cường phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong công tác quản lý lòng, bờ sông, khu vực ven biển; quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình, nhà cửa ven sông. Bảo vệ đê biển gắn với tạo bãi trồng rừng phòng hộ. Đồng thời khắc phục khẩn cấp các khu vực sạt lở nguy hiểm và bố trí khu tái định cư an toàn cho người dân./.

Lê Phương