Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 5f0368a1-b91a-90f0-c4c5-07333ca94b0f.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN ANH TRÍ CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 2019

05/02/2020

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường về kết quả xuất khẩu trong năm 2019 và những kinh nghiệm rút ra để có thể làm tốt hơn, hiệu quả hơn hoạt động xuất khẩu trong những năm tới.

Xuất khẩu nông sản an toàn – hướng đi bền vững

Hợp tác xã Nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La được thành lập năm 2017, áp dụng kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, các khâu từ nguồn gốc giống, đất, phân bón chăm sóc và thu hoạch sản phẩm đều thực hiện rất nghiêm ngặt. Vì vậy, sản phẩm của hợp tác xã được đánh giá ngon, sạch, an toàn, tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

Ông Hà Văn Sơn, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc, Yên Châu, Sơn La cho biết, sản xuất theo quy trình Vietgap thì khắt khe hơn, chi phí cao hơn nhưng đầu ra sản phẩm, giá trị sản phẩm được nâng lên gấp nhiều lần và trong khâu tiêu thụ thì rất dễ tiêu thụ, cả trong nước và quốc tế đều biết đến.

Thành viên HTX nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc kiểm tra chất lượng quả xoài tại vườn xoài trồng xuất khẩu

Huyện Yên Châu là địa phương có diện tích cây ăn quả lớn nhất của tỉnh Sơn La. Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Yên Châu đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh phát triển vùng cây ăn quả áp dụng tiêu chuẩn VietGap và mã số vùng trồng để có sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tính đến nay, Yên Châu đã có 9 hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận Vietgap, 5 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị giữa hợp tác xã với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; diện tích cây ăn quả có giá trị ngày càng được nhân rộng; giá trị xuất khẩu đạt trên 4,2 triệu đô la Mỹ. Có thể thấy, hướng phát triển đúng đắn về nông nghiệp hữu cơ đã và đang giúp Yên Châu vươn lên mạnh mẽ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững và là điểm sáng trong xuất khẩu nông sản an toàn của tỉnh.

Sơn La chỉ là một trong số nhiều địa phương trong cả nước đã tìm ra hướng đi bền vững cho sản phẩm nông nghiệp. Với lợi thế về đất đai, khí hậu và lao động để phát triển nông nghiệp, những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng nguyên liệu rau, cây ăn quả với diện tích canh tác và chất lượng sản phẩm từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 41,3 tỉ USD

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức tuy nhiên năm 2019, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỉ USD; trong đó có 5 mặt hàng trên 3 tỉ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; cà phê và hạt điều. Sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng mạnh, như thịt gia cầm đạt 1,3 triệu tấn, tăng 15% (tăng 145 nghìn tấn), trứng gia cầm tăng 12% (tăng 1,4 tỉ quả)...

Trong năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng dư địa xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản ra thị trường quốc tế, đặc biệt là sáng kiến “đặt hàng” các vị đại sứ, tham tán  kinh tế của nước ngoài ở Việt Nam và của Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài đã mang lại nhiều kết quả khả quan.Nhiều khó khăn của  một số thị trường truyền thống về xuất nhập khẩu hàng hóa như Trung Quốc, Mỹ, EU… đã được tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đặc biệt, Việt Nam đã khơi thông được thị trường, chuyển hướng xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết,  Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang, phân tích, xu thế hiện nay, việc xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc đặt ra nhiều tiêu chí về chất lượng; truy xuất hàng hóa. Với những tiêu chí này, đối với doanh nghiệp Việt Nam cũng phải có những chuyển hướng để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu vào Trung Quốc, như TH là doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu sang thị trường này.

Với lợi thế trái cây vùng nhiệt đới, nhiều loại hoa quả có giá trị của Việt Nam như Thanh long, Xoài, Chôm chôm, Vải… cũng đã được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc...; đồng thời thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến đi Nhật Bản; xuất khẩu lợn sữa vào Malaysia, Hồng Kông; xuất khẩu mật ong đi EU, Hoa Kỳ.

 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ năm nay ghi nhận mức tăng kỷ lục

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, việc triển khai thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mang lại nhiều cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 8,0%, vượt kế hoạch đề ra (6,0%). Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ năm nay ghi nhận mức tăng kỷ lục – đạt trên 11 tỉ USD, vượt mục tiêu đề ra.

Nhìn chung, năm 2019 mặc dù khó khăn về thị trường, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm từ 10 - 15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2019 dự kiến đạt 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,2% so với với năm 2018. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 10,4 tỷ USD, tăng 19,3% so với năm 2018. Tiếp tục duy trì 8 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Kết quả xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2019 góp phần quan trọng đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt mức 514 tỷ USD, ghi nhận một kỷ lụcmới của nền kinh tế. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 262,5 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 248,5 tỷ USD, xuất siêu lên tới gần 11 tỷ USD.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường 

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phân tích rõ những khó khăn, thách thức và bối cảnh chung của quốc tế đặt ra đối với ngành nông nghiệp nước nhà. Tuy nhiên, dưới sự điều hành chung của Chính phủ, đặc biệt bà con nông dân và doanh nghiệp đã thích ứng rất tốt, nên xuất khẩu nông lâm thủy sản đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Về vấn đề kinh nghiệm rút ra, Bộ trưởng khẳng định một bài học rút ra là chúng ta phải "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Một quy luật tất yếu là, thị trường luôn biến đổi, không ổn định. Vì vậy, chúng ta phải có giải pháp ứng phó kịp thời, trong đó giải pháp quan trọng là phải đồng lòng, từ trục Chính phủ, các cơ quan Chính phủ đến trục doanh nghiệp và trục người dân cùng đồng hành.  

Kỳ vọng ngành nông nghiệp tiếp tục bứt phá trong năm 2020

Như vậy, ngành Nông nghiệp đã khép lại năm 2019 với kết quả hoàn thành và vượt ¾ chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Riêng trong lĩnh vực xuất khẩu nông lâm thủy sản, những con số biết nói đã cho thấy sự khởi sắc, vươn lên mạnh mẽ của ngành đồng thời, mở ra những vận hội lớn cho quá trình tăng tốc phát triển trong năm 2020. Để làm rõ vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, về kỳ vọng của đại biểu đối với ngành nông nghiệp trong năm 2020.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Phóng viên: Thưa đại biểu, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại Kỳ họp 8, Quốc hội khóa XIV, là một trong nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xin đại biểu cho biết cụ thể về nội dung chất vấn?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, tôi đã có câu hỏi chất vấn trực tiếp đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cử tri thấy rõ hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản mấy năm qua rất khởi sắc. Vì vậy, đề nghị Bộ trưởng cho biết những kết quả xuất khẩu trong năm 2019 và những kinh nghiệm rút ra để có thể làm tốt hơn, hiệu quả hơn hoạt động xuất khẩu trong những năm tới.

Phóng viên: Ngay sau khi nhận được câu hỏi chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có phần trả lời trước nghị trường Quốc hội. Đại biểu có đồng tình với phần trả lời của Bộ trưởng?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Qua phần trả lời của Bộ trưởng, có thể thấy năm 2019, chúng ta đã thành công và thắng lợi lớn trong xuất khẩu thủy sản, hoa quả,… Những con số biết nói đã cho thấy một bức tranh đầy khởi sắc trong xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Kết quả này đã góp phần vào thắng lợi của xuất khẩu Việt Nam 2019, giúp nước ta cán mốc xuất khẩu đạt 517 tỷ đô la Mỹ.

Tôi rất hài lòng và cũng nói thêm là tôi rất vui vì những con số đó. Vì như chúng ta đã biết, Việt Nam là nước chủ yếu nhất vẫn là kinh tế nông nghiệp, lâu nay chúng ta có nhiều đặc sản nhưng lại không xuất khẩu ra các nước. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực rất bền bỉ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong nhiều năm qua, năm 2019 chúng ta đã đạt được kết quả mĩ mãn như vậy.

Phóng viên: Với một loạt những kết quả đạt được trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2019 của ngành Nông nghiệp, đại biểu ấn tượng nhất với thành tựu nào?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Tôi ấn tượng với 2 nhóm sản phẩm. Tôi cho là đặc biệt: Nhóm thứ nhất, là hoa quả. Như vậy, chỉ trong năm 2019 chúng ta đã biết quả vải được xuất khẩu đi nhiều nước; và các sản phẩm hoa quả khác cũng không kém phần khởi sắc như: na, bưởi, xoài, thanh long,…đã được xuất khẩu nhiều nước trên thế giới.

Nhóm thứ hai là gỗ. Số liệu hiện nay cho thấy, cả nước xuất khẩu được 11 tỷ đô la Mỹ. Đây là con số cao chưa từng thấy, được bạn bè quốc tế đánh giá cao, các nước trong khu vực và thế giới ngưỡng mộ.

Phóng viên: Năm 2019 đã kết thúc, đại biểu đặt kỳ vọng, niềm tin gì vào ngành nông nghiệp trong năm 2020?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Tôi có rất nhiều hy vọng vào ngành nông nghiệp trong năm mới 2020. Niềm tin và hy vọng này là hoàn toàn có cơ sở bởi vì thực tế cho thấy, từ năm 2016 cho đến nay thì nông nghiệp của chúng ta đã phát triển không ngừng, với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong đó, quan trọng nhất là đã tạo ra chuỗi giá trị trong sản xuất. Với đà đó, chúng ta hoàn toàn có niềm tin trong năm 2020 và những năm tới nông nghiệp của chúng ta sẽ vươn cao vươn xa với nhiều sản phẩm ngon, đặc sắcvà sẽ xuất khẩu ra nhiều nước, nhiều thị trường khó tính hơn nữa.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Đồng tình và đánh giá cao những thành tựu trong xuất khẩu nông lâm thủy sản của ngành nông nghiệp trong năm 2019, đại biểu Nguyễn Anh Trí kỳ vọng và tin tưởng vào những bước đột phá và khởi sắc hơn nữa của ngành nông nghiệp trong năm 2020. Đại biểu cũng tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của tư lệnh ngành, sự đồng lòng ủng hộ của Chính phủ và người dân, một tương lai không xa, Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất với nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đứng hàng đầu thế giới./.

Lê Anh