Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 71da55a1-59fb-90f0-c4c5-055dd61ccff3.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TÔ VĂN TÁM: CẦN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỤ THỂ VỀ MỨC PHẠT TIỀN TỐI ĐA TRONG DỰ LUẬT SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

25/02/2020

Theo ĐBQH Tô Văn Tám – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum, việc tăng mức phạt tiền tối đa trong dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính đối với từng lĩnh vực cần phải được nghiên cứu kỹ hơn, nếu cần thiết thì phải đánh giá tác động cụ thể.

Luật Xử lý vi phạm hành chính đang được chuẩn bị đưa ra sửa đổi, bổ sung một số điều, trình kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIV. Dự thảo sửa đổi, bổ sung nội dung của 52/142 điều, sửa kỹ thuật 12/142 điều, bổ sung mới 2 điều, bãi bỏ một số nội dung liên quan đến 5 điều của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Đối với các quy định chung, dự kiến sửa đổi bổ sung một số quy định về giải thích từ ngữ như tái phạm, tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần, về những hành vi bị nghiêm cấm, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính.

Tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 

Đối với vấn đề xử phạt hành chính sẽ bổ sung các nội dung như tăng mức phạt tối đa trong một số lĩnh vực, bổ sung mức phạt tối đa cho một số lĩnh vực chưa được quy định tại điều 24 như tín ngưỡng, tôn giáo, đối ngoại, bảo hiểm thất nghiệp, in, an toàn thông tin mạng. Bổ sung các quy định liên quan đến thẩm quyền xử phạt của các chức danh như tên gọi một số chức danh, bổ sung một số chức danh mới, xem xét xác định lại thẩm quyền xử phạt của một số chức danh, các quy định về thẩm quyền tịch thu tang vật phương tiện vi phạm. Sửa đổi bổ sung việc cấp trưởng có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Các quy định liên quan đến lập biên bản vi phạm hành chính, trình tự thủ tục giải trình, các quy định về chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính.

Vấn đề sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc xác định vi phạm hành chính như mở rộng phạm vi chủ thể được quản lý, sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xác định vi phạm hành chính, quy trình chuyển hóa kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị do cá nhân, tổ chức cung cấp thành chứng cứ để xác định vi phạm hành chính, mở rộng lĩnh vực được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính bao gồm trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, cứu nạn cứu hộ, hoặc lĩnh vực khác do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Tăng thời hạn ra quyết định xử phạt nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Bổ sung quy định về việc hoãn thi hành quyết định hành chính đối với tổ chức. Bổ sung một số biện pháp cưỡng chế mới trong thi hành quyết định xử phạt hành chính.

 Đại biểu Tô Văn Tám – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum

Theo Đại biểu Tô Văn Tám – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum, các nội dung sửa đổi bổ sung như vậy là cần thiết, tuy nhiên đối với vấn đề mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực cần có nhìn nhận một cách toàn diện hơn.

So với Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, dự thảo được sửa đổi theo hướng tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực: đó là giao thông vận tải đường bộ, phòng chống tệ nạn xã hội, cơ yếu, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia, giáo dục, điện lực, bảo vệ người tiêu dùng, quản lý công trình thủy lợi, báo chí, kinh doanh bất động sản. Bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của 6 lĩnh vực: tín ngưỡng, đối ngoại, cứu nạn, cứu hộ, in, an toàn thông tin mạng, sở hữu trí tuệ, và sửa đổi tên một số lĩnh vực, như lĩnh vực sản xuất kinh doanh giống cây trồng thành trồng trọt; sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi thành chăn nuôi… Vấn đề đặt ra ở đây là cần làm rõ sự cần thiết phải tăng mức phạt tối đa.

Theo như Báo cáo tổng kết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính cho thấy, quá trình thực hiện không có khó khăn vướng mắc đến mức phạt tiền tối đa, phải chăng ý tưởng ở đây là nhằm tăng tính răn đe, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức, nếu vậy cần có giải trình phân tích cụ thể, nhất là đánh giá tác động của nó đến xã hội, để tăng tính thuyết phục cho ý tưởng này, cũng cần cân nhắc thêm vấn đề là, mức tăng phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực này cho thấy, đã cao hơn mức tối thiểu của khung phạt tiền được Bộ Luật hình sự quy định đối với các tội ở cùng lĩnh vực.

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám cũng cho rằng, để xem xét vấn đề này cần làm rõ hai vấn đề là: thứ nhất là các quy định về phạt tiền trong Bộ luật hình sự có phải là cơ sở cho việc xác định mức phạt tiền trong lĩnh vực hành chính hay không; thứ hai là tính khả thi của việc tăng mức phạt tối đa như vậy.

Mặt khác cần lưu ý, ngoài hình thức phạt tiền, biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo tính răn đe và giái dục của việc xử phạt vi phạm hành chính là thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc: “mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”. Bởi vậy, việc tăng mức phạt tiền tối đa trong từng lĩnh vực cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, nếu thực sự cần thiết thì phải đánh giá tác động cụ thể, trên cơ sở đảm bảo hài hòa, trong mối tương quan về mức độ nguy hiểm của từng nhóm hành vi vi phạm và sự đồng bộ thống nhất trong các quy định pháp luật có liên quan./.

Trọng Quỳnh