Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 901768a1-4966-90f0-c4c5-047d37702a46.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM NHƯ HIỆP: GIẢI PHÁP NÀO CHO TÌNH TRẠNG NHIỀU SINH VIÊN THẤT NGHIỆP SAU KHI RA TRƯỜNG?

26/03/2020

Đại biểu Quốc hội Phạm Như Hiệp, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế, có văn bản chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ về giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phạm Như Hiệp, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế do Tổng Thư ký Quốc hội chuyển đến tại Công văn số 1237/TTKQH-GS ngày 30/10/2017. Theo đại biểu Phạm Như Hiệp, qua tiếp xúc cử tri, nhiều cử tri cho rằng: tỷ lệ sinh viên ra trường bị thất nghiệp rất cao, đặc biệt là sinh viên các trường đại học. Các trường cao đẳng, trung học nghề thì chương trình đào tạo còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết, trong chiến lược cải cách giáo dục và đào tạo, cần phải làm gì để khắc phục tình trạng trên?

 Đại biểu Quốc hội Phạm Như Hiệp, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế

Bên cạnh đó, Đại biểu Phạm Như Hiệp cũng phản ánh tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra tại các trường phổ thông đang là vấn đề được sự quan tâm, lo lắng của cử tri. Đại biểu Phạm Như Hiệp đề nghị Bộ trưởng cho biết làm thế nào để chấm dứt hiện tượng này. 

Sau khi nhận được văn bản chất vấn, ngày 01/11/2017, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Phạm Như Hiệp. Theo kết quả thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong số gần 5 triệu người có trình độ đại học trở lên trong độ tuổi lao động (15-60 tuổi) thì có 183 ngàn người thất nghiệp (quý II/2017), chiếm tỷ lệ 3,63%. 

Để có cơ sở đánh giá tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm việc không đúng ngành nghề được đào tạo, năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các cơ sở đào tạo báo cáo về số sinh viên tốt nghiệp năm 2015. Theo đó, số liệu của 5 ngành học có số sinh viên tốt nghiệp nhiều như sau: 

Như vậy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao hơn nhiều so với tỷ lệ sinh viên chưa có việc làm. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm là: 

- Việc quy hoạch phát triển nhân lực, dự báo nhu cầu nhân lực của các địa phương, bộ/ngành còn mang tính hình thức, chưa sát thực tế; công tác hướng nghiệp, phân luồng đối với học sinh sau trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) còn chưa thực sự hiệu quả.

- Thị trường lao động bị hạn chế do nhiều doanh nghiệp phải giải thể, tái cấu trúc, nên nhu cầu nhân lực cũng giảm mạnh. 

- Xã hội vẫn tồn tại tâm lý “chuộng bằng cấp”, còn phổ biến thói quen “đi xin việc”, “tìm việc” sau khi tốt nghiệp ra trường vào các cơ quan nhà nước, ở tại các thành phố lớn mà chưa có ý chí, hoài bão “tự thân lập nghiệp”, tự mình tạo ra việc làm cho bản thân và xã hội. 

- Nhìn ở góc độ đào tạo có thể kể đến một số nguyên nhân như sau: Điều kiện đảm bảo chất lượng của một số cơ sở đào tạo chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; việc rèn luyện các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao trình độ ngoại ngữ và hoạt động xã hội...) cho người học ở một số cơ sở đào tạo chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao; một số ngành đào tạo chưa thực sự gắn kết với nhu cầu thị trường lao động. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh, hiệu quả để thu hút nguồn lực của toàn xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục đại học trong khi nguồn lực từ ngân sách nhà nước vừa thiếu vừa dàn trải, còn mang tính bình quân. Học phí thấp dẫn đến suất đầu tư/sinh viên thấp khiến cho các trường không có đủ nguồn lực tập trung nâng cao chất lượng đào tạo. 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai một số giải pháp sau:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người học và xã hội về cách lựa chọn ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với khả năng và nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao nhận thức đối với nhà trường và người học về đào tạo và tự tích luỹ toàn diện về trình độ chuyên môn (lý thuyết nền tảng, kiến thức thực tế và kỹ năng làm việc), ngoại ngữ, kỹ năng mềm để tăng cơ hội tìm được việc sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên để nuôi dưỡng ý chí và hoài bão “tự thân lập nghiệp”; nâng cao nhận thức của khối doanh nghiệp về sự cần thiết phải hợp tác và hỗ trợ cơ sở đào tạo. 

- Đẩy mạnh công tác phân luồng, định hướng giáo dục tiếp cận nghề nghiệp cho học sinh ngay từ cấp THCS, THPT để góp phần hình thành nguồn nhân lực theo quy mô, cơ cấu nghề nghiệp, trình độ đào tạo đảp ứng nhu cầu cơ cấu nhân lực cần sử dụng của thị trường lao động. 

- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các sở giáo dục, đào tạo, các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động, các nghệ nhân, doanh nhân trong công tác đào tạo, tư vấn huớng nghiệp cho học sinh, sinh viên; cung cấp thông tin về thị trường lao động cho học sinh để các em lựa chọn ngành, nghề phù hợp. Thực tế cho thấy đã có sự chuyển biến về nhận thức của học sinh trong việc lựa chọn ngành nghề và hướng đi phù hợp với năng lực của mình. 

- Khảo sảt tỷ lệ việc làm hàng năm, làm căn cứ để xác định chỉ tiêu tuyển sinh để các cơ sở đào tạo nghiên cứu, điều chỉnh cơ cấu ngành đào tạo, chỉ tiêu đào tạo, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng. Công bố tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp là bắt buộc hằng năm đối với các trường, là một trong các căn cứ để xác định chỉ tiêu tuyển sinh. 

- Quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học theo tiêu chuẩn chât lượng để hệ thống hoạt động hiệu quả. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thiện dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời, đề nghị các bộ, ngành và địa phương rà soát lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học; dừng tiếp nhận hồ sơ nâng cấp, thành lập mới các trường đại học, cao đẳng sư phạm. 

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực chỉ đạo việc triển khai các hoạt động của Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng chuẩn giảng viên sư phạm; tiêu chuẩn và quy trình lựa chọn giảng viên sư phạm chủ chốt; ban hành và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 

- Mở rộng giao quyền tự chủ, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học năng động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 và đề xuất giải pháp đẩy mạnh tự chủ đại học. Trên cơ sở Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định quy định về cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập. 

- Quốc tế hoá các chuẩn chất lượng (quy chế đào tạo, chuẩn kiếm định,…), tiệm cận chuẩn quốc tế: Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học. Triển khai hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương với nước ngoài về hợp tác giáo dục; thí điểm mô hình giáo dục của một số nước có nền giáo dục tiên tiến; liên kết đào tạo với nước ngoài; mời chuyên gia, giảng viên nước ngoài đến trường giảng dạy và nghiên cứu; ký kết và triển khai hợp tác với các tổ chức quốc tế. Trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, theo đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam; triển khai thực hiện kế hoạch hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai xây dựng và hoàn thiện dự thảo Đề án quốc tế hóa giáo dục đại học, trình Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2017. 

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Triển khai thực hiện các chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao; chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến được nhiều trường đại học quan tâm phát triển. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quôc tế, trình Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt.

- Tăng cường kiểm định chất lượng đào tạo, khuyến khích tham gia kiểm định và xếp hạng quốc tế; công khai kết quả kiểm định, xếp hạng: Trong các năm 2016, 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định mới về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo theo tiếp cận xu hướng mới của Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA), trong đó quy định rõ về việc sử dụng kết quả kiểm định chất lượng giáo dục. 

Về tình trạng lạc hậu của các chương trình đào tạo tại các trường cao đẳng, trung học nghề, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 03/9/2016 của Chính phủ đã thống nhất giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước đối với các trường sư phạm. Vì vậy, nội dung chất vấn của Đại biểu thuộc chức năng nhiệm vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Về tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra tại các trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, do đặc điểm về thể chất và tâm lý, học sinh đang trong giai đoạn phát triển mạnh, hiếu động và muốn tự khẳng định mình; một số em chưa đuợc trang bị đầy đủ các kỹ năng sống cơ bản để thích nghi với đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay đổi; các hành vi bạo lực xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội cũng có tác động tiêu cực đến các em học sinh; một số gia đình còn thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục con em, cá biệt có gia đình còn phó mặc cho nhà trường; sự phối hợp của chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội trong việc giáo dục học sinh chưa chặt chẽ và chưa thực sự hiệu quả…

Về phía nhà trường, nội dung chương trình giáo dục đạo đức công dân còn nặng về lý thuyết, thiếu hướng dẫn ứng xử trong những tình huống cụ thể; việc giáo dục kỹ năng sống chưa thực sự đi vào chiều sâu và thiếu các điều kiện cần thiết để triển khai. Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh chưa đáp ứng yêu cầu. Việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh, đảm bảo môi trường an toàn cho học sinh học tập, rèn luyện chưa hiệu quả. 

Để khắc phục tình trạng bạo lực học đường rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội để xây dựng môi trường giáo dục nhà trường, môi trường giáo dục gia đình và môi trường xã hội lành mạnh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục thực hiện đồng bộ các giải pháp về giáo dục, tuyên truyền, quản lý và tăng cường phối hợp với các ngành chức năng để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau, cụ thể: 

1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp Iuật, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống bạo lực học đường. 

2. Rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm kiểm soát và giảm thiểu bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên.

- Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ứng xử văn hóa trong trường học. 

- Xây dựng Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021. 

- Ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông (hiện đang xin ý kiến rộng rãi của xã hội).

- Xây dựng Đề án phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp trong học sinh, sinh viên. 

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu về khoa học giáo dục; học tập kinh nghệm quốc tế trong lĩnh vực phòng chống bạo lực học đường, thực hiện kỷ luật trường học.

3. Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành triển khai công tác giáo dục phổ biến pháp luật, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh.

- Phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn phổ biến giáo dục pháp luật; đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục; triển khai hiệu quả các chương trình phối hợp liên ngành nhằm hỗ trợ giáo dục học sinh. 

- Phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo triển khai hiệu quả Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BCA-BGDĐT ngày 28/8/2015 của Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục. Chỉ đạo các nhà trường phải chủ động phối hợp với Công an địa phương xây dựng quy chế phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống bạo lực học đường. Tổ chức giao ban an ninh, trật tự trường học khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 

- Tiếp tục xây dựng, thẩm định tài liệu chuẩn về giáo dục kỹ năng sống; thực hành đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, văn hóa giao thông để sử dụng trong các nhà trường. 

- Cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên quan tâm, nắm bắt tình hình tư tưởng, đạo đức học sinh, có giải pháp hỗ trợ và tháo gỡ những bức xúc trong học sinh kịp thời; phối hợp với các tổ chức Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ ở địa phương và gia đình để nắm bắt diễn biến tâm tư, tình cảm của các học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt để cùng phối hợp giáo dục học sinh và ngăn ngừa tình trạng bạo lục học đường. 

Nghĩa Đức

Các bài viết khác