Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 581868a1-29b8-90f0-c4c5-0d562549131c.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ PHÚC CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ LÊ VĨNH TÂN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

27/03/2020

Ngày 07/12/2016, Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trả lời chất vấn ĐBQH Nguyễn Thị Phúc - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận về chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác cán bộ.

Tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội kóa XIV, ĐBQH Nguyễn Thị Phúc - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận có văn bản chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác cán bộ.

Theo ĐBQH Nguyễn Thị Phúc, thực tế hiện nay đang có sự thiếu công bằng trong thụ hưởng tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức các cấp, các ngành. Cụ thể: Cũng là cán bộ, công chức nhưng phụ cấp công vụ ngành có, ngành không, cũng là cán bộ khối Đảng, đoàn thể nhưng phụ cấp 30%, cấp xã, phường không có. Cũng là những ngành đặc thù như y tế, giáo dục nhưng thâm niên ngành nhưng ngành có thâm niên ngành lại không được hưởng. Chính sách lương cán bộ cơ sở quá thấp, thậm chí cán bộ bán chuyên trách chưa có chế độ lương, chỉ có phụ cấp với mức rất thấp, không bảo đảm cuộc sống đã tạo ra sự bất hợp lý trong thực hiện chính sách tiền lương. Cử tri đặt câu hỏi rằng: Tại sao cũng đều là cán bộ, công chức như nhau nhưng sao lại có sự bất hợp lý như vậy, sự bất hợp lý kéo dài nhiều năm, cử tri kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được quan tâm, giải quyết? Với trách nhiệm là Bộ trưởng, chắc chắn Bộ trưởng đã thấy sự bất hợp lý này, nhưng sao lại để kéo dài như vậy. Trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu và Bộ trưởng làm gì để sớm giải quyết tình trạng nêu trên?

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Tài chính, Chi thường xuyên chiếm 64% trong tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm nhưng thu nhập của cán bộ còn rất thấp, điều đó cho thấy bộ máy Nhà nước của chúng ta là quá cồng kềnh. Mặt khác, một số cơ quan, đơn vị giữa khối Đảng và Nhà nước ở 1 cấp đang có sự chồng lấn về nhiệm vụ và đối tượng quản lý. Được biết hiện nay Bộ Nội vụ đang triển khai đề án tinh giản biên chế và đề án vị trí việc làm. Với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng đã có những giải pháp như thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác cán bộ để khắc phục tình trạng như đã nêu trên?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Phúc - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận

Trả lời chất vấn ĐBQH Nguyễn Thị Phúc về chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, đối với vấn đề phụ cấp đặc thù ngành, nghề (phụ cấp công tác đảng, phụ cấp thâm niên nghề,...) và phụ cấp hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã có công văn số 4689/BNV-TL ngày 04 tháng 11 năm 2014 trả lời Đại biểu tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII.

Về hoàn thiện chính sách tiền lương trong thời gian tới, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân khẳng định, căn cứ các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 2 thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2016-2020, trong đó dự kiến bố trí nguồn để điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi đối với người có công tăng khoảng 7%/năm.

Chính sách tiền lương là vấn đề lớn, nhạy cảm, phức tạp, tác động trực tiếp đến đời sống của hàng triệu người hưởng lương và trợ cấp. Xác định đúng và làm tốt vấn đề này sẽ tạo động lực phát triến kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ. Vì vậy, vấn đề tiền lương luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, từ năm 1999 đến nay, Ban cán sự đảng Chính phủ đã trình 5 Hội nghị Trung ương về cải cách tiền lương (Hội nghị TW7 khóa VIII, năm 1999; Hội nghị TW8 khóa IX, năm 2003; Hội nghị TW6 khóa X, năm 2008; Hội nghị TW5, năm 2012 và TW7 khóa XI, năm 2013).

Thực hiện phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đang phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người laọ động trong các doanh nghiệp trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XII (tháng 5/2018) theo định hướng của Đảng như sau:

Điều chỉnh mức lương tối thiểu khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo lộ trình tiến tới bảo đảm nhu cầu tối thiếu của người hưởng lương gắn với đổi mới hoạt động sự nghiệp công và phù hợp với khả năng nền kinh tế. Điều chỉnh mức lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp nhanh hơn để đạt mức nhu cầu tối thiểu.

Nghiên cứu mở rộng quan hệ lương tối thiểu - trung bình - tối đa cho phù hợp với quan hệ thị trường; trên cơ sở đó, hoàn thiện hệ thống thang, bậc lương và các chế độ phụ cấp theo hưởng: Áp dụng một bảng lương chung, thực hiện chính sách đặc thù ngành nghề bằng chế độ phụ cấp bảo đảm hợp lý giữa các ngành, nghề.

Đổi mới cơ chế hoạt động, tài chính (trong đó có tiền lương) đối với khu vực sự nghiệp công lập theo hướng đơn vị sự nghiệp được thu phí (giá) dịch vụ tính đủ tiền lương và từng bước tính đủ các chi phí khác; đơn vị sự nghiệp hạch toán thu - chi (không vì mục đích lợi nhuận), trên cơ sở đó nâng cao chât lượng, phát triển hoạt động để vừa phục vụ tốt hơn nhu cầu của xã hội, vừa tự cân đối nguồn thu (nguồn từ ngân sách nhà nước thanh toán cho các đối tượng chính sách và cho các dịch vụ không có thu mà Nhà nước phải bảo đảm; nguôn do đôi tượng thụ hưởng chi trả).

Nghiên cứu tách chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công theo lộ trình hợp lý.

Về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác cán bộ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, Bộ nội vụ đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân

Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Bộ, ngành, địa phương) chưa xây dựng Đề án tinh giản biên chế thì phải khẩn trương xây dựng, phê duyệt Đề án tinh giản biên chế và kế hoạch tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình từ nay đến năm 2021 và của từng năm, trong đó phải xác định tỷ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% so với số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao năm 2015; đối với đơn vị sự nghiệp khuyến khích đấy mạnh chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.

Đối với các Bộ, ngành, địa phương đã phê duyệt Đề án tinh giản biên chế, nhưng kết quả thực hiện tinh giản biên chế còn thấp, cần phải có những giải pháp để thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế được phê duyệt.

Về rà soát chức năng, nhiệm vụ; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện tập trung rà soát, sửa đổi, bãi bỏ các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành không thuộc lĩnh vực tổ chức nhà nước. Từ nay chấm dứt tình trạng đưa các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế vào trong các văn bản pháp luật chuyên ngành không thuộc lĩnh vực tổ chức nhà nước. Tập trung rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc theo nguyên tắc một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì; chuyển một số nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước không cần thiết phải trực tiếp thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả sang các tổ chức ngoài nhà nước đảm nhận.

Bên cạnh đó, tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn mô hình tổ chức của Bộ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; xoá bỏ các tổ chức trung gian. Xem xét hợp nhất các vụ, tổng cục, cục, chi cục; cơ bản không để cấp phòng trong các đơn vị tham mưu thuộc cơ quan Trung ương. Rà soát, sắp xếp, kiện toàn các tổ chức cấu thành của cơ quan, đơn vị theo hướng thu gọn đầu mối, giảm bót khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

Các Bộ, ngành tập trung hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; Các địa phương tập trung rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn; sắp xếp lại mạng lưới các trường, lớp bảo đảm bố trí đủ sỹ số học sinh trên lóp theo các cấp học, bậc học; sắp xếp lại mạng lưới các đơn vị sự nghiệp y tế theo hướng tinh gọn, hiệu quả đúng quy định.

Về việc tăng cường công tác tuyên truyền và thực hiện tinh giản biên chế, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, các Bộ, ngành và các địa phương đã đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người dân.

Kết quả thực hiện tinh giản biên chế hàng năm, gắn với việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nếu không hoàn thành kế hoạch tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải bị xử lý trách nhiệm về Đảng, Nhà nước.

Thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, đến nay Bộ Nội vụ đã hoàn thành việc thẩm định Đề án vị trí việc làm và phê duyệt danh mục vị trí việc làm của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 20 Bộ, cơ quan ngang Bộ (không tính Bộ Công an và Bộ Quốc phòng). Đây là cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện bản mô tả công việc và khung năng lực của các vị trí việc làm thuộc phạm vi quản lý của mình. Đanh mục vị trí việc làm không chỉ là căn cứ để xác định biên chế mà còn là cơ sở để tuyển dụng, nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,... và bố trí công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc.

Đối với việc phê duyệt vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập: Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2016, Chính phủ đã phân cấp thẩm quyền quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người iàm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Cụ thể, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ (đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp bảo đảm chi thường xuyên) được quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở bảo đảm việc làm ổn định và thu nhập cho số lượng người làm việc tăng thêm.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ (đơn vị sự nghiệp do Nhà nước bảo,đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên) thì Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong tổng số người làm việc được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trường hợp tăng thêm số lượng người làm việc so với tổng số người làm việc được cấp có thẩm quyền giao, các bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức", với mục tiêu xây dựng một nền công vụ "Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả", đồng thời tiếp tục nghiên cứu để đổi mới và kiên quyết thực hiện chính sách tinh giản biên chế gắn với công tác đánh giá để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức và tăng cường kỷ luật kỷ cương, Bộ Nội vụ đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 về việc đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua khen thưởng; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2016 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Với trách nhiệm là cơ quan được Chính phủ giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra tại Đe án "Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức", trong đó, tập trung vào nhiệm vụ xác định vị trí việc làm; nâng cao chất lượng tuyển dụng, ứng dụng công nghệ tin học vào công tác tuyển dụng để bảo đảm tối đa nguyên tắc khách quan, công khai minh bạch, công bằng trong tuyển dụng; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh công, chức, viên chức; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ./.

Trọng Quỳnh