Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 652968a1-b956-90f0-c4c5-030b89b0d1fd.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH ĐẶNG NGỌC NGHĨA CHẤT VẤN BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ NHẬP KHẨU NÔNG SẢN VÀ THỰC PHẨM

31/03/2020

Đặt câu hỏi chất vấn trực tiếp tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Nghĩa- Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Bộ Công thương giải trình rõ việc cho nhập khẩu một số mặt hàng như ngô, đậu tương, đường, thịt gà, lợn, bò… có ảnh hưởng gì đến nền nông nghiệp Việt Nam hay không?

Đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Nghĩa- Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, nước ta là một đất nước nhiệt đới, thiên nhiên ưu đãi về nông nghiệp và rất nhiều nông sản xuất khẩu, nhưng những năm gần đây Bộ Công Thương vẫn cho nhập khẩu một số mặt hàng như ngô, đậu tương, đường, thịt gà, lợn, bò … tác động không nhỏ đến kích cầu sản xuất và tiêu nhập của nông dân.

Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Nghĩa đề nghị Bộ trưởng cho biết, nhập khẩu các nông sản và thực phẩm trên có ảnh hưởng gì đến nền nông nghiệp Việt Nam hay không và Việt Nam chúng ta có sản xuất được các mặt hàng kia không? Câu hỏi này đại biểu cũng hỏi đến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và quan điểm của đồng chí trong thời gian tới về vấn đề trên.

Đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Nghĩa- Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Nghĩa- Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế về việc cho nhập khẩu một số mặt hàng như ngô, đậu tương, đường, thịt gà, lợn, bò, Bộ Công thương cho biết:

Bộ Công thương cho biết, mặc dù sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ nhưng một số loại lương thực như lúa mì, ngô, đậu tương,... do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu để sử dụng làm nguyên liệu và chế biến thức ăn chăn nuôi nên vẫn phải nhập khẩu.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô năm 2015 là 7,63 triệu tấn, kim ngạch 1,65 tỉ USD, tăng 60,2% về lượng và 35,9% về kim ngạch so với năm 2014; nhập khẩu đậu tương là 1,71 triệu tấn, kim ngạch 764 triệu USD. tăng 12,3% về lượng nhưng giảm 12,5% về kim ngạch do giá nhập khẩu giảm; trong 10 tháng năm 2016, nhập khẩu ngô là 6,77 triệu tấn, kim ngạch 1,34 triệu USD, tăng 17,7% về lượng và 5,8% về kim ngạch so với cùng kỳ; nhập khẩu đậu tương là 1,24 triệu tấn, kim ngạch 524 triệu USD, giảm 9,2% về lượng và 15,8% về kim ngạch.

Hiện nay, ngô là loại cây nông nghiệp có diện tích thu hoạch lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau lúa gạo), tuy nhiên do ngô được trồng tại các vùng có thổ nhưỡng không thuận lợi (đất cằn, khô hạn, thiếu nước tưới tiêu…) nên sản lượng tương đối thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam; do đó hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu ngô, đậu tương… để phục vụ cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi.

Theo Bộ Công thương, trong thời gian tới nên chuyển dịch một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô để phục vụ chăn nuôi; khuyến khích chế biến bột cá và các nghiên cứu tạo nguyên liệu mới như thức ăn bổ sung, thức ăn phụ gia, mùi màu, vị; về lâu dài, cần nhanh chóng quy hoạch tổng thể vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đồng bộ với quy hoạch phát triển chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi bền vững, ổn định

Đối với ngành chăn nuôi, thời gian qua Việt Nam cũng đã có bước phát triển tích cực với mức tăng trưởng sản lượng dao động trong khoảng 1-3%/năm, dự kiến sản lượng thịt các loại sẽ đạt mức 4 triệu tấn vào năm 2019; tuy nhiên, mức tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là thịt trâu bò và thịt gia cầm.

Theo Bộ Công thương, trong thời gian tới, cần phải tập trung xây dựng quy mô doanh nghiệp lớn (liên kết các khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình) thiết kế mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ cạnh tranh về giá; quy hoạch chăn nuôi theo vùng dựa trên lợi thế địa lý của từng khu vực…

Bộ Công thương cũng cho biết, theo phân công phối hợp giữa các Bộ, ngành, lĩnh vực đàm phán hợp tác về thú y, bảo vệ thực vật và quản lý chất lượng nhập khẩu các mặt hàng nêu trên (ngô, đậu tương, thịt các loại) được giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có những thông tin chi tiết hơn về vấn đề này./.

Thu Phương

Các bài viết khác