Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 41ca68a1-291e-90f0-c4c5-00a7c4863318.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: TRIỆU TRÁI TIM HƯỚNG VỀ KHÚC RUỘT MIỀN TRUNG

09/11/2020

Thời gian qua, khi “khúc ruột miền Trung” đang bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng bão chồng bão, lũ chồng lũ, người dân sống trong muôn vàn khó khăn, thì hàng triệu triệu trái tim đang cùng một nhịp đập hướng về miền Trung thân yêu với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” với nghĩa đồng bào thiêng liêng.

Thiên tai khốc liệt tại miền Trung gây thiệt hại nặng nề

Tình người trong bão lũ

Vốn chịu nhiều thiên tai bão lũ… thế nhưng năm nay, dường như thiên tai lại dồn dập và khốc liệt hơn cả… Những cơn bão liên tiếp ập xuống dải đất miền Trung, kéo theo bao tang thương hoang tàn trong biển nước, mất nhà cửa, tài sản, con người cứ lan rộng dần ở nhiều nơi. Từ Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam rồi ra tới Quảng Bình, Hà Tĩnh… Người dân miền Trung vốn có nhiều kinh nghiệm trước thiên tai, nhưng năm nay, gồng mình chống chọi với những cơn lũ dữ, bà con vẫn phải chịu đựng nhiều thiệt hại nặng nề.

Ông Trần Văn Dù, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình chia sẻ, “ …Nước lũ lên kỷ lục lịch sử từ trước đến nay gây khó khăn rất nhiều cho bà con nơi đây. Trong 4 ngày này, bà con chủ yếu ăn lương khô còn bếp núc lụt hết rồi…”.

Tại, thôn Trung Đơn, xã Hải Định, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, bà Phan Thị Mai, cho biết: “ … Lụt đợt này trôi hết đồ do không có thuyền ghe để chuyển tài sản đi. Trong nhà có 1 đứa con dại mới sinh, bây giờ cuộc sống quá khó khăn, nước lụt cao mà bếp không có để nấu, ga không đưa vào được, cả gia đình ngồi trên gác xép có gì ăn nấy. Kính mong các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ...”

Đau thương càng thêm chất chồng khi số người mất tích, hy sinh vì bão, lũ ngày một tăng. Đó là nỗi xót xa mang tên Rào Trăng 3 (Thừa Thiên-Huế) khi 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh, nhiều công nhân chết và mất tích vì lũ, sạt lở. Sự mất mát chưa kịp nguôi ngoai thì thông tin về 22 cán bộ, chiến sĩ bị vùi lấp vì sạt lở ở Quảng Trị lại “bồi” thêm nỗi đau quá lớn.

Khi công tác cứu nạn tại Rào Trăng 3 đang được tiến hành khẩn trương thì đồng bào cả nước lại một lần nữa bàng hoàng và đau đớn khi 55 người bị vùi lấp do liên tiếp do 2 vụ sạt lở đất tại huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam. Tính đến 14 giờ chiều nay 30/10, sau những lỗ lực cứu nạn không biết mệt mỏi thì lực lượng cứu hộ đã đưa được toàn bộ 33 người bị thương đi cấp cứu, tìm thấy 8 thi thể, còn mất tích 14 người. Các cơ quan chức năng đang khẩn trương tìm kiếm những người mất tích còn lại.

Theo số liệu thống kê, từ cuối tháng 9 đến nay, mưa lũ lớn lịch sử, kéo dài, bão số 9 có cường độ mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi rộng, sức tàn phá rất lớn nên đã gây thiệt hại nặng nề. Cụ thể, về người: 235 người chết và mất tích (riêng bão số 9: 80 người); về nhà ở: Trên 201.000 ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng, tốc mái (riêng bão số 9 là trên 177.000 ngôi nhà); về giao thông: Trên 1,8 triệu m3 đất, đá sạt lở (riêng bão số 9 làm sạt lở 744.000 m3), gây chia cắt nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch, cả quốc lộ, tỉnh lộ và các đường liên thôn, liên xã, gây khó khăn lớn cho công tác cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn.

Sơ bộ ước tính thiệt hại về kinh tế là khoảng 17.000 tỷ đồng, trong đó riêng thiệt hại do bão số 9 là hơn 10.000 tỷ đồng (chưa kể nhiều cơ sở hạ tầng và hàng trăm km đê điều, kênh mương, bờ sông, bờ biển bị hư hỏng, sạt lở).

Thế nhưng đồng bào miền Trung không đơn độc chống chọi với thiên tai. Truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, tương than tương ái của dân tộc ta mỗi khi đồng bào gặp hoạn nạn lại được thổi bùng  lên và lan tỏa mạnh mẽ. Những ngày qua, triệu triệu tấm lòng đều hướng về miền Trung thân yêu. Để hỗ trợ các tỉnh miền Trung khắc phục thiên tai, Thủ tướng Chính phủ - Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt 2 đợt hỗ trợ cứu đói cho nhân dân các tỉnh miền Trung bị thiên tai, mưa lũ. Tổng số gạo là 11.500 tấn gạo. hỗ trợ lương khô, chuẩn bị cơ số thuốc dự phòng, ngành Y tế cử cán bộ hướng dẫn người dân bảo đảm vệ sinh an toàn sau lũ. Thủ tướng cũng đồng ý với đề  xuất xuất cấp phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, đặc biệt là phương tiện nhỏ cấp thiết để  cứu dân mắc kẹt ở vùng chia cắt, sử dụng an toàn, hiệu quả cho lâu dài. Đồng thời, Thủ tướng đồng  ý hỗ trợ các tỉnh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hơn 1000 tỷ đồng để cứu trợ khẩn cấp cho người dân vùng lũ, thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn, an sinh xã hội theo chế độ, chính sách của nhà nước.

Đồng bào cả nước hướng về miền Trung

Hướng về miền Trung, chính quyền và nhân dân khắp mọi miền đã và đang có nhiều hành động thiết thực. Ở nhiều cuộc họp, đại hội, lễ kỷ niệm, giải thi đấu thể thao, thậm chí là chào cờ đầu tuần, Ban Tổ chức đã phát động ủng hộ miền Trung, để có thêm nguồn lực chia sẻ, giúp đỡ  đồng bào bị  ảnh hưởng bởi thiên tai. Nơi thì cán bộ, công nhân viên chức ủng hộ mỗi người 1 ngày lương, có địa  phương thì cộng đồng doanh nghiệp huy động được tới hàng trăm tỷ đồng….

Mỗi ngày, những con số “yêu  thương” ấy lại tăng lên, góp nguồn lực đáng kể hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai bão lũ sớm vượt qua cảnh màn trời chiếu đất, sớm ổn định cuộc sống. Tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách còn là sự chung tay góp sức của các văn nghệ sĩ, ca sĩ và những người nổi tiếng. Đặc biệt lần này, là sự góp sức to lớn của các ca sĩ ngôi sao. Đã có hàng trăm tỉ đồng do các nghệ sĩ đứng ra quyên góp. Đơn cử như vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên – Công Vinh, chỉ trong một thời gian ngắn đã quyên góp được hơn 150 tỉ đồng tiền mặt và nhiều hiện vật để hỗ trợ bà con chịu ảnh hưởng bởi Bão, lũ.

Phải 3 tháng nữa, chúng ta mới đón Tết Nguyên đán, tuy nhiên những ngày này, tại nhiều vùng quê đã “nổi lửa” nấu bánh chưng xanh, bánh tét. Nhưng không phải để đón Tết cổ truyền của dân tộc mà  đang hướng về miền Trung ruột thịt, ngoài bánh chưng ra họ còn tập trung chuẩn bị thêm nhiều nhu  yếu phẩm hữu ích với hi vọng người dân có thể sớm vượt qua những khó khăn khi cơn lũ dữ vừa  hoành hành.

Tạm gác lại những công việc bộn bề của chùa, ni sư Thích Tịnh Quán trụ trì chùa Đình Quán đã  cùng bà con phật tử gói những tấm bánh chưng gửi vào miền Trung. Sau một tuần huy động, chùa Đình Quán đã gói được hơn 7.000 chiếc bánh. Những tấm bánh không chỉ được gói bằng  gạo, đỗ mà chan chứa trong đó là tình thương yêu gửi đến bà con

Ngoài góp của, còn góp công. Ngoài gửi gắm vật chất, còn là trao gửi yêu thương. Với tình cảm ấy, ngay khi nước rút, quốc lộ 1A - địa phận Cẩm Xuyên Hà Tĩnh được khơi thông cũng là lúc những  chuyến xe nối đuôi nhau chở hàng cứu trợ cho người dân vùng lũ. 

 Chị Nguyễn Thị Tuyết, xã Ngư Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Và còn hàng nghìn, hàng vạn câu chuyện thiện nguyện như trên đang diễn ra trên cả nước. Kết quả  của việc cả nước chung tay đồng lòng san sẻ với miền Trung thân yêu là rất nhiều bà con từ những  vùng rốn lũ, đến vùng sâu vùng xa bị chia cắt bởi mưa lũ, sạt lở đã được hỗ trợ. Bất kể ngày hay đêm tối, họ đã được giúp đỡ, trao tận tay những nhu yếu phẩm cần thiết để chống chọi với thiên tai, vượt qua hoạn nạn. Và hơn tất cả giá trị vật chất, là tấm lòng, sự yêu thương, là nghĩa đồng bào.

Chị Nguyễn Thị Tuyết, xã Ngư Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, xúc động cho biết: “ … Chúng tôi rất cảm động vì tất cả mọi người đã quan tâm đến bà con vùng lũ chúng tôi. Từ chai nước, quần áo đến thực phẩm, vật dụng,... đều được bà con cả nước chung tay ủng hộ rất kịp thời”.

Mưa đã giảm, bão đã dần tan, nước đang rút dần. Thế nhưng việc khắc phục hậu quả do mưa lũ, sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung còn vô cùng nặng nề. Những con số thiệt hại về người và tài sản chưa thể thống kê hết được. Với nhiều gia đình, mưa lũ đã cuốn trôi, nhấn chìm mọi tài sản và sinh kế của họ. Vì thế, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hãy tiếp tục bằng những hành động thiết thực, cụ thể để hỗ trợ, sẻ chia, giúp đồng bào các tỉnh miền Trung bị thiệt hại trong trận mưa, lũ vừa qua nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống. Khi đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn, nghĩa tình đồng bào, tinh thần tương thân thương ái càng cần được phát huy, lan tỏa và tạo nên một thông điệp mạnh mẽ về sự yêu thương, đùm bọc của người dân Việt Nam.

Chung sức, đồng lòng khắc phục hậu quả sau thiên tai

Những tổn thất nặng nề về người và tài sản do thiên tai ở các tỉnh miền trung hiện đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm, lo lắng của người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, và trong cả cộng đồng,… các hoạt động thiện nguyện, đóng góp của cải vật chất để hỗ trợ đồng bào vùng lũ, lụt đã diễn ra rất sôi nổi. Nhiều nghệ sĩ tên tuổi cũng đã lặn lội vào vùng lũ, chia sẻ khó khăn với đồng bào. Miền Trung sau bão, lũ như cơ thể vừa gượng dậy sau cơn bạo bệnh, tăng lực cho miền Trung là việc vô cùng cần thiết và phải làm ngay. Để có góc nhìn sâu hơn về vấn đề này, Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận quan điểm của Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội:

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn đại biểu Quốc hội Tp. Hà Nội

Phóng viên: Đại biểu đánh giá như thế nào về những khó khăn mà người dân Miền Trung đang phải trải qua khi hứng chịu bão chồng bão, lũ chồng lũ thời gian qua ?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí,  Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp.Hà Nội: Đây phải nói là 1 đợt lụt chồng lụt, bão chồng bão và đã gây ra những thiệt hại hết sức nặng nề. Vùng Lệ Thủy của chúng tôi, qua những người cao tuổi họ nói rằng, 90 năm cho đến 100 năm mới có trận lụt kinh hoàng như thế này và thực tế tôi xem mức nước vào trong nhà tôi thì đúng là chưa hề chứng kiến trận lụt nào to và sâu như vậy. Thực tế cũng đã cho thấy, thiệt hại gây ra do lũ lụt là vô cùng to lớn. Do 1 trận mưa lụt kéo dài cho nên thiệt hại này vừa sâu vừa rộng và rất nặng đặc biệt là hiện tượng sạt lở núi và thiệt hại lần này không những là của cải vật chất mà kể cả tính mạng con người. Đó là 1 thực tế chúng ta thấy được rất rõ, có thể nói, một câu khái quát nhất thiệt hại do đợt lũ lụt lần này là vô cùng nặng nề.

Phóng viên: Thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân với tấm lòng nhân ái người nhiều, người ít hướng về miền Trung thương yêu. Một phong trào thiện nguyện đang trào dâng trong cả nước. Cảm nghĩ của Đại biểu như thế nào trước sự việc này?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Hà Nội: Điều này phản ánh đúng bản chất của con người Việt Nam chúng ta là truyền thống “lá lành đùm lá rách”;  trong khó khăn, hoạn nạn có nhau. Mỗi khi đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn là cộng đồng lại phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung sức và đồng lòng đoàn kết, giúp đỡ.  Truyền thống quý báu của dân tộc này dường như đã in dấu ấn trong huyết quản của người Việt Nam. Chúng ta thấy việc làm thiện nguyện này có xu hướng ngày càng tăng lên, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Điều này, chứng tỏ xã hội ngày càng văn minh hơn. Ðóng góp, cứu trợ đồng bào vùng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ thiên tai là hành động rất cần thiết, cần biểu dương và khuyến khích.

Phóng viên: Cứu trợ người dân trong khi bão lũ ra rất quan trọng, tuy nhiên, công tác khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão, lũ cũng quan trọng không kém. Theo Đại biểu thì các cơ quan chức năng có liên quan cần phải thực hiện những giải pháp gì để công tác tái thiết đạt hiệu quả cao?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Hà Nội: Chúng ta có thể thấy rằng, thiệt hại của đợt lụt bão miền Trung của năm 2020 này phải nói là rất nặng nề. Vì vậy, để khắc phục được thiệt hại sau bão lụt này có thể nói là 1 khối lượng công việc hết sức khổng lồ. Do đó, đòi hỏi phải có sự vào cuộc một cách tổng thể. Thứ nhất, Nhà nước và Chính phủ phải có trách nhiệm và trên thực tế chúng ta thấy Chính phủ đã rất lăn lộn, kịp thời để phòng, chống và hỗ trợ ngay cho nhân dân vùng bão lũ. Thứ hai, là các hoạt động thiện nguyện nói chung cần được tiếp tục phát triển hơn, quy củ hơn và hiệu quả hơn. Thứ ba, cộng đồng bà con nhân dân ở vùng thiên tai phải hết sức nỗ lực, đó là sự nỗ lực của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và của mỗi 1 thôn xóm nhằm tìm cách nhanh chóng khắc phục hậu quả sau lũ. Tóm lại, tất cả phải chung sức chung lòng, quyết tâm vượt qua, tất cả phải vào cuộc mới khắc phục được hậu quả.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Có thể thấy, mỗi khi đồng bào gặp khó khăn, hoạn nạn là cộng đồng lại phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung sức và đồng lòng đoàn kết, giúp đỡ, đó là truyền thống quý báu của dân tộc, đã in dấu ấn trong huyết quản của người Việt Nam. Ðóng góp, cứu trợ đồng bào vùng đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ thiên tai là hành động rất cần thiết, cần biểu dương và khuyến khích. Song khắc phục hậu quả thiên tai cũng cần thiết không kém, vì chúng ta phải làm mới hoặc củng cố hệ thống đường xá, cầu cống, trường học, hệ thống điện, y tế, nhà ở cho gia đình có nhà cửa bị nước lũ cuốn trôi, giúp học sinh tiếp tục đến trường, sinh hoạt hàng ngày và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường…Ðó là những công việc rất lớn nhưng phải hoàn thành, vì chỉ phải giải quyết rốt ráo những công việc đó, chúng ta mới bảo đảm cuộc sống ở vùng bị thiên tai sớm ổn định. Vì thế, hơn lúc nào hết, khi đất nước còn nghèo toàn dân cần chung tay, đoàn kết, đồng lòng, đóng góp sức người, sức của cùng Ðảng, Nhà nước khắc phục khó khăn, để không người dân nào bị bỏ lại phía sau./.

Lê Anh - Trần Tiến